Vinaincon-DN ngàn tỷ của Bộ Công thương đặt kế hoạch lỗ… 95 tỷ!
Tổng công ty cổ phần Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (Vinaincon, mã VVN) vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông 2019 với mục tiêu lỗ tiếp gần 95 tỷ đồng. Nếu đi đúng kế hoạch đề ra đây sẽ là năm thứ 3 Vinaincon lỗ liên tiếp.
Vinaincon tiếp tục đặt kế hoạch lỗ 3 năm liên tiếp?
Nguyên nhân chính được Vinaincon lý giải cho kế hoạch này là do Công ty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn (Xi măng Quang Sơn) sẽ tiếp tục lỗ lớn trong năm 2019.
Vinaicon hiện là tổng thầu EPC nhiều công trình công nghiệp có quy mô của ngành Công thương dự kiến đạt doanh thu 4.150 tỷ đồng. Trong số này, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 2.980 tỷ đồng, hơn 1.169 tỷ đồng còn lại đến từ doanh thu của Xi măng Quang Sơn.
Theo báo cáo của Ban kiểm soát, năm 2018, các chỉ tiêu về tổng doanh thu, thu nhập và lợi nhuận của Vinaincon đều không đạt. Cụ thể, doanh thu năm 2018 của VVN là 3.251 tỷ đồng bằng 77,5% kế hoạch. Tuy nhiên, VVN lỗ sau thuế hợp nhất tới 284,7 tỷ đồng, trong đó, riêng Xi măng Quang Sơn lỗ 361 tỷ đồng.
Tính đến 31/12/2018, Vinaincon có tổng tài sản hơn 6.062 tỷ đồng, song đang gánh khoản nợ hơn 6.421 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu hợp nhất âm 358 tỷ đồng. Vinaincon cũng chưa lên kế hoạch chia cổ tức cùng trích lập các quỹ mà sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh năm 2019 để trình đại hội đồng cổ đông xem xét, quyết định.
Ban kiểm soát kiến nghị VVN tiếp tục lập phương án thoái vốn Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo Bộ Công thương xem xét quyết định. Đồng thời, lập phương án thoái vốn của tổng công ty đầu tư tại các đơn vị không giữ cổ phần chi phối làm ăn kém hiệu quả để thu hồi vốn. Song song đó, sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức tại các Công ty TNHH MTV Điện 2, Điện 4, Xây lắp Hóa Chất, thu gọn các chi nhánh, xú nghiệp, giảm chi phí gián tiếp để tăng lợi nhuận.
Với Xi măng Quang Sơn, ban kiểm soát đề nghị Hội đồng quản trị tăng cường công tác quản trị ở tất cả các khâu để giảm thiểu lỗ cho công ty.
Vinaincon thành lập 22/9/1998 theo quyết định của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương). Từ tháng 6/2011, doanh nghiệp hoạt động theo mô hình tổng công ty cổ phần. Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinaincon từ 2011 đến nay là ông Nguyễn Gia Du, Tổng giám đốc là ông Hoàng Chí Cường.
Trước đó, báo cáo giám sát mới đây của Bộ Tài chính cũng cho thấy, tình hình sản xuất kinh doanh nhiều năm của Vinaincon không hiệu quả, thua lỗ, không bảo toàn được vốn Nhà nước cũng như của chính Vinaincon đầu tư tại doanh nghiệp.
Video đang HOT
Một số dự án mà Chính phủ giao cho Vinaincon làm chủ đầu tư như Dự án Nhà máy xi măng Thái Nguyên, Công ty Xi măng Quang Sơn… với số vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng… Tuy nhiên, đến nay tình hình sản xuất, kinh doanh này đều bết bát và kém hiệu quả. Doanh nghiệp này nhiều lần được kiến nghị đưa vào diện giám sát đặc biệt
Theo thoidai.com.vn
[Cổ phiếu nổi bật tuần] Sự hồi sinh của cổ phiếu khoáng sản "hết thời" BMC
Cổ phiếu BMC của CTCP Khoáng sản Bình Định đã có một tuần tăng giá trên 19%. Đây là một doanh nghiệp tên tuổi một thời chuyên xuất khẩu quặng Titan, từng vào danh sách của Forbes Asia.
Ảnh minh họa.
Giá cổ phiếu BMC tăng tới hơn 19%, đứng thứ 4 tại HOSE tuần qua
Trong tuần qua, tại Top 5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất HOSE, BMC đã lọt vào vị trí thứ 4 với phong độ ấn tượng. BMC đã có tới 4 phiên tăng giá và chỉ một phiên điều chỉnh nhẹ. Kết thúc tuần giao dịch, mã này đóng cửa tại mức giá 17.900 đồng/cổ phiếu, tăng 19% so với giá đóng cửa tuần trước.
Khối lượng giao dịch của BMC cũng vượt trội nhất trong vòng 1 năm trở lại đây. Trong cả 5 phiên, lượng khớp đều cao hơn bình quân khối lượng của 60 phiên giao dịch gần nhất.
