Viettel ra mắt Tổng công ty Sản xuất thiết bị Viettel
Ngày 15/10/2022, tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) ra mắt Tổng công ty Sản xuất thiết bị Viettel (Viettel Manufacturing Corporation – VMC), đánh dấu chuyển dịch chiến lược của Viettel tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu.
VMC là tổng công ty thứ 9 thuộc Tập đoàn Viettel.
VMC hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất thiết bị quang điện tử, tích hợp. VMC còn mở rộng sang các lĩnh vực công nghệ mới như composite, xử lý bề mặt, chế tạo robot, điện gió, dầu khí… Mục tiêu của VMC là trở thành nòng cốt trong Tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao Quốc gia và tham gia vào chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu. Đây là tổng công ty thứ 9 thuộc Tập đoàn Viettel.
Ông Nguyễn Thế Nghĩa, Tổng giám đốc VMC khẳng định VMC sẽ trở thành doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực sản xuất thiết bị với các sản phẩm Make in Vietnam xuất khẩu ra thị trường lớn trên thế giới.
Hiện tại, VMC đang sở hữu hệ thống nhà xưởng rộng hơn 26 ha và 1.300 cán bộ công nhân viên với nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại như chuỗi dây chuyền SMT ứng dụng công nghệ dán bề mặt công suất khoảng 1.000.000 linh kiện/giờ; hệ thống trang thiết bị cơ khí chính xác công nghệ cao; hệ thống dây chuyền cáp quang. Trong tương lai gần, nhà xưởng cơ khí chính xác với diện tích gần 10ha được hoàn thành tại Khu CNC Hòa Lạc, sẽ thúc đẩy quá trình nghiên cứu, sản xuất, chế tạo và tích hợp các sản phẩm cơ khí chính xác công nghệ cao của Viettel.
Ban Tổng giám đốc TCT sản xuất thiết bị Viettel (VMC). Việc ra đời VMC đánh dấu bước chuyển dịch chiến lược của Viettel tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Ông Nguyễn Thế Nghĩa, Tổng giám đốc VMC khẳng định: “VMC sẽ tiếp tục thực hiện sứ mệnh ở giai đoạn mới của Viettel, trở thành doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực sản xuất thiết bị với các sản phẩm Make in Vietnam xuất khẩu ra thị trường lớn trên thế giới”.
VMC hiện đang sở hữu hệ thống nhà xưởng rộng hơn 26 ha và 1.300 cán bộ công nhân viên với nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại.
VMC được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai đơn vị thành viên thuộc Khối Nghiên cứu sản xuất của Viettel là Công ty Thông tin M1 và Công ty Thông tin M3. Đây là hai đơn vị có bề dày truyền thống trong nghiên cứu, sản xuất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng và dân sinh. VMC hiện đang giữ vững vị thế nhà sản xuất cáp quang và phụ kiện viễn thông hàng đầu Việt Nam; đơn vị cung ứng cấp 2 về vật tư linh kiện và thiết bị cho ngành hàng không vũ trụ của Tập đoàn Meggitt toàn cầu, phân phối cho các hãng máy bay lớn trên thế giới như Boeing, Airbus… Thị trường xuất khẩu rộng khắp 3 châu lục Á – Âu – Mỹ.
Video đang HOT
CÁC DÒNG SẢN PHẨM ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VMC
(1) Sản phẩm công nghệ cao thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, mô hình mô phỏng, radar, điều khiển tự động, cáp quang và tác chiến không gian mạng.
(2) Hệ thống thiết bị, phần mềm đảm bảo cho hạ tầng mạng lưới viễn thông; các thiết bị thông minh IoT gắn với mạng 5G phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và cuộc CMCN 4.0.
(3) Sản phẩm cơ khí chính xác đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.
(4) Tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu theo ngành cơ khí công nghệ cao và ngành điện tử thuộc các lĩnh vực như hàng không vũ trụ, giao thông vận tải, viễn thông…
(5) Nghiên cứu xu hướng công nghệ sản xuất trên thế giới trong ngành cơ khí công nghệ cao và ngành điện tử, đề xuất đầu tư các công nghệ lõi, công nghệ mới phù hợp với chiến lược phát triển của ngành.
Nikkei: Mỹ trao cho nhà sản xuất chip khổng lồ của Đài Loan hợp đồng quan trọng
Nhà sản xuất chip TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) vừa công bố lợi nhuận ròng đang ở mức cao giữa những lệnh cấm của Mỹ với Bắc Kinh.
Sự đảm bảo của Mỹ
Nikkei Asian Review đưa tin, công ty sản xuất chất bán dẫn hàng đầu của đảo Đài Loan (Trung Quốc) - Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC) - đã có giấy phép bảo đảm một năm được tiếp tục đặt hàng thiết bị sản xuất chip của Mỹ để mở rộng cơ sở tại Trung Quốc Đại lục sau khi Mỹ áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu một cách cứng rắn để ngăn chặn tham vọng công nghệ của Bắc Kinh.
Theo các nguồn tin của Nikkei Asian Review, chính phủ Mỹ đảm bảo với TSMC - nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới - rằng họ sẽ vận chuyển thiết bị sản xuất chip đến một cơ sở sản xuất của TSMC nằm ở thành phố Nam Kinh của Đại lục, có nghĩa là kế hoạch mở rộng phạm vi sản xuất của công ty này tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn được duy trì.
Các quy tắc cứng rắn
Vào cuối tuần trước, Mỹ đã đưa ra các quy định kiểm soát cứng rắn việc xuất khẩu đối với Trung Quốc, nhằm cản trở hầu hết mọi khía cạnh của sự phát triển ngành bán dẫn ở nước này.
Các quy tắc này không chỉ ngăn cản các nhà sản xuất chip của Mỹ hỗ trợ việc sản xuất chip cao cấp ở Trung Quốc mà còn cấm các công ty từ các khu vực thứ 3 (chẳng hạn như TSMC) sử dụng thiết bị do Mỹ sản xuất để phục vụ cho các khách hàng Trung Quốc Đại lục trong một số trường hợp nhất định trừ khi được Mỹ chấp thuận.
TSMC hôm 13/10 cho biết, lợi nhuận ròng hàng quý đạt 8,81 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9, tăng 79,7% so với một năm trước đó và là mức cao nhất từ trước tới nay.
TSMC chủ yếu đang mở rộng việc sản xuất chip theo công nghệ "nút trưởng thành" (mature node) ở Nam Kinh - nhà máy sản xuất chất bán dẫn tiên tiến nhất của TSMC ở Trung Quốc Đại lục. Cơ sở này được mở năm 2018 và nằm trong phạm vi kiểm soát mới nhất của Washington.
Doanh thu của TSMC tại Trung Quốc Đại lục đã giảm đáng kể kể từ khi khách hàng lớn từ Đại lục là HiSilicon Technologies thuộc sở hữu của Huawei bị Mỹ cấm làm việc với bất cứ đối tác sản xuất nước ngoài nào sử dụng công nghệ của Mỹ trong quá trình sản xuất.
Trung Quốc Đại lục chiếm 10% doanh thu của TSMC vào năm 2021, giảm từ 17% vào năm 2020. Tổng doanh thu của TSMC từ Trung Quốc trong Quý 4/2021 đến tháng 6/2022 là 13%.
Tổng thống Mỹ Joe Biden
Dự đoán ảnh hưởng
Nhà phân tích của hãng đầu tư Sanford C. Bernstein, Mark Li cho biết, các quy tắc của Mỹ chỉ áp dụng cho các mặt hàng chip xử lý đồ họa tiên tiến nhất, dùng trong các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và siêu máy tính, ước tính rằng ít hơn 0,5% doanh thu TSMC cho năm 2023 sẽ bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất, nếu các quy định được thắt chặt hơn nữa, thì sẽ có khoảng 5% doanh thu của TSMC bị ảnh hưởng, Bernstein ước tính.
Đảo Đài Loan nói gì?
Người đứng đầu Cơ quan kinh tế của Đài Loan (Trung Quốc) Vương Mỹ Hoa đánh giá thấp những tác động từ những hạn chế mới của Mỹ đối với nền kinh tế của hòn đảo, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư bình tĩnh và tin tưởng vào khả năng phục hồi của TSMC.
Người đứng đầu Cơ quan kinh tế của Đài Loan Vương Mỹ Hoa
Bà Vương Mỹ Hoa nói với Bloomberg hôm 12/10: "Lý do khiến các nhà đầu tư Đài Loan rất hoảng sợ là vì họ không hiểu rõ về các quy tắc."
Đánh giá sơ bộ của ban lãnh đạo hòn đảo cho thấy những tác động tối thiểu sẽ xảy ra đối với ngành công nghiệp chip của khu vực này bởi các quy tắc tập trung vào công nghệ tiên tiến và không ảnh hưởng tới điện tử tiêu dùng, bà nói.
"Đó là lý do tại sao chúng tôi nhận thấy rằng, vào thời điểm này, những ảnh hưởng là không quá lớn," bà cho biết.
Cổ phiếu TSMC hồi đầu tuần đã giảm mạnh nhất trong 28 năm sau khi Mỹ tuyên bố kiểm soát chặt chẽ hơn việc xuất khẩu chip sang Trung Quốc.
Cũng theo bà Vương, đảo Đài Loan (Trung Quốc) và chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thảo luận về các kế hoạch chung để xác minh người dùng cuối của công nghệ chip và đảm bảo rằng những người dùng này sẽ không bán chip cho Đại lục.
Được Mỹ 'bật đèn xanh', TSMC mở rộng sản xuất chip ở Trung Quốc Công ty sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới TSMC có thêm giấy phép một năm để tiếp tục đặt hàng thiết bị sản xuất chip Mỹ và mở rộng tại Trung Quốc. Theo nguồn tin của Nikkei Asia, công ty sản xuất chất bán dẫn TSMC (Đài Loan, Trung Quốc) đã được Mỹ cấp giấy phép mở rộng nhà máy...