Viettel nỗ lực phổ cập kết nối 4.0 để không người Việt nào bị công nghệ bỏ lại phía sau
Hình ảnh những người đàn ông trung niên sử dụng điện thoại “cục gạch” đang ngày càng trở nên hiếm hoi ở những vùng quê, nơi smartphone và 4G đã trở nên phổ biến.
19h tối, ông Thanh lấy điện thoại gọi cho con trai để nói chuyện với cháu. Không phải đắn đo giá cước như trước đây, chiếc smartphone con trai mới mua cho không chỉ giúp ông Thanh gọi điện miễn phí mà còn dễ dàng nhìn thấy mặt các cháu. Từ ngày có chiếc điện thoại, ông Thanh cảm thấy gần gũi hơn với con cháu dù xa cách hơn 100km.
“Thằng cháu gần 2 tuổi, dạo này thường xuyên thấy mặt ông bà nên mỗi lần về quê, nó sà ngay vào lòng tôi chứ chẳng lạ lẫm gì. Hình như hay thấy mặt ông trên điện thoại nên chịu theo ông hơn”, ông Thanh kể với gương mặt rạng rỡ.
Gia đình làm nông nghiệp, ông bà khá vất vả để lo cho con học đại học. Quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, ông Thanh chưa bao giờ nghĩ một ngày mình sẽ sử dụng mạng 4G với điện thoại thông minh. Trước đây, ông có chiếc điện thoại cục gạch nhưng phần nhiều chỉ để nghe các con gọi về chứ cũng không dám gọi đi mấy vì sợ tốn tiền.
“Làng tôi bây giờ các ông bà trung niên cũng nhiều người có điện thoại thông minh kết nối Internet rồi. Trước thì đa phần mọi người dùng lại máy các con cho, chứ mua máy mới đắt lắm, như tôi chẳng dám mua. Nhưng bây giờ khác rồi, một chiếc điện thoại thông minh đắt hơn cái điện thoại cục gạch có tí nên ai cũng dùng được”, ông Thanh chia sẻ.
Nhờ những chiếc điện thoại mới, câu chuyện của các ông, các bà cũng trở nên đa dạng hơn. Những chủ đề đang “hot” trên Facebook, YouTube giờ đây lại trở thành câu chuyện được bàn tán sôi nổi. Những thông tin mới cũng thường xuyên được cập nhật với chủ đề đa dạng hơn rất nhiều so với việc xem tivi hay nghe đài như trước kia.
Những sản phẩm và dịch vụ vừa tốt lại vừa rẻ thúc đẩy những người như ông Thanh tiếp cận nhanh hơn với công nghệ. Tuy nhiên, phần lớn những người như ông lại không biết rằng lợi ích họ đang được hưởng tới từ nỗ lực kéo dài của các đại gia công nghệ Việt. Chiếc điện thoại ông Thanh đang dùng có giá bán 600.000đ là nhờ nỗ lực Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội ( Viettel) hợp tác cùng Tập đoàn Vingroup.
Trên thị trường, chiếc Vsmart Bee Lite được bán với giá gần 1,5 triệu đồng nhưng nhờ Viettel, chiếc smartphone 4G được trợ giá để tới tay người dùng thực sự cần, chỉ với 600.000đ. Song song với đó, Viettel sử dụng hệ thống phân phối rộng khắp cũng như vị thế tiên phong trong lĩnh vực viễn thông để thúc đẩy người dân tiếp cận công nghệ hiện đại. Khi những chiếc điện thoại là công cụ, những chính sách về 4G của Viettel trở thành động cơ để smartphone phát huy tối đa hiệu quả.
Video đang HOT
Kéo dài suốt nhiều tháng qua, Viettel vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh việc thay thế miễn phí sim 4G tận nhà, bao gồm ở các vùng nông thôn. Những khuyến mãi khủng cho người dùng chuyển từ 3G sang 4G cũng liên tiếp được tung ra. Các gói cước cũng được thiết kế với giá thành rẻ hơn, phục vụ chính xác nhu cầu của người dùng, bao gồm cả những người lớn tuổi ở các vùng xa xôi.
Thấu hiểu hạn chế của người dùng lớn tuổi, Viettel cũng sáng tạo các hình thức mới để người thân có thể tặng data miễn phí cho nhau. Thông qua những cú pháp đơn giản, con cái có thể dễ dàng tặng data cho bố mẹ, bạn bè, người thân… mà không mất chi phí, và sau đó chính người tặng còn được nhận thêm điểm ưu đãi Viettel vì tặng quà cho người khác.
Một điểm quan trọng khác là Viettel đã hoàn tất phủ sóng 4G trên toàn quốc, bao gồm cả những khu vực biển đảo. Thậm chí, trong vùng 35km tính từ bờ biển, vùng phủ mạng 4G đạt 95% diện tích. Từ vùng 35km tới 100km, mạng 4G vẫn đảm bảo cho người dùng truy cập web, nhắn tin/gọi điện thông qua các ứng dụng OTT một cách dễ dàng.
Với những nỗ lực liên tiếp cùng việc sẵn sàng hợp tác với các tập đoàn công nghệ Việt, Viettel đang góp phần quan trọng trong tham vọng phổ cập smartphone 4G cho người dân Việt Nam. Với những thành tựu đã đạt được, người Việt Nam có thể vững tin không ai bị công nghệ bỏ lại phía sau trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Song song với đó, mục tiêu chuyển đổi số của Việt Nam cũng có thêm nền móng vững chắc để thành công, đưa Việt Nam tiến nhanh với những công nghệ của tương lai.
"Không tin ai cả", "mua son nhưng đừng tự trang điểm"..., những thuật ngữ thức tỉnh người Việt về an toàn, an ninh mạng trong chuyển đổi số
Cách mạng công nghiệp 4.0 hay chuyển đổi số đang trở thành những thuật ngữ quen thuộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số không song hành cùng các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh mạng có thể khiến doanh nghiệp, thậm chí cả một nền kinh tế phải trả giá.
Thách thức với an toàn, an ninh mạng Việt Nam
Trong khuôn khổ Hội thảo, Triển lãm Quốc tế ngày An toàn thông tin Việt Nam năm 2020, an toàn, an minh mạng trong quá trình chuyển đổi số đã trở thành chuyên đề đầu tiên được thảo luận. Ông Lương Tuấn Thành, Phó Chủ tịch cấp cao, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn CMC, cho biết, mặc dù đại dịch Covid-19 hoành hành trên khắp thế giới nhưng lĩnh vực Công nghệ thông tin vẫn tăng trưởng, đặc biệt là an toàn, an ninh mạng.
Đại dịch Covid-19 cũng tạo ra một cú huých lớn, trở thành động lực cho an ninh mạng trong các lĩnh vực đặc thù mới như y tế, sản xuất và tài chính ngân hàng. Tỷ trọng đầu tư vào an toàn, an ninh mạng cũng đang được các doanh nghiệp gia tăng. Tại Việt Nam, CMC áp dụng chiến lược đảm bảo an toàn, an ninh mạng 3 bước trong đó cốt lõi là thuật ngữ Zero-Trust (không tin ai cả). Chuyển đối số khiến các thiết bị IoT gia tăng nhanh chóng làm cho các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh mạng kém hiệu quả hơn.
"Chúng tôi chia thành 2 đội. Đội Xanh gồm những chuyên gia hàng đầu có những chứng chỉ cao nhất để thiết kế ra các hệ thống đảm bảo an toàn cho khách hàng. Trong khi đó, đội Đỏ đảm trách nhiệm vụ nghiên cứu mã độc và tấn công thử để đảm bảo chúng tôi biết cách xử lý khi sự cố xảy ra" , ông Thành chia sẻ.
Bên cạnh đó, nhằm nâng cao trình độ đội ngũ nhân sự, CMC cũng đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm tận dụng tri thức của những gã khổng lồ thế giới để hoàn thiện cho sản phẩm của mình và tránh bị tụt hậu. Sản phẩm dành cho người Việt cũng cần đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế.
Big Data, Machine Learning giải thế khó cho người Việt
Trong phần trình bày của mình, ông Nguyễn Sơn Hải, Giám đốc Công ty An ninh mạng Viettel cảnh báo rằng các cuộc tấn công mạng trên thế giới đang diễn ra với cường độ lớn cùng những chiêu thức không thể lường trước. Thậm chí, tin tặc có thể dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để giả giọng nói của một người nào đó để lừa nạn nhân thỏa mãn các mục đích của mình.
"An toàn thông tin trở thành rào cản với chuyển đổi số. Người dùng có thể không dám lên khi chưa thể đảm bảo cho chính mình, lên xong lại hủy vì bị tấn công hay gặp vấn đề. Chính vì vậy, việc chuyển đổi cần phải diễn ra ở từng cấp, xem an toàn thông tin là ưu tiên hàng đầu trong việc cân nhắc và quyết định" , Giám đốc công ty An ninh mạng Viettel nhấn mạnh.
Viettel cũng tận dụng công nghệ, tri thức của thế giới đồng thời cũng nhấn mạnh về việc không có vùng an toàn trên Internet trong kỷ nguyên số. Theo đó, mọi thiết bị sẽ bị kiểm tra dựa vào hành vi và danh sách khả nghi. Nếu phát hiện vấn đề, quyền truy cập của thiết bị có thể bị chặn để đảm bảo an toàn.
Chuyển biến bước ngoặt trong lĩnh vực an toàn thông tin
Ông Khổng Huy Hùng, Tổng giám đốc Công ty Công nghệ An ninh không gian mạng Việt Nam (VNCS), thì cho rằng sự chủ quan thường khiến con người phải trả giá đắt. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp đang chi rất ít cho an toàn thông tin với mức 0,04% GDP, chỉ bằng 1/3 so với trung bình thế giới. Trong khi đó, các nước đầu bảng về công nghệ thông tin cũng là những nước chi tiêu mạnh tay nhất cho an toàn, an ninh mạng.
"Những người nổi tiếng thường chi rất nhiều cho mỹ phẩm nhưng lại luôn thuê người trang điểm khi dự các sự kiện lớn. Họ mua son tốt nhưng không tự trang điểm bởi sẽ không thể đẹp như thợ trang điểm chuyên nghiệp. Nếu muốn hãy cứ thuê trang điểm nhưng dùng son của mình. An toàn thông tin cũng vậy. Mua giải pháp chứ đừng tự vận hành", ông Hùng nhấn mạnh.
Bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng
Trong phát biểu tại Hội thảo, Triển lãm Quốc tế ngày An toàn thông tin Việt Nam năm 2020, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh tầm quan trọng của an toàn, an ninh mạng trong kỷ nguyên số.
"Cường quốc an ninh mạng cũng như cường quốc quân sự. Công nghiệp an ninh mạng cũng như công nghiệp Quốc phòng. Việt Nam thịnh vượng trên không gian mạng thì cũng phải biết bảo vệ mình trên không gian mạn. Sứ mệnh của An toàn, an ninh mạng Việt Nam là bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng" , Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định.
Khi thế giới đang chuyển chuyển mình vĩ đại từ thế giới thực sang thế giới ảo, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ những lo lắng về an toàn, an ninh mạng là điều hiện hữu. Các quốc gia đều phải nỗ lực làm chủ công nghệ để không phụ thuộc số phận vào nước khác. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải hợp tác chặt chẽ ngay từ đầu với các công ty công nghệ thông tin để sản phẩm và dịch vụ được đảm bảo an toàn ở mức cao nhất.
BizFly Cloud - Nhà cung cấp đa dịch vụ đám mây với chi phí tối ưu nhất - được vận hành bởi VCCorp - hiện là đối tác uy tín của nhiều đơn vị lớn như VTV, Vingroup, Đất Xanh Miền Bắc, Thu Cúc, Ahamove, VNtrip...
Công nghệ AI có thể đóng góp 12% GDP cho kinh tế Việt Nam Với việc đầu tư phát triển công nghệ AI của các tập đoàn lớn như FPT, Viettel, VNPT, Vingroup, nhiều chuyên gia AI giỏi của Việt Nam tại nước ngoài đã quay trở về nước. Dùng công nghệ AI để chuyển đổi số Chiều 30/10, Bộ TT&TT đã tổ chức ra mắt nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện (FPT.AI). Đây là...