Diễn biến giá cổ phiếu BMC (Tradingview)
Cá biệt, trong phiên đầu tuần, khối lượng của BMC đã gấp hơn 12 lần so với khối lượng bình quân. Ngay cả trong phiên điều chỉnh như phiên thứ Ba ngày 5/6, lượng giao dịch của cổ phiếu này cũng nhỉnh hơn. Và ở các phiên T 3 và T 4 của phiên đầu tuần, lượng cầu vẫn tiếp tục đổ về giúp khối lượng giao dịch của BMC tăng trở lại. Điều này ngầm báo hiệu, đợt tăng giá tuần vừa qua của BMC có thể sẽ còn chưa dừng lại khi bên mua vẫn đang thể hiện ý chí rất quyết liệt.
Đặt trong bối cảnh, VN-Index có tuần đi ngang, giảm 0,17%, diễn biến giao dịch của BMC đã đem lại mức lợi nhuận đáng mơ ước cho những nhà đầu tư đã kịp mua vào trước nhịp tăng trên.
Cơ sở nào cho diễn biến tăng giá bất thường?
Thực tế, hoạt động sản xuất kinh của BMC đã những chuyển biến rất đáng lưu ý khi Công ty công bố báo cáo tài chính quý I/2019 từ giữa tháng 4 vừa qua.
Theo đó, doanh thu bán hàng Quý I/2019 so với cùng kỳ năm trước bằng 510% và lợi nhuận sau thuế quý I/2019 bằng 153,5%. Nếu như mức tăng lợi nhuận theo kịp mức tăng doanh thu thì chắc hẳn, đợt tăng giá của BMC có lẽ đã phải khởi động từ cách đây gần 2 tháng, ngay sau báo cáo quý I/2019 được công bố.
Điều khiến nhiều nhà đầu tư phải chần chừ mua vào được Công ty giải trình là do thị trường tiêu thụ có khả quan hơn nhưng các khoản chi phí sản xuất lại tăng (các khoản phí về mỏ để được quyền khai thác, tiền điện, than đá,...) từ đó đã dẫn đến lợi nhuận sau thuế không tăng tương ứng.
Cho đến trước kỳ công bố vừa qua, BMC vẫn chủ yếu để lại hình ảnh của một cổ phiếu khoáng sản "hết thời". Doanh thu năm 2018 chỉ đạt 132,23 tỷ đồng, bằng 76,5% kế hoạch cả năm 2018. Lợi nhuận sau thuế đạt 13,46 tỷ đồng, tương đương 102,8% kế hoạch.
Trong phần đánh giá kết quả kinh doanh cuối năm trên BCTN 2018, ban lãnh đạo vẫn cho thấy tâm lý kém tích cực khi cho rằng "Năm 2018, tình hình kinh tế và thị trường Titan thế giới vẫn chưa có sự khởi sắc đáng kể, giá cả một số hàng hoá có tăng lên song mức độ không nhiều. Sản lượng tiêu thụ thấp hơn so với 2017."
Thực tế, năm 2018, sản lượng tiêu thụ chỉ đạt 17.400 tấn sản phẩm các loại, bằng khoảng 60% về sản lượng bán so với 2017, giá trị kim ngạch xuất khẩu 4,51 triệu USD bằng 63,6% so với kế hoạch năm.
Cùng với đó, mức cổ tức năm 2018 cũng kém hấp dẫn, chỉ đạt 8%. Trong khi đó, đã từng có những thời kỳ hoàng kim - BMC lọt vào danh sách của Tạp chí Forbes Asia là 1 trong 10 công ty của Việt Nam có doanh thu dưới 1 tỷ USD tốt nhất châu Á, Công ty chi trả cổ tức trên 30%/năm.
Tỷ lệ cổ tức qua các năm (*: kế hoạch tại ĐHĐCĐ 2019)
BMC hiện khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng Titan. Sản phẩm chính là Ilmenite, nguyên liệu chính dùng để sản xuất bột mầu Titan dioxit (TiO2) và kim loại Titan.
Trước mắt, mặt hàng chủ lực của Ilmenite cần phải duy trì sức tiêu thụ tốt như quý I/2019. Với vấn đề về chi phí, Công ty sẽ chỉ cần tập trung vào chi phí sản xuất do hiện BMC hầu như không đi vay ngân hàng.
Nếu các nút thắt này được khắc phục thì ở các kỳ báo cáo tiếp theo, bức tranh sản xuất kinh doanh của BMC sẽ còn có nhiều cải thiện rõ nét hơn.
Theo tổng hợp của BizLIVE, giá của quặng Titan có thành phần tương tự với sản phẩm của BMC đã tăng nhẹ so với đầu năm 2019.
Nguồn: Asian Metal.
Ngoài ra, theo một số nhà đầu tư theo sát BMC, hiện đang có thông tin tỉnh Bình Định có thể sẽ thoái vốn khỏi Công ty.
Đây là thông tin sẽ cần được xác minh trong thời gian tới nhưng nhà đầu tư vẫn có cơ sở để đặt niềm tin bởi Chính phủ đang đốc thúc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương... tăng cường chỉ đạo, đẩy mạnh công tác cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Hiện, Quỹ đầu tư phát triển Bình Định và Văn phòng Thành ủy Bình Định đang nắm giữ 47,5% vốn điều lệ của BMC.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
EVN muốn đẩy nhanh thoái vốn Nhiều kế hoạch thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã được trình tới cơ quan hữu trách trong nỗ lực tạo dựng môi trường lành mạnh cho thị trường điện cạnh tranh toàn bộ vận hành. EVN Genco3 đang triển khai các nội dung liên quan đến công tác quyết toán chi phí...