Viettel ra mắt Dịch vụ giám sát an toàn thông tin mạng trên nền tảng điện toán đám mây
Để giảm gánh nặng về chi phí hạ tầng, đào tạo nhân lực, đồng thời cải thiện quy trình ứng phó tấn công mạng cho các tổ chức/ doanh nghiệp, Công ty An ninh mạng Viettel chính thức ra mắt Dịch vụ giám sát an toàn thông tin mạng trên nền tảng điện toán đám mây ( VCS-Cloud M.S.S).
Trung tâm điều hành an toàn thông tin (SOC) là một giải pháp bảo mật tuy không mới, nhưng được đánh giá là toàn diện và cần thiết đối với các tổ chức, doanh nghiệp (TC/DN). Tuy nhiên, việc xây dựng và vận hành một SOC chuyên nghiệp, hiệu quả lại là điều không dễ dàng. Đặc biệt với các đơn vị thiếu chuyên môn và kinh nghiệm, thì việc đầu tư dàn trải vào các công nghệ đơn lẻ, không có quy trình xử lý sự cố rõ ràng sẽ gây tốn kém cả về nhân lực và vật lực. Để cân bằng các yếu tố về Thời gian – Chi phí – Hiệu quả, VCS-Cloud M.S.S là lời giải cho bài toán bảo mật của mỗi TC/DN.
Dịch vụ VCS-Cloud M.S.S hỗ trợ khách hàng giảm sát toàn diện liên tục trên các lớp, giúp phát hiện sớm và phản ứng lại các sự cố mất an toàn thông tin (ATTT). Giải pháp được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây, giúp tiết kiệm các chi phí đầu tư phần cứng mà vẫn đảm bảo khách hàng được trải nghiệm toàn bộ những tính năng ưu việt của dịch vụ với chi phí phù hợp. Hơn nữa, dịch vụ được vận hành bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và được cam kết chất lượng rõ ràng. Một số tính năng nổi bật có thể kể đến:
Giám sát hệ thống máy chủ, máy tính: VCS-Cloud M.S.S thực hiện giám sát máy chủ, máy tính của khách hàng trong phạm vi toàn diện: các dấu hiệu tấn công mạng; dấu hiệu bất thường và dấu hiệu xâm nhập trên lớp endpoint.
Giám sát, phát hiện tấn công lớp mạng: Lưu lượng mạng và các gói tin trên hệ thống của khách hàng sẽ được các cảm biến thu thập, bóc tách, kết hợp với công nghệ phân tích mã độc tự động (Sandboxing) để phân tích và phát hiện các dấu hiệu bất thường, các nguy cơ bị tấn công tiềm ẩn trên lớp mạng. Module giám sát mạng còn cung cấp các công cụ hỗ trợ đội ngũ quản trị trong quá trình điều tra, truy vết và phân tích chuyên sâu các dấu hiệu tấn công mạng.
Nền tảng điều phối an ninh và phản ứng tự động: VCS-Cloud M.S.S vận hành trên nền tảng điều phối thông minh, tự động hóa phản ứng. Đặc biệt, nền tảng này giúp tích hợp các công nghệ và các bộ quy trình bảo mật vào quá trình vận hành hệ thống một cách tự động để tạo nên một hệ sinh thái sản phẩm ATTT gắn kết hơn, tối ưu hiệu quả của quá trình giám sát, phân tích và xử lý sự cố.
Phản hồi và ứng cứu sự cố 24/7: Hệ thống của khách hàng sẽ được giám sát bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của VCS. Ngay khi phát hiện tấn công xâm nhập, các chuyên gia an ninh mạng sẽ tiến hành điều tra, khoanh vùng và cô lập phạm vi bị tấn công khỏi hệ thống mạng của khách hàng, sau đó thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, rà soát, phản ứng trên toàn mạng để ứng cứu, xử lý và ngăn chặn việc leo thang, mở rộng phạm vi lây nhiễm.
Video đang HOT
Mô hình triển khai VCS-Cloud M.S.S
Để đảm bảo khách hàng luôn được cập nhật và nắm bắt thông tin về tình trạng hệ thống của mình, các báo cáo định kỳ về tình hình ATTT sẽ được cung cấp trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ. Hệ thống website của khách hàng sẽ được bảo vệ 24/7 trước các dạng tấn công lỗ hổng web phổ biến. Bên cạnh đó, VCS-Cloud M.S.S cũng tự động phát hiện và ngăn chặn các dạng tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) nhắm vào các website của khách hàng.
Không chỉ giám sát ATTT, VCS-Cloud M.S.S còn hỗ trợ khách hàng thực hiện rà soát, gỡ bỏ mã độc, đánh giá ATTT định kỳ để đảm bảo hệ thống của khách hàng luôn được an toàn trước mọi cuộc tấn công ngay cả những cuộc tấn công xảy ra trước khi khách hàng sử dụng dịch vụ.
Đáng lưu ý, khi sử dụng dịch vụ VCS-Cloud M.S.S, khách hàng sẽ có cơ hội trải nghiệm các sản phẩm ATTT chất lượng cao do chính đội ngũ VCS phát triển như: Cloudrity (Hệ thống giám sát vào bảo vệ website trên nền tảng đám mây) và Global Threat Intelligence (Hệ thống cung cấp, cập nhật tri thức về ATTT mới nhất).
Với uy tín và thế mạnh của mình, Cloud M.S.S hiện đang triển khai cho hơn 35 khách hàng đến từ các cơ quan chính phủ, TC/DN tại Việt Nam. Chỉ tính riêng trong tháng 9/2020, VCS-Cloud M.S.S đã có thêm 5 khách hàng mới sử dụng dịch vụ. Điều này phần nào khẳng định chất lượng dịch vụ mà VCS cung cấp ra thị trường.
Lần đầu tiên ITU World được tổ chức online trên nền tảng thực tế ảo do Viettel phát triển
Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Phan Tâm cho biết: mấy năm qua, Việt Nam là ngôi sao đang lên về công nghệ nhưng trong mắt thế giới vẫn chỉ là "địa chỉ gia công".
Hội nghị và Triển lãm thế giới số 2020 (ITU World 2020) được tổ chức trực tuyến là cơ hội để thế giới có cái nhìn khác.
Chia sẻ bên lề sự kiện tổng duyệt lễ khai mạc Hội nghị và Triển lãm thế giới số 2020 (ITU World 2020) sáng 20/10, Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Phan Tâm cho biết, do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 nên Việt Nam đã chủ động đề xuất tổ chức sự kiện theo hình thức trực tuyến. Và Viettel là một trong những đơn vị công nghệ đã đóng góp tích cực để hiện thực hóa ý tưởng này.
"Việt Nam muốn thể hiện vai trò chủ động, tiên phong, dẫn dắt của công nghệ Việt trên trường quốc tế. Chủ động đề xuất tổ chức hội nghị theo hình thức trực tuyến, Việt Nam muốn thay đổi cách nhìn của thế giới về vai trò của công nghệ Việt, mang lại trải nghiệm hấp dẫn, thú vị hơn cho những người tham gia", Thứ trưởng Phan Tâm chia sẻ.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai Hội nghị và Triển lãm Thế giới số nhưng cũng là lần đầu tiên trong 50 năm lịch sử của ITU, công nghệ thực tế ảo được đưa vào các gian hàng.
"Những năm qua, Việt Nam là ngôi sao đang lên về công nghệ nhưng trong mắt nước khác thì Việt Nam vẫn chỉ là địa chỉ gia công. Cùng những sản phẩm Make in Vietnam, chúng ta muốn thế giới thay đổi nhận định của thế giới về Việt Nam, quốc gia đang tiến nhanh trên con đường làm chủ công nghệ, sáng tạo công nghệ", Thứ trưởng Phan Tâm cho biết.
Chia sẻ ở buổi tổng duyệt, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết, trong công tác chuẩn bị, Viettel đã phối hợp rất tốt với các đơn vị như Cục Bưu điện Trung ương, Cục An toàn Thông tin... rà soát, triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống. Trước những nỗ lực này, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết Bộ Thông tin Truyền thông rất tin tưởng mức sự kiện sẽ có mức độ an toàn bảo mật cao nhất.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm tại lễ tổng duyệt sáng 20/10.
Anh Bùi Huy Bình, cán bộ Viettel có mặt tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, nơi Hội nghị và Triển lãm Thế giới số 2020 diễn ra, cho biết phía Viettel chỉ có khoảng 1 tháng để xây dựng hệ thống phục vụ sự kiện dựa trên những gì đã có.
Dựa trên nền tảng 3D có sẵn đã được xây dựng và phát triển qua nhiều năm, liên tiếp nâng cấp và cải tiến qua các dự án thực tế, Viettel đã tinh chỉnh để có một nền tảng hoàn chỉnh trong vòng 1 tháng.
Với kinh nghiệm từ APEC 2017, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều 2019 và Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 3 năm 2020, chỉ Viettel có thể hỗ trợ về mặt tài nguyên hạ tầng, đảm bảo an toàn thông tin cho sự kiện.
"Hệ thống cũng phải được thiết kế để không giới hạn lượt truy cập nên hạ tầng phải được cung cấp, bổ sung và thử nghiệm liên tục", anh Bình cho biết.
Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam áp dụng công nghệ triển lãm 3D. Công nghệ này rất mới và Việt Nam chưa có kinh nghiệm nên phải tham khảo nhiều. Tuy nhiên, việc làm chủ công nghệ và đưa vào thực tế giúp người tham gia triển lãm có những trải nghiệm thú vị và độc đáo so với phương thức truyền thống hay gian hàng 2D.
Gian hàng ảo 3D của Tập đoàn Viettel tại ITU Digital World 2020.
Diễn ra trong 3 ngày 20-22/10, ITU World 2020 đã được chuyển từ tổ chức offline sang online vì những điều kiện bất khả kháng khi đại dịch Covid-19 bùng lên toàn cầu. Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức ITU, thành bại của sự kiện chủ yếu dựa vào nền tảng Platform 3D mà Viettel phát triển trong quãng thời gian kỷ lục.
Nền tảng 100% Make in Vietnam sẽ giúp thay thế hoàn toàn hình thức triển lãm, phương thức trao đổi thông tin và cách tổ chức các phiên hội thảo. Dù được xây dựng trong thời gian ngắn nhưng Platform 3D không chỉ phải đáp ứng được các tính năng mà Bộ Thông tin và Truyền thông và ITU đưa ra mà còn đáp ứng các quy chuẩn xây dựng hệ thống phần mềm từ việc test tải, cho tới an toàn thông tin, hạ tầng triển khai, các phương án ứng phó nếu xảy ra sự cố.
Tuy nhiên, nhờ kinh nghiệm từ các sự kiện lớn như APEC 2017, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều 2019 hay Hội nghị Cấp cao ASEAN và ASEAN 3 vừa diễn ra giúp Viettel có thể đảm bảo an toàn thông tin cho các buổi họp trực tuyến và cả gian hàng của các nước. Bên cạnh đó, Viettel cũng đã tiến hành các cuộc tấn công giả lập để lên phương án bảo vệ an toàn cho sự kiện.
158 đội sắp thi online vòng khởi động Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020 Vòng Khởi động cuộc thi "Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020" sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến vào ngày 17/10 tới, với sự góp mặt của 158 đội thi. Sinh viên 7 nước ASEAN đua tài tại vòng Khởi động Là một hoạt động trong chuỗi sự kiện thường niên "Ngày An toàn thông tin Việt Nam" năm...