Vietnam ICT Summit 2019: Việt Nam ở đâu trong dòng chảy Chuyển đổi số?
Vì sao “chuyển đổi số” là chủ đề chính của Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam ( Vietnam ICT Summit) 2019?
Thực tế cho thấy, thế giới đang chứng kiến một cuộc “chuyển mình” mạnh mẽ, với những doanh nghiệp/ tổ chức đi tiên phong trên lộ trình chuyển đổi số, tạo ra sự đột phá về năng suất, cải thiện năng lực quản trị, trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa mô hình kinh doanh.
Những bài học từ các “nhà tiên phong” trên thế giới
Minh chứng điển hình cho xu thế này trên thế giới, có thể kể đến những tên tuổi như: Airbus với việc xây dựng nền tảng dữ liệu mở lớn nhất cho ngành hàng không, Walmart tích cực hóa trải nghiệm khách hàng nhờ rút ngắn thời gian thanh toán và các dữ liệu thu được từ Trung tâm thông tin về thị trường và người tiêu dùng do họ xây dựng, hay hãng dược GlaxoSmith thay đổi cơ cấu tổ chức để phá rào cản và dọn đường cho chuyển đổi số…
Cụ thể, Airbus – công ty hàng đầu thế giới hoạt động trong lĩnh vực hàng không vũ trụ và các dịch vụ liên quan, với gần 50 năm “tuổi đời”, đã nhận diện các vấn đề và coi dữ liệu là mấu chốt chính trong chuyển đổi số. Hãng đã kết hợp với Palantir, công ty tiên phong về phân tích dữ liệu lớn trên thế giới, ra mắt nền tảng Skywise vào tháng 6/2017. Đây là nền tảng dữ liệu mở lớn nhất về ngành hàng không, hay còn gọi là hồ dữ liệu (data lake) của ngành hàng không. Trong đó, Skywise kết nối và thu thập dữ liệu từ hệ thống dữ liệu trên máy bay của Airbus, hệ thống dữ liệu vận hành bay của các hãng hàng không trên thế giới. Qua phân tích lượng dữ liệu khổng lồ này, đã mang lại những giá trị cụ thể cho các hãng hàng không như giảm gián đoạn chuyến bay; giảm chi phí bảo trì; tối ưu hóa hoạt động bay và quản lý đội bay…). Hơn nữa, các hãng hàng không có thể lưu trữ, truy cập, quản lý và phân tích các dữ liệu này mà không cần phải đầu tư thêm cơ sở hạ tầng.
Đồng thời, đội ngũ kỹ sư của Airbus cũng có thể cải thiện chất lượng máy bay từ chính nguồn dữ liệu phản hồi của khách hàng. Ví dụ, nhờ phân tích dữ liệu lớn, Airbus đã giảm thời gian cần thiết để sửa máy bơm nhiên liệu trên máy bay A380 từ 24 tháng xuống còn 2 tuần.
Một câu chuyện thú vị khác cũng đang diễn ra ở Walmart Inc. (nhãn hiệu Walmart), tập đoàn sở hữu hệ thống bán lẻ lớn nhất thế giới, bao gồm các chuỗi siêu thị, cửa hàng khổng lồ tại nhiều đất nước. Với hơn 40 triệu lượt mua sắm mỗi ngày, Walmart chịu sức ép rất lớn về vận hành dịch vụ.
Để giải quyết sức ép này, Walmart đã có nhiều phát kiến quan trọng, mà điển hình là triển khai ứng dụng di động và tạo ra nhiều cách thức giao nhận hàng hóa. Với ứng dụng của Walmart trên di động, khách hàng có thể đặt hàng nhanh chóng và “đặt chỗ” trước thông qua các đơn hàng tạo sẵn, sau đó đến quầy ưu tiên để thanh toán (Scan and Go). Walmart cũng tạo ra nhiều cách thức giao nhận hàng hóa khác nhau. Khách hàng có thể đặt hàng online và sau đó nhận hàng tại cửa hàng ở nhiều quầy và nhiều cách khác nhau. Ví dụ như Pickup Tower (Cột nhận hàng) để khách hàng scan barcode và sau đó nhận hàng.
Ngoài ra, Walmart còn thí nghiệm những công nghệ mới nhờ vào Walmart Lads (một dạng Digital Factory) để cải tiến việc vận hành và tăng cường trải nghiệm người dùng. Ví dụ như ứng dụng Blockchain để tăng cường an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc với thời gian rút ngắn “kỷ lục” là 2 giây.
