Vinamilk và những tài năng trẻ của Việt Nam
Vừa qua, tại Cung văn hóa hữu nghị Việt – Xô (Hà Nội), 26 em trong tổng số 1.000 em học sinh tiểu học có thành tích học tập xuất sắc nhất trên toàn quốc đã có mặt đầy đủ để tham dự buổi lễ trao học bổng “Vinamilk Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam” do Bộ Giáo dục & Đào tạo phối hợp với Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk tổ chức.
Đồng thời, đây cũng là buổi tổng kết và trao giải cuộc thi “Vinamilk Tìm kiếm tài năng Việt”- cuộc thi nằm trong khuôn khổ Quỹ học bổng năm học 2010 – 2011.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó chủ tịch Quốc hội và bà Bùi Thị Hương, giám đốc đối ngoại của Vinamilk trao học bổng cho các học sinh
Sau vòng chung kết ngày 06/08, hai tài năng nổi bật của cuộc thi “Vinamilk Tìm kiếm tài năng Việt” là em Đỗ Thu Trang (Hà Nội) với phần thi múa và em Nguyễn Trọng Hoàng (TPHCM) cùng phần thi hùng biện tiếng Anh đã được lựa chọn biểu diễn 2 tiết mục tại lễ trao giải.
Thu Trang thể hiện sự tự tin và chuyên nghiệp của mình trong bài múa “Ngọn lửa cao nguyên”, còn Trọng Hoàng cũng đáng yêu không kém khi thực hiện những bước nhảy nhuần nhuyễn phụ họa cho bài nhạc bằng tiếng Anh vui nhộn.
Trọng Hoàng cho biết: “Em rất vui vì được tham gia cuộc thi. Em được bố mẹ cho học tiếng Anh từ khi còn học mẫu giáo. Em cũng đã tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Anh cấp trường, cấp thành phố và đạt giải cao”. Thu Trang cũng chia sẻ, “em cảm thấy cứ lâng lâng, vui sướng làm sao” khi được chọn là một trong hai gương mặt xuất sắc nhất được biểu diễn trong chương trình lễ trao giải. Hai tiết mục đặc biệt trên đã tạo nhiều phấn khích và thú vị dành cho khán giả cũng như ban tổ chức chương trình.
Chính những sự khen thưởng, động viên kịp thời của Quỹ học bổng Vinamilk Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam đã trở thành nguồn cổ vũ rất lớn cho các em học sinh tiểu học trong học tập và rèn luyện, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi. Sự hỗ trợ của quỹ học bổng, góp phần thể hiện sinh động công tác xã hội hóa giáo dục ở các cấp, các ngành và toàn xã hội. Tất cả những gì tốt đẹp nhất đều được dành cho các em – những trẻ em cấp tiểu học, cấp học nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Quỹ học bổng Vinamilk Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam chính là một sân chơi lành mạnh và bổ ích, là nơi để các em học sinh tiểu học Việt Nam có cơ hội thể hiện và phát huy tài năng của mình, là nơi chắp cánh cho các em tiếp tục vươn cao trên con đường học tập và phát triển năng khiếu của mình.
Video đang HOT
Vài nét về Quỹ học bổng “Vinamilk Ươm mầm tài năng trẻ”
Quỹ học bổng “Vinamilk Ươm mầm tài năng trẻ” được thành lập từ năm học 2003 – 2004. Đến nay, sau 8 năm liên tiếp thực hiện, tổng số học bổng mà Quỹ đã hỗ trợ cho các em học sinh tiểu học trên toàn quốc có thành tích học tập xuất sắc, có năng khiếu trong các lĩnh vực văn – thể – mỹ là 38.120 suất với tổng trị giá đến hơn 16 tỷ đồng.
Theo đó, 50 suất học bổng trị giá 5 triệu đồng/suất đã được trao cho 50 em học sinh tiểu học đạt thành tích xuất sắc nhất trong cuộc thi chung kết toàn quốc “Vinamilk Tìm kiếm tài năng Việt”. 26 em trong số 1.000 em học sinh có thành tích học tập xuất sắc nhất trong năm học về Hà Nội vừa qua nhận học bổng trị giá 1 triệu đồng/suất. Trong đó, có rất nhiều em đạt các giải thưởng cấp thành phố và cấp quốc gia.
Ngoài việc được nhận học bổng, trong chương trình Quỹ học bổng năm học 2010 – 2011 này, các em còn được Vinamilk tổ chức cho đi tham quan địa danh, di tích lịch sử nổi tiếng tại thủ đô Hà Nội. Đó cũng là sự tự hào và niềm vinh dự, là những món quà tinh thần đầy ý nghĩa mà các em xứng đáng nhận được từ nhà tài trợ Vinamilk cũng như ban tổ chức chương trình dành trao tặng.
Theo VTC
Ra công viên xem Tây dạy con
Không ít mẹ Việt đã từng thèm thuồng khi nhìn những đứa trẻ Tây tự ngồi xúc ăn một cách ngoan ngoãn bên cạnh bố mẹ. Không ít bà mẹ Việt đã từng thèm muốn có được ¨phép màu¨ của những ông bố, bà mẹ Tây khi chỉ cần một cái lừ mắt, một câu ¨ No! No!¨ nhẹ nhàng là lập tức đứa trẻ ngoan ngoãn vâng theo. Liệu có phải trẻ Tây ngoan hơn trẻ Việt hay những ông bố, bà mẹ Tây có bí quyết "thuần phục" trẻ?
Ra công viên, xem Tây dạy con
Ngay từ những ngày đầu, tôi thấy các ông bố bà mẹ Tây mới sung sướng làm sao khi họ cứ việc ngồi trò chuyện, uống nước với nhau trong quán để mặc con cái tự chơi trong công viên với nhau.
Công viên chia thành từng khu vực cho từng đối tượng, nhưng đông nhất vẫn là khu vực dành cho trẻ dưới 8 tuổi. Đồ chơi được đổ ra, bọn trẻ chơi với nhau thân thiện, vui vẻ cho dù trước đó chúng chưa hề gặp, không tiếng cãi nhau, không cảnh tranh giành đồ chơi, không có tiếng khóc gọi bố, mẹ... Chơi xong, trẻ tự thu dọn đồ chơi của mình. Nếu có trẻ đang chơi đồ chơi của bạn mà bạn về, chỉ cần nghe thấy câu ¨tớ phải về nhà bây giờ¨ thì cho dù thích đồ chơi đó đến đâu, bé cũng trả bạn ngay.
Nhưng "ngưỡng mộ" nhất với tôi đó là việc ăn của trẻ. Với những trẻ lớn đã đi học mẫu giáo hoặc tiểu học, chúng cầm bánh mỳ hoặc đồ ăn khác mà bố mẹ đưa cho, tự ăn một cách ngon lành những trẻ bé còn ăn bột, sữa thì ¨bị¨ đặt vào xe đẩy và ngồi yên để bố/mẹ xúc cho ăn.
Tôi thường xuyên được chứng kiến cảnh trong vòng 5-10 phút, bé hoàn thành phần bột, cháo, hoa quả nghiền hay sữa của mình. Tôi liên tưởng đến cảnh "cực khổ" mỗi khi cho con ăn của mình cũng như của không ít bà mẹ Việt. Và ngày ngày đưa con ra công viên chơi, tôi quan sát, tôi để ý xem tại sao họ- những ông bố, bà mẹ Tây làm được những điều mà tôi không thể. Những ngày ở công viên trẻ em đã giúp tôi có những so sánh để nhận ra sự khác biệt giữa hai cách dạy con - của họ và của tôi (và có lẽ là của nhiều mẹ Việt), giúp tôi nhận ra và học hỏi được nhiều điều từ cách dạy con của mẹ Tây.
Rèn con từ nhỏ, kiên trì, lắng nghe, nghiêm khắc và làm bạn với con
Lòng kiên trì của mẹ Tây với con có lẽ mẹ Việt phải chào thua. Nhiều mẹ Việt băn khoăn tự hỏi làm sao để "không nổi khùng khi chơi với con", làm sao để không nổi cáu khi dạy con học.
Trái lại, mẹ Tây là những người bạn thực sự của con. Mẹ Tây có thể ngồi chơi xúc cát với con, thậm chí, cả với trẻ mới gặp lần đầu đến cả 1 - 2 giờ đồng hồ. Nếu bé có hành động chưa đúng, mẹ nhẹ nhàng nhưng vô cùng kiên quyết nói ¨ No! No!¨ (không được) cho đến khi nào trẻ dừng hành động sai trái của mình.
Đặc biệt, mẹ ¨Tây¨ cực kỳ kiên nhẫn lắng nghe những thắc mắc của trẻ và ¨miệt mài¨ giải thích cho những câu hỏi ¨tại sao không¨ của bé mà không hề nổi nóng. Rất nhiều ngày ra công viên, tôi chưa một lần thấy mẹ Tây quát mắng, nặng lời với con.
Ngay từ khi còn rất nhỏ, chỉ vài tháng tuổi, bé đã được bố mẹ cho ra công viên chơi cùng các bạn. Với bé dưới 3 tuổi, bố mẹ theo sát từng cử chỉ, hành động của con, từ ¨ No! No!¨ luôn được họ sử dụng để uốn nắn bé và kèm sau đó là lời giải thích cho lý do ¨ No! No!¨ ấy.
Ra công viên, tất cả đồ chơi đều là của chung! Những câu như : ¨ Con chơi chung với bạn đi¨, ¨Con giúp bạn xúc cát đi¨, ¨Con cảm ơn bạn đi¨... luôn được mẹ Tây sử dụng. Chính vì được kèm cặp từ nhỏ như vậy nên đến khi các bé ngoài 3 tuổi, bố mẹ hầu như không phải lo lắng gì khi để chúng tự chơi với bạn. Đây cũng có thể là một lý do khiến người Tây làm việc theo nhóm tốt hơn người Việt.
Chuyện của trẻ con để trẻ con tự giải quyết! Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa cách dạy con của ¨Tây¨ và của người Việt. Nếu mỗi khi trẻ Việt khóc đòi đồ chơi của ai đó thì ông, bà hoặc bố mẹ hay người trông bé sẵn sàng hỏi mượn cho bé. Với bé ¨Tây¨, điều này khác hoàn toàn, bé phải tự hỏi mượn bạn, bạn không cho mượn, bé phải ¨chấp nhận¨, không được khóc lóc, mè nheo. Bé tuyệt đối không được đòi, tranh đồ chơi của bạn. Khi mượn, chơi xong hoặc bạn về, bé đưa trả bạn một cách tự nguyện, vui vẻ, thậm chí còn giúp bạn thu dọn đồ chơi. Người lớn hầu như không can thiệp vào chuyện của trẻ khi có những cãi cọ, tranh giành nho nhỏ, họ để cho chúng tự tìm cách hòa giải với nhau.
Hào phóng lời khen với trẻ! Nếu như một số ông bố, bà mẹ Việt sợ rằng khen nhiều con sẽ kiêu căng, sợ con không có ý chí phấn đấu nên ¨hà tiện¨ lời khen với con, thậm chí còn dùng cách ¨khích tướng¨ bằng cách chê bai để trẻ ¨bực mình¨ mà phấn đấu vươn lên thì các ông bố, bà mẹ ¨Tây¨ lại cực kỳ ¨hào phóng¨ lời khen với trẻ.
Chỉ cần trẻ làm được một việc gì đó cho dù rất nhỏ cũng nhận được câu ¨rất tốt¨, ¨rất giỏi¨, ¨rất ngoan¨. Trẻ luôn được khích lệ để làm việc tốt. Ngược lại, trẻ cũng bị nhắc nhở, phê bình nghiêm khắc khi có hành động chưa đúng dù cũng rất nhỏ.
Nhìn những khuôn mặt vui vẻ của trẻ mỗi khi được khích lệ, tôi chợt nghĩ rằng, có lẽ cách của mẹ ¨Tây¨ hiệu quả hơn cách ¨khích tướng kiểu chê bai¨ của một số ông bố, bà mẹ Việt.
Bởi rằng, trẻ Việt không phải là những ¨ông tướng Tàu¨ thời xưa để có thể nung nấu ý chí, vượt khó khăn, phấn đấu vươn lên để ¨rửa nhục¨. Những lời nhiếc mắng, chê bai nặng lời của bố mẹ đôi khi còn làm tổn thương nặng nề tâm hồn trẻ thơ, làm nhụt ý chí của trẻ, thậm chí, ám ảnh trẻ lâu dài.
Nhìn sự ân cần, kiên nhẫn, tỉ mỉ dạy con của họ, tôi thấy rằng, quả thật, kỹ năng giáo dục trẻ của tôi còn ¨thiếu¨ và ¨yếu¨. Tôi đã hiểu, tại sao trẻ ¨Tây¨ ngoan thế!
Tất cả chỉ bởi vì chúng nhận được một sự giáo dục tốt từ nhỏ, từ chính bố mẹ chúng. Giá như tôi cũng như nhiều bà mẹ Việt khác cũng có được sự kiên trì, nhẫn nại với con, luôn dịu dàng với con, luôn là bạn của con, giành nhiều thời gian hơn để hiểu tâm lý con và bớt nóng nảy hơn trong chăm sóc, dạy dỗ con.
Theo VNN
Cha mẹ thức đêm xin xếp hàng xin cho con học mẫu giáo Cứ vào thời gian này hàng năm, các ông bố bà mẹ Trung Quốc có con đến tuổi đi mẫu giáo lại lo lắng nộp đơn xin học cho con. Rất nhiều phụ huynh ở Quảng Châu thậm chí còn thức cả đêm để "xí chỗ". Theo CNTV.cn, các bậc cha mẹ thức xếp hàng suốt đêm trước khi trường tiểu học đầu...