Viettel sẽ mở rộng thêm thị trường ra nhiều nước
Các thị trường đó gồm: Peru, Đông Timor, Tanzania, Cameroon, Burundi,…với khoảng 70 triệu thuê bao.
90% điện thoại của Viettel xuất khẩu ra nước ngoài
Ông Lưu Quang Trường, Trưởng phòng Nghiên cứu sản xuất Tập đoàn Viettel cho biết, năm 2013, xuất khẩu điện thoại của Viettel cho thị trường nước ngoài chiếm 90%. Để đạt được con số như vậy, là nhờ trong bối cảnh thị trường và mục tiêu phát triển của Viettel. Hiện nay, thị trường điện thoại di động trong nước đã bão hòa với mật độ lên tới 120%. Trong khi đó, Viettel đã xác định sản xuất thiết bị là một trong bốn trụ cột phát triển của Tập đoàn.
Dây chuyền sản xuất linh kiện điện thoại
Điều này đặt ra cho Viettel bài toán phải tìm cho mình con đường khác là mở rộng, phát triển các sản phẩm thiết bị đầu cuối ra thị trường nước ngoài, nơi các quốc gia mà Viettel đã đầu tư.
Ông Trường cho biết thêm: Trong lĩnh vực sản xuất thiết bị đầu cuối, không giống nhiều các doanh nghiệp khác, Viettel đã có sẵn thị trường cho mình. Đó chính là các quốc gia Viettel đang đầu tư như: Lào, Campuchia, Mozambique, Haiiti. Ở các nước này, mật độ điện thoại mới chỉ chiếm khoảng 60%. Hơn nữa, tại đây, Viettel đã xây dựng được mạng lưới kênh phân phối sâu và rộng khắp cả nước, đến từng huyện, từng xã thông qua hệ thống cửa hàng, đại lý, điểm bán, nhân viên bán hàng trực tiếp,…
Video đang HOT
“Đó là lợi thế để chúng tôi đưa sản phẩm của mình đến với người dân. Quan trọng là sản phẩm của chúng tôi được “may đo” cho phù hợp với nhu cầu của họ”, ông Lưu Quang Trường chia sẻ.
Sẽ mở rộng thị trường đầu tư kinh doanh ra nhiều nước
Trong thời gian tới, Viettel tiếp tục xúc tiến đầu tư kinh doanh viễn thông ở nhiều thị trường khác như: Peru, Đông Timor, Tanzania, Cameroon, Burundi,…với khoảng 70 triệu thuê bao.
Ông Lưu Quang Trường phân tích: Đây đã là thị trường rất lớn để Viettel mở rộng phân phối các thiết bị đầu cuối, sau đó sẽ mở rộng sang các quốc gia khác. Tỷ lệ nội địa hóa là một mục tiêu quan trọng của Viettel khi tham gia lĩnh vực sản xuất điện thoại. Tuy nhiên, tùy tính chất phức tạp của các sản phẩm mà tỷ lệ nội địa hóa của các dòng điện thoại sẽ khác nhau vì quan trọng nhất vẫn là chất lượng sản phẩm. Song, nói chung, tỷ lệ này hiện nay còn khá thấp vì nhiều linh kiện quan trọng để sản xuất điện thoại mà trong nước chưa tự sản xuất được, buộc phải nhập từ nước ngoài như pin điện thoại, motor rung, khối micro, các đầu nối,…
Tại Việt Nam, Viettel đã cho ra đời nhiều dòng điện thoại khác nhau để phục vụ các đối tượng khách hàng SeaPhone 6810 cho ngư dân, V6216 cho người già, Sumo 2G “2 sim 2 sóng” V6303, V6206, Smartphone giá rẻ,… và được thị trường đón nhận rất tích cực.
“Các linh kiện được nhập khẩu từ nước ngoài đều được kiểm tra rất chặt chẽ, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Viettel. Ngoài ra, nếu nhập khẩu rẻ hơn so mua trong nước thì cũng là lợi thế vì khi đó, giá sản phẩm sẽ giảm, có lợi cho khách hàng. Điều quan trọng nhất trong sản xuất điện thoại là ở khâu thiết kế và thiết lập các phần mềm chức năng cho phù hợp với đối tượng khách hàng. Đây là sự khác biệt của các sản phẩm do Viettel nghiên cứu và sản xuất”, ông khẳng định.
Theo ông Trường, hiện nay, sản phẩm điện thoại của Viettel đang được ưa chuộng trên thị trường là một số dòng điện thoại smart phone như V8404, V8403, i67 với mức giá bình dân từ 900.000 – 1.400.000 đồng hay dòng điện thoại V6216 dành cho người già cũng rất được khách hàng quan tâm. Đây là các sản phẩm “Made by Viettel” và “Made in Vietnam” do chính Viettel thiết kế từ phần cứng, phần mềm và làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất với dây chuyền thiết bị hiện đại./.
Theo VOV online
Hai "ông lớn" Việt cùng làm máy bay không người lái
Cả Viettel và Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đang nghiên cứu, chế tạo máy bay không người lái, sử dụng ngân sách nhà nước.
Máy bay không người lái do Viettel chế tạo. Ảnh nguồn ICT News
Trong lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang vừa qua, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel vừa thông báo, họ đang nghiên cứu, chế tạo máy bay không người lái.
Đại tá Đỗ Văn Lập, Viện nghiên cứu và phát triển Viettel cho biết, đề tài này được giao từ năm 2011 và chỉ một năm sau, những chiếc máy bay không người lái hoàn chỉnh đầu tiên do Viettel sản xuất đã được bay thử nghiệm trên bầu trời Việt Nam.
Không chỉ bay ở đồng bằng, máy bay còn hoạt động dọc sườn núi trong thời tiết khắc nghiệt, mây mù, gió mạnh.
Định hướng sản phẩm khí cụ bay trước mắt của Viettel chính là sản xuất ra những chiếc máy bay quân sự không người lái tầm trung với thời gian bay từ 15 đến 24 giờ phục vụ cho trinh sát cấp chiến dịch, chiến lược, phát hiện cháy rừng...
Xa hơn nữa là các thiết bị tối tân khác như vệ tinh địa tĩnh, máy bay không người lái tầm xa để nhằm tăng cường khả năng phòng thủ và góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
Tuy nhiên, hồi tháng 5/2013, Liên hiệp Khoa học sản xuất công nghệ cao Viễn thông-tin học (HTI), thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ (KH&CN) Việt Nam cũng thử nghiệm thành công đề tài "Nghiên cứu chế tạo tổ hợp máy bay không người lái phục vụ nghiên cứu khoa học.
Trả lời BizLIVE về vấn đề này, PGS.TS. Đỗ Trường Thiện,Trưởng Ban ứng dụng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cho biết, hai nhiệm vụ trên không thuộc cùng một đề tài. Tuy nhiên ông Thiện chưa trả lời về việc có "trùng" nhau không.
Hiện nay, Bộ KH&CN đang tiến hành dự thảo các nghị định và thông tư hướng dẫn Luật KH&CN. Trong đó yêu cầu các đơn vị phải báo cáo các đề tài cho bộ, để tránh trùng lặp, lãng phí ngân sách.
Theo BizLIVE
Chân dung tân Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng Ông Nguyễn Mạnh Hùng được giới truyền thông nhận định là "linh hồn Viettel - người đưa di động, Internet trở thành dịch vụ bình dân". Ông Nguyễn Mạnh Hùng, tân Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Viettel, người nổi tiếng với những dự định táo bạo, vừa được Bộ...