Video đang HOT
Cùng đó, Walmart đã cải tiến trong việc vận hành khối nghiệp vụ hậu cần và xây dựng hệ thống điện toán đám mây tư nhân lớn nhất thế giới với khả năng xử lý khoảng 2,5 petabytes dữ liệu trong 1 giờ. Data Cafe, một bộ phận phân tích dữ liệu tối tân với các chuyên gia phân tích dữ liệu luôn sẵn sàng tư vấn cho các bộ phận khác. Thời gian xử lý dữ liệu đã giảm xuống từ vài tuần xuống còn vài phút, giúp các bộ phận nắm được tổng quan vấn đề, tối ưu hóa các quá trình vận hành.
Walmart tiên phong trong công nghệ Scan and Go
Việt Nam cần làm gì cho mục tiêu chuyển đổi số?
Từ xu thế chuyển đổi số đang lan tỏa mạnh mẽ trên toàn cầu, cũng như những câu chuyện điển hình trên, có thể thấy Việt Nam không thể “đứng ngoài cuộc” – nếu không muốn nói đây là một vấn đề mang tính sống còn! Từng ngành, từng lĩnh vực đều cần tái cấu trúc, thay đổi về chất mô hình tăng trưởng, dựa nhiều hơn vào sáng tạo và tăng năng suất.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nhiều doanh nghiệp Việt Nam ở hầu hết các lĩnh vực (thương mại, tài chính ngân hàng, giáo dục, y tế, du lịch, logistics, công nghiệp chế tác,…) đều ít nhiều bắt tay vào công cuộc cải tổ chính mình theo xu hướng chuyển đổi số trên thế giới.
Chẳng hạn, có thể kể đến câu chuyện FE CREDIT đã ứng dụng nền tảng cho vay kỹ thuật số $NAP hoàn toàn tự động, mang đến một quy trình cho vay hoàn chỉnh và khép kín, không cần đến sự can thiệp của con người, rút ngắn toàn bộ quá trình vay chỉ còn 10-15 phút và khách hàng được giải ngân tiền trong vòng vài giờ. Trong đó, $NAP sử dụng công nghệ nhận dạng ký tự quang học (OCR) và nhận dạng chữ viết tay (ICR) để xác minh danh tính khách hàng và ghi nhận thông tin trên giấy tờ được người dùng chụp bằng chính điện thoại của họ. Đồng thời, FE Credit còn áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt, sử dụng ảnh chân dung khách hàng tự chụp để truy vấn dữ liệu tín dụng và đưa ra quyết định.
Kết quả là chỉ trong 2 tháng sau khi triển khai (đến tháng 11/2018), số lượng đăng ký vay và số khoản vay được giải ngân qua ứng dụng $NAP tăng trung bình 280%. Tính đến cuối tháng 11/2018, số lượng đăng ký vay đã đạt gần 150.000 và có khoảng 2.000 đăng ký mỗi ngày. Hơn thế, nhờ AI và phân tích dữ liệu chuyên sâu trong quá trình xác minh khách hàng, FE CREDIT đã thành công trong việc nắm bắt được nhu cầu của phân khúc khách hàng chưa được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng.
Ngoài FE CREDIT, có thể kể đến nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn như Viettel, Vietcombank, EVN, FPT… đều đã có những động thái tham gia tích cực công cuộc chuyển đổi số và cũng đã gặt hái được những kết quả nhất định. Trong đó, có thể đến FPT với việc định hướng “chuyển đổi số cùng với khách hàng”.
FPT đã đưa chuyển đổi số gắn liền với tăng cường năng lực công nghệ mới chuyên sâu, tập trung giải quyết vấn đề một cách đột phá, và không ngừng sáng tạo. Có thể thấy được những kết quả liên tục của quá trình này qua các sản phẩm giải pháp đã được FPT đưa ra thị trường trong nước và thị trường toàn cầu như bệnh viện thông minh, giao thông thông minh, điện toán đám mây, truyền hình thông minh. Một ví dụ là hệ thống công cụ bán hàng được chuyển đổi thành hệ thống trực tuyến với các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, điện toán đám mây giúp tiếp cận khách hàng một trực quan thay vì sử dụng phương pháp tiếp cận truyền thống. Hay như hệ thống quản lý dự án đồng bộ giúp người quản lý cập nhật tiến độ dự án từng phút để hỗ trợ việc ra quyết định thay vì việc báo cáo định kỳ hằng tuần, tháng, quý như trước đây.
Hoạch định một kế hoạch dài hơi về chiến lược chuyển đổi số, Ban lãnh đạo Tập đoàn FPT đã mời ông Phương Trầm – nguyên giám đốc CNTT, người trực tiếp chỉ đạo, triển khai thành công các chương trình chuyển đổi số cho một Tập đoàn hàng đầu tại Mỹ về hóa chất, nông nghiệp và vật liệu mới – làm Tư vấn trưởng cho các dự án chuyển đổi số của FPT.
Từ những bài học kinh nghiệm điển hình này, chương trình nghị sự của Vietnam ICT Summit 2019 sẽ mang đến những chia sẻ nhiều hơn từ các chuyên gia đang quan sát hay đang tham gia thực hiện chuyển đổi số trong các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. Với mục tiêu góp phần thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam và xây dựng nền kinh tế số vì một Việt Nam hùng cường, hy vọng kỳ Diễn đàn này sẽ mở ra một chương mới, với những câu chuyện, những kỳ tích mới được chính người Việt Nam viết nên.
Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam (Vietnam ICT Summit) 2019 sẽ diễn ra vào ngày 8/8 tới tại Hà Nội.
Theo VTV
APICTA 2019 là cơ hội tốt để Việt Nam giới thiệu năng lực CNTT
Ông Lữ Thành Long, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng APICTA 2019 đánh giá đây là cơ hội rất tốt để Việt Nam giới thiệu năng lực và thành tựu về CNTT tới bạn bè quốc tế.
Năm 2019, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Giải thưởng APICTA tại Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh. Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) là một trong những đơn vị chịu trách nhiệm chính về công tác tổ chức sự kiện này.
Vừa qua, đoàn Lãnh đạo cấp cao APICTA đã đến Việt Nam kiểm tra thực tế công tác chuẩn bị của nước chủ nhà. Đoàn gồm 23 đại biểu từ 14 quốc gia và nền kinh tế thành viên APICTA. Về phía Việt Nam, ông Lữ Thành Long - Phó chủ tịch VINASA, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng APICTA 2019 đã tham dự buổi làm việc.
Giải thưởng APICTA là giải thưởng quốc tế do Liên minh các tổ chức CNTT khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APICTA) tổ chức, nhằm ghi nhận những sản phẩm, giải pháp phần mềm, CNTT, dự án khởi nghiệp... xuất sắc của các quốc gia/nền kinh tế thành viên, hỗ trợ phát triển kinh doanh trong khu vực và quốc tế. Giải thưởng được coi là Giải OSCAR về CNTT khu vực Châu Á Thái Bình dương và được tổ chức hàng năm và luân phiên tại các quốc gia thành viên của APICTA. Năm 2018, ViettelPay của Viettel - sản phẩm đạt danh hiệu Sao Khuê 2018 đã xuất sắc vượt qua các sản phẩm, giải pháp của các nước tiên tiến khác giành Cúp chiến thắng (Winner) tại hạng mục Business - Finance and Marketing, tự hào đưa Việt Nam ghi dấu ấn trên bản đồ Công nghệ châu lục.
Giải thưởng APICTA 2019 sẽ được tổ chức tại thành phố Hạ Long (Tỉnh Quảng Ninh) từ ngày 18 - 22/11. Chương trình dự kiến sẽ có sự tham gia của 1.000 đại biểu từ các doanh nghiệp, tổ chức có đề cử tham gia Giải thưởng từ 16 quốc gia/nền kinh tế thành viên của APICTA. Đây là cơ hội để Việt Nam giới thiệu về đất nước, con người và sự phát triển của ngành CNTT nước nhà, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức trong nước gặp gỡ, kết nối với các đối tác quốc tế, mở thêm cơ hội cho các sản phẩm, giải pháp phần mềm trong nước có cơ hội tranh tài và ghi danh trong đấu trường khu vực.
Giải thưởng APICTA sẽ được trao cho các đề cử xuất sắc thuộc 5 lĩnh vực chính (Consumer; Inclusions and Community Services; Industrial; Business Services và Public Sector and Government), 2 lĩnh vực bổ sung (R&D và Startups) và 3 lĩnh vực công nghệ (Big data analytics, IoT và AI). Giải thưởng gồm 3 hoạt động: lựa chọn đề cử xuất sắc từ các quốc gia thành viên, nộp hồ sơ trực tuyến và tham gia thuyết trình trực tiếp trước hội đồng đánh giá quốc tế.
Tại Việt Nam, VINASA đã chính thức thông báo và mời các doanh nghiệp của Việt Nam có sản phẩm, giải pháp, ứng dụng xuất sắc đăng ký tham gia Giải thưởng. Thời hạn nộp hồ sơ đề cử cho vòng lựa chọn đề cử của Việt Nam là ngày 7/9, ngày 15/9 sẽ công bố các đề cử của Việt Nam được lựa chọn tham gia Giải thưởng APICTA 2019. Hồ sơ chính thức tham gia Giải thưởng APICTA sẽ được hoàn thiện và nộp trực tuyến muộn nhất là ngày 30/9. Vòng thuyết trình, bảo vệ trực tiếp trước Hội đồng Giám khảo quốc tế sẽ được tổ chức trong hai ngày 20-21/11/2019. Hội đồng Giám khảo là những chuyên gia được lựa chọn và đề cử từ các quốc gia thành viên APICTA. Tối đa sẽ có 96 giám khảo, mỗi nền kinh tế được đề cử 06 giám khảo. Chủ tịch Hội đồng Giám khảo Giải thưởng APICTA 2019 là ông Lữ Thành Long, Chủ tịch Công ty Cổ phần MISA. Lễ trao giải thưởng được long trọng tổ chức vào ngày 22/11/2019 tại tp. Hạ Long.
Trong khuôn khổ Giải thưởng APICTA 2019, UBND tỉnh Quảng Ninh và VINASA sẽ tổ chức 02 hội nghị quan trọng: Hội nghị Quốc tế về Chuyển đổi số và Thành phố thông minh tổ chức ngày 20/11/2019, dự kiến thu hút 400-500 đại biểu, nhằm giới thiệu hoạt động chuyển đổi số, chính quyền điện tử, kế hoạch phát triển Smart City và nhu cầu ứng dụng CNTT của tỉnh Quảng Ninh với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế để tìm kiếm các giải pháp, dịch vụ hiệu quả cho Tỉnh; Bên lề Giải thưởng còn có rất nhiều hoạt động hấp dẫn như: Triển lãm, giao thương giữa các doanh nghiệp CNTT trong nước và quốc tế, Đêm văn hóa Việt Nam, và các chương trình du lịch Quảng Ninh.
Ông Jit Singh Santok Singh, Nhà sáng lập, Chủ tịch APICTA cho biết: Ông và đoàn lãnh đạo APICTA đã khảo sát và lắng nghe kế hoạch tổ chức. Ông đánh giá rất cao sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng của Ban Tổ chức cho Giải thưởng danh giá này. Việc UBND tỉnh Quảng Ninh hết sức ủng hộ và đăng cai tổ chức chương trình, cộng thêm với những điều kiện hết sức tuyệt vời về vị trí, điều kiện tự nhiên và con người Việt Nam, chúng tổi tin chắn APICTA lần thứ 19 sẽ là sự kiện tầm cỡ Châu lục, một dấu ấn của APICTA".
Ông Lữ Thành Long - Phó chủ tịch VINASA, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng APICTA 2019 chia sẻ: "Với vai trò là nước chủ nhà, Giải thưởng APICTA 2019 là cơ hội rất tốt để Việt Nam giới thiệu năng lực và thành tựu về CNTT tới bạn bè quốc tế, các sản phẩm, giải pháp, ứng dụng CNTT xuất sắc của Việt Nam có dịp cọ sát, thi đấu cùng các giải pháp xuất sắc của các doanh nghiệp trong khu vực. Tôi hy vọng các doanh nghiệp Việt Nam của chúng ta sẽ tận dụng tốt cơ hội này để khẳng định mình trên trường quốc tế".
Giải thưởng APICTA 2019 - sự kiện giải thưởng lớn và quan trọng nhất của lĩnh vực CNTT khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ diễn ra vào cuối tháng 11 năm nay.
Theo VTV
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: 'Chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số là trọng tâm của Việt Nam trong nhiều thập kỷ tới' Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ ICT là nền tảng và là hạt nhân của chuyển đổi số. Phát triển công nghệ và công nghiệp ICT góp phần đưa Việt Nam thành nước công nghiệp phát triển. Việt Nam không đi theo sau nữa mà sẽ đi đầu trong một số lĩnh vực ICT. Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh...