Viettel được chấp thuận rót 329 triệu USD vào mạng viễn thông ở Cameroon
Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel ( Viettel Global) vừa chính thức nhận được giấy phép đầu tư mạng viễn thông di động tại Cameroon, với việc thành lập Công ty Viettel Camroun S.A.R.L
Dự án này có sự tham gia của đối tác nước ngoài là công ty Bestinver Cameroon (Bestcam) tại Thủ đô Yaoinde, Cameroon.
Tổng vốn đầu tư dự án là 329 triệu USD, tương đương gần 6.900 tỷ đồng, trong đó Viettel Global góp 70%, khoảng 230 triệu USD, tương đương 4.800 tỷ đồng.
Khoản góp vốn đầu tư của Viettel Global được chia thành 2 khoản mục:
- Góp vốn điều lệ vào Viettel Cameroun S.A.R.L: 56 triệu USD (1.169 tỷ đồng)
Video đang HOT
- Cho Viettel Cameroun S.A.R.L vay theo hình thức vay cổ đông: 174 triệu USD (3.638 tỷ đồng)
Dự án Viettel Cameroun S.A.R.L của Viettel Global sẽ hoạt động trong thời hạn 50 năm.
Trong năm 2013, dự án sẽ khởi công xây dựng vào tháng 3, dự kiến lắp đặt thiết bị vận hành thử là tháng 10 và đi vào sản xuất kinh doanh vào tháng 12.
Thông qua việc xây dựng mạng truyền dẫn, mạng GSM, WCDMA để cung cấp dịch vụ điện thoại di động, điện thoại cố định, dịch vụ băng rộng di đông, Internet và các dịch vụ viễn thông khác. Ngoài ra, dự án đồng thời tiến hành xây dựng hạ tầng viễn thông, kinh doanh truyền hình cáp và truyền hình số mặt đất ở nước sở tại.
Theo đó, Cameroon sẽ là mạng viễn thông quốc tế thứ 7 của Viettel sau các thị trường Campuchia, Lào, Haiti, Peru, Mozambique và Đông Timor.
Theo CafeBiz
Dịch vụ 'gọi điện miễn phí' không dễ đe dọa nhà mạng
Đại diện của hầu hết các mạng viễn thông di động từ lớn đến nhỏ đều cho rằng việc các doanh nghiệp phát triển OTT đe dọa được nhà mạng viễn thông di động là khó xảy ra.
Sau khi phớt lờ những sự đe dọa của dịch vụ Over the top content (OTT) với các phần mềm nhắn tin, gọi điện miễn phí như Viber, Whatsapp, Wala, Zalo, Wechat... vì cho rằng chưa có mối nguy hiểm nào đáng kể thì đến nay, các nhà mạng viễn thông di động đang dần "biết sợ" hơn.
Đại diện của hầu hết các mạng viễn thông di động từ lớn đến nhỏ đều cho rằng việc các doanh nghiệp phát triển OTT đe dọa được nhà mạng viễn thông di động là khó xảy ra. Những lý do được đưa ra như wifi, 3G chưa quá phổ biến, người dùng phải sử dụng smartphone, hai máy phải cài chung phần mềm tương thích,... Thế nhưng, mới đây, đại diện của Viettel và cả Bộ thông tin và truyền thông đều tỏ ra quan ngại về khả năng nhà mạng sẽ bị tổn hại về doanh thu.
Cụ thể, ngày 24.12 vừa qua, tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ năm 2013 của Bộ Thông tin và truyền thông, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel đã cho rằng, dịch vụ OTT giúp nhắn tin, gọi điện miễn phí qua mạng Wifi, 3G như Viber, Whatsapp đang là một nguy cơ với các doanh nghiệp viễn thông nói riêng và các ngành CNTT, truyền thông, truyền hình nói riêng.
Ông này giải thích thêm, những dịch vụ viễn thông cơ bản như điện thoại, nhắn tin và truyền hình đang chiếm đến 80% doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông (khoảng trên 100.000 tỉ đồng). Tuy nhiên, các dịch vụ này lại đang được cung cấp miễn phí trên mạng bởi các công ty nước ngoài, để từ đó kinh doanh những dịch vụ khác ngoài viễn thông. "Các cuộc gọi , nhắn tin miễn phí qua mạng WiFi, 3G đó sẽ rất khó quản lý về mặt an ninh. Vì thế, Bộ thông tin và truyền thông nên có chính sách quản lý dịch vụ OTT trên cơ sở không kìm hãm sự phát triển nhưng đảm bảo phát triển bền vững của ngành viễn thông, CNTT và truyền hình", ông Hùng nói.
Tuy dịch vụ OTT đang trên đà phát triển mạnh mẽ và được nhiều nước phát triển hoanh nghênh vì những ích lợi dành cho người dùng nhưng trước những áp lực mà các nhà mạng đang đặt ra, Bộ Thông tin và truyền thông cho biết năm 2013 sẽ có chính sách quản lý phù hợp, tránh việc các nhà mạng mất dần doanh thu.
Ông Nguyễn Thanh Hòa, trưởng nhóm phát triển kĩ thuật, đồng sáng lập Wala, một dịch vụ nhắn tin miễn phí cho rằng, việc các nhà mạng lo ngại bị mất mát doanh thu là đúng, vì những công cụ thoại, nhắn tin miễn phí đang phát triển quá nhanh. Ông này cũng cho rằng, nếu nhà nước đưa ra chính sách quản lý thì các công ty chuyên doanh OTT nên hợp tác với các nhà mạng viễn thông di động để tìm một giải pháp hợp lí nhất cho đôi bên cùng có lợi.
Ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) dẫn ví dụ tại Ả Rập, nhà nước đã có chính sách cấm triệt để những phần mềm miễn phí này để bảo hộ các nhà mạng trong nước. Tuy nhiên, nếu như nhà nước ta có biện pháp quản lý tương tự như Ả Rập thì có vẻ người chịu thiệt hại nhất chính là người dùng.
May mắn thay, nếu như không tiếp tục bị cấm thì vẫn còn những con đường khác để người dùng tiết kiệm túi tiền với những ứng dụng miễn phí từ chính những nhà sản xuất smartphone. Các hãng này cũng trang bị các phần mềm nhắn tin miễn phí nhằm tăng thêm tiện ích cho người sử dụng như Blackberry với công cụ Blackberry Messenger, Apple với ứng dụng Facetime đàm thoại video và iMssenger hỗ trợ nhắn tin đa phương tiện giữa các thiết bị chạy iOS với nhau hay Samsung với phần mềm ChatOn.
Theo Nhịp cầu đầu tư
Thiết bị Huawei và ZTE tràn ngập trong các mạng viễn thông Việt: Do cơ chế? Doanh nghiệp viễn thông trong nước giải thích vì sao sử dụng nhiều thiết bị, linh kiện từ Huawei và ZTE...Phó giám đốc một nhà mạng lớn cho biết, phần hạ tầng quan trọng nhất là hệ thống chuyển mạch thì hoàn toàn không có thiết bị của Huawei và ZTE. Phó giám đốc một nhà mạng lớn cho biết, phần hạ tầng...