Vietravel (VTR): Quý III/2020 ghi nhận lãi trở lại sau khi Việt Nam mở lại đường bay
Công ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam – Vietravel (Mã chứng khoán: VTR – sàn UPCOM) công bố báo cáo tài chính quý III/2020.
Theo đó, trong quý III/2020 Vietravel ghi nhận doanh thu đạt 486,5 tỷ đồng, bằng 21,8% thực hiện trong quý III/2019 và lợi nhuận trước thuế đạt 0,6 tỷ đồng, so với cùng kỳ là 33,3 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp có sự cải thiện từ 6,8% lên 13,4%.
Doanh nghiệp cho biết, lợi nhuận giảm trong quý III/2020 do bị ảnh hưởng của dịch bênh Covid-19 đến lĩnh vực của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nếu so sách mức lợi nhuận trước thuế quý III/2020 là 0,6 tỷ đồng với quý II/2020 là lỗ 38 tỷ đồng thì có thể thấy hoạt động kinh doanh cho thấy sự hồi phục sau cú sốc Covid-19, điều này trùng hợp với giai đoạn Việt Nam bình thường hóa hoạt động vận tải hàng không trong nước.
Nguồn: Internet
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 1.457,7 tỷ đồng, bằng 25,1% so với 9 tháng đầu năm 2019 và lỗ 72,7 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 70,1 tỷ đồng.
Doanh nghiệp có thuyết minh trong 9 tháng đầu năm, doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành đạt 917,1 tỷ đồng, chiếm 62,8% tổng doanh thu; doanh thu bán vé máy bay đạt 351,3 tỷ đồng, chiếm 24% tổng doanh thu; doanh thu cung cấp dịch vụ khác đạt 117,9 tỷ đồng, chiếm 8,1% tổng doanh thu; và doanh thu bán hàng hóa đạt 75,1 tỷ đồng, chiếm 5,1% tổng doanh thu.
Video đang HOT
Như vậy, lĩnh vực du lịch vẫn là ngành trọng yếu tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như phụ thuộc vào quá trình mở cửa đường bay trong nước liên tục sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp hồi phục, ngoài ra nếu các đường bay quốc tế sớm khôi phục hoàn toàn giống trước khi có dịch sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp quay trở lại.
Được biết, trong năm 2020 doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu là 3.065 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế lỗ 22,75 tỷ đồng.
Tính tới 30/09/2020, tổng tài sản giảm 11,5% về 1.931,3 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 859,2 tỷ đồng, chiếm 44,5% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 532,3 tỷ đồng, chiếm 27,6% tổng tài sản; tài sản ngắn hạn khác đạt 244,2 tỷ đồng, chiếm 12,6% tổng tài sản.
Có thể thấy mặt dù gặp khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn sở hữu tới 859,2 tỷ đồng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn, đây là cơ sở giúp doanh nghiệp có thể sớm khôi phục lại hoạt động kinh doanh.
Mới đây, hãng hàng không Vietravel Airlines vừa được Bộ Giao thông Vận tải cấp giấy phép bay sau gần 2 năm khởi động đề án. Hãng hàng không của Vietravel có vốn điều lệ 700 tỷ đồng, có thời gian hoạt động dự án 50 năm. Ông Nguyễn Quốc Kỳ đồng thời là Chủ tịch Vietravel Airlines.
Về quy mô, số lượng tàu bay khai thác năm đầu tiên của Vietravel Airlines là 3 tàu bay, tăng dần đến năm thứ 5 khai thác 8 tàu bay.
Đại gia chăn nuôi lợn báo lãi tăng hơn 2.000%
Lợi nhuận 9 tháng đầu năm của Dabaco tăng hơn 2.300%, giá cổ phiếu liên tục đi lên, đại diện cho kết quả kinh doanh khả quan của nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lợn trong nước.
Năm 2020 chứng kiến nhiều kỷ lục của ngành chăn nuôi lợn. Giá lợn hơi có thời điểm chạm mốc trên 100.000 đồng/kg tại một số địa phương, mức kỷ lục trong lịch sử khi nguồn cung trên thị trường tiếp tục thiếu hụt vì dịch tả lợn châu Phi. Giá lợn hơi tăng đẩy giá thịt lợn mảnh lên cao, có loại trên 200.000 đồng/kg.
Kỷ lục giá thịt lợn có thể làm người tiêu dùng phiền lòng nhưng lại là tiền đề giúp các doanh nghiệp chăn nuôi thiết lập kỷ lục lợi nhuận. Nếu các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ gặp nhiều khó khăn khi tái đàn, các doanh nghiệp quy mô lớn lại sở hữu lợi thế khi dịch bệnh bùng phát với nguồn con giống, quy trình chăn nuôi bài bản.
Lợi nhuận vượt vốn điều lệ
Tập đoàn Dabaco, một trong những doanh nghiệp cung cấp thịt lợn lớn nhất Việt nam với hệ thống phân phối phủ khắp cả nước, là minh chứng điển hình cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh nghiệp chăn nuôi trong năm 2020.
Trong quý III, doanh thu thuần của Dabaco đạt 2.550 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ 2019. Nhưng tỷ suất lợi nhuận gộp của Dabaco cao gần gấp đôi khiến lãi gộp của doanh nghiệp này tăng trưởng tới 74%, đạt 679 tỷ.
Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế của Dabaco trong 3 tháng qua đạt 387 tỷ đồng, cao gấp 20 lần con số 19 tỷ đồng của quý III/2019. Lũy kế 9 tháng đầu năm, lãi ròng của Dabaco là 1.137 tỷ, tăng hơn 2.300% so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận 9 tháng của Dabaco thiết lập kỷ lục trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp khi vượt vốn điều lệ công ty (1.048 tỷ), cao hơn tổng lợi nhuận của cả 3 năm trước đó từ 2017 đến 2019.
Có quy mô nhỏ hơn nhiều so với Dabaco nhưng Công ty Chăn nuôi Mitraco tại Hà Tĩnh cũng ghi nhận bức tranh tăng trưởng thần kỳ tương tự.
Quý III vừa qua, Mitraco có doanh thu 108 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ năm trước. Hiệu quả kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ khi công ty thu về 36 tỷ lợi nhuận gộp. Quý III/2019, chỉ tiêu này của Mitraco âm 7 tỷ.
Lợi nhuận sau thuế quý III của Mitraco là 30 tỷ trong khi cùng kỳ năm trước lỗ ròng 10 tỷ. Sau 9 tháng, Mitraco đạt lợi nhuận ròng 85 tỷ đồng. Một năm trước, công ty còn báo lỗ 30 tỷ.
Mức lãi 85 tỷ là lợi nhuận kỷ lục trong lịch sử của Mitraco, cao hơn gấp đôi so với vốn điều lệ 40 tỷ. Khoản lãi này cũng giúp công ty xóa sạch phần lỗ lũy kế 50 tỷ vào cuối năm 2019.
Công ty Cổ phần Nông súc sản Đồng Nai (Dolico), một doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô địa phương tương tự Mitraco, cũng ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận phi thường.
Cả năm 2019, Dolico chỉ có doanh thu 195 tỷ và lợi nhuận sau thuế 23 tỷ đồng. Nhưng sau 3 quý đã qua của năm 2020, công ty thông báo đạt doanh thu 264 tỷ và lãi ròng 110 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của Dolico chỉ là 103 tỷ đồng.
Giá cổ phiếu tăng vọt
Đi kèm với việc lợi nhuận tăng trưởng vài chục lần là đà tăng giá phi mã của cổ phiếu các doanh nghiệp chăn nuôi trên sàn chứng khoán. Trừ cổ phiếu Dolico không có giao dịch, thị giá cổ phiếu Dabaco (DBC) trên HoSE và Mitraco (MLS) trên UPCoM đều tăng vài trăm phần trăm cùng kỷ lục thanh khoản trong 6 tháng qua.
DBC chuyển niêm yết sang sàn HoSE từ tháng 7/2019 với thị giá chưa đến 19.000 đồng/cổ phiếu và gần như chỉ loanh quanh mốc này trước khi bị đẩy xuống đáy 13.260 đồng vào cuối tháng 3 khi dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng lên thị trường chứng khoán.
Nhưng chỉ mất 2,5 tháng, DBC tăng giá hơn 300%, leo thẳng lên mức đỉnh 54.860 đồng/cổ phiếu vào đầu tháng 6. Cổ phiếu Dabaco sau đó trải qua nhiều đợt điều chỉnh và hồi phục đan xen. Hiện tại, thị giá của DBC ở mức 41.050 đồng/cổ phiếu.
Trên sàn UPCoM, cổ phiếu Mitraco trải qua phần lớn thời gian không phát sinh giao dịch trước khi bị kéo về mức đáy 5.600 đồng vào đầu tháng 4. Thị giá MLS bắt đầu tăng nóng cùng với khối lượng giao dịch sôi động hơn hẳn giai đoạn trước.
Cổ phiếu của Dabaco mà Mitraco cùng tăng giá phi mã cùng với thanh khoản cao hơn hẳn. Ảnh: VNDS.
Đến đầu tháng 10, MLS xác lập kỷ lục thị giá trong lịch sử ở mức 54.900 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức tăng giá 880% trong 6 tháng. Hiện tại, MLS đã điều chỉnh về vùng giá 49.400 đồng/cổ phiếu.
Nhìn về triển vọng tương lai của các công ty chăn nuôi như Dabaco, nhóm phân tích của VCSC hay VDSC cùng nhận định giá thịt lợn - yếu tố cơ bản giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận - khó giảm trong tương lai gần.
Nguyên nhân là các hộ chăn nuôi còn ngần ngại về việc tái đàn do dịch tả châu Phi cộng với giá thành cao của con giống trong khi sản lượng thịt heo cung cấp bởi các doanh nghiệp chỉ chiếm 35% toàn thị trường; thịt nhập khẩu vẫn ở mức thấp do hoạt động sản xuất, vận chuyển chững lại vì dịch Covid-19; người tiêu dùng chưa sẵn sàng chuyển sang loại thực phẩm khác thay thế.
Tăng trưởng đều đặn, cổ phiếu Viettel Post tăng gấp đôi sau 2 năm lên sàn Kể từ khi lên sàn UPCom vào cuối năm 2018, cổ phiếu Viettel Post (Mã CK: VTP) luôn là một trong những cái tên "hot" trên sàn chứng khoán bởi ngành kinh doanh đặc thù, hưởng lợi từ tăng trưởng của ngành Thương mại điện tử cũng như tỷ lệ chi trả cổ tức cao qua mỗi năm. Trong năm 2020, dù chịu...