Vietlott chuẩn bị phát hành qua mạng viễn thông
Cuối tháng 5/2020, Vietlott đã ký hợp đồng nguyên tắc với 3 liên danh các nhà mạng Mobifone, Vinaphone và Viettel để triển khai phát hành xổ số tự chọn qua các mạng viễn thông (phương thức qua điện thoại di động) vào cuối năm nay.
Sau 4 năm hoạt động, Vietlott đóng góp ngân sách các địa phương khoảng 4.168 tỷ đồng
Theo ông Nguyễn Thanh Đạm, Tổng Giám đốc Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott), nhằm mục tiêu hiện đại hóa công tác phát hành xổ số theo đề án thành lập Vietlott đã được Thủ tướng phê duyệt và quy định tại Nghị định của Chính phủ về hoạt động kinh doanh xổ số, các loại hình xổ số tự chọn số điện toán của Vietlott được phép phát hành thông qua 3 phương thức phân phối, bao gồm: thiết bị đầu cuối, qua điện thoại cố định và di động, qua internet.
“Việc phát hành xổ số tự chọn số điện toán thông qua các kênh số hóa theo chủ trương của Chính phủ phù hợp với xu thế phát triển chung trên thế giới, thúc đẩy phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam theo cuộc cách mạng công nghệ 4.0″, ông Đạm cho hay.
Lãnh đạo Vietlott bày tỏ phấn khởi khi sau gần 4 năm Vietlott đi vào hoạt động kinh doanh (kể từ 18/7/2016), đến 31/3/2020 doanh thu lũy kế của doanh nghiệp (DN) đạt gần 14.300 tỷ đồng, tổng số tiền trả thưởng đạt 7.700 tỷ đồng, đóng góp ngân sách các địa phương đạt 4.168 tỷ đồng. Đồng thời tạo công ăn việc làm cho khoảng hơn 5.000 lao động trên cả nước.
Video đang HOT
Đáng chú ý, theo ông Đạm, Vietlott cũng là DN duy nhất tại Việt Nam đạt 2 chứng chỉ của Hiệp hội xổ số thế giới trong hoạt động kinh doanh, đó là Chứng chỉ đạt chuẩn về kiểm soát an ninh Hệ thống kỹ thuật (WLA-SCS:2016) và chơi có trách nhiệm cấp độ 2 (RG-Level 2), đồng thời việc vận hành hệ thống kỹ thuật đang được cấp chứng chỉ tiêu chuẩn ISO/IEC 27001.
Trên cơ sở thành công ban đầu và sự chuẩn bị kỹ càng về an toàn bảo mật của hệ thống kỹ thuật, ông Đạm cho biết trong năm 2020 Vietlott đặt mục tiêu triển khai hình thức phân phối qua điện thoại di động (hình thức SMS).
Việc bổ sung thêm hình thức phân phối nhằm đáp ứng nhu cầu của người chơi có thể mua được vé số ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào nhưng đồng thời giúp cho việc kiểm soát mức độ tham gia dự thưởng của người chơi được tốt hơn thông qua định danh tài khoản và giới hạn giá trị tham gia dự thưởng theo từng ngày, từng sản phẩm dựa trên tình hình thực tế nhằm giúp Vietlott triển khai chuẩn mực chơi có trách nhiệm mức độ cao hơn trong thời gian tới.
Qua nghiên cứu của Vietlott, việc bổ sung thêm phương thức phân phối qua điện thoại (hình thức SMS) sẽ hỗ trợ thúc đẩy phát triển thêm doanh thu cho kênh thiết bị đầu cuối. Theo số liệu của Hiệp hội Xổ số thế giới (WLA) việc phát hành xổ số qua kênh điện thoại, internet đa số chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 20% doanh thu của công ty xổ số. Ví dụ, số liệu năm 2019 cho thấy, doanh thu xổ số qua kênh này tại Hàn Quốc chỉ chiếm chưa đầy 1,5% tổng doanh thu, trong khi tại New Zealand là 19%.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra lý do người chơi xổ số vẫn thích mua vé in ra từ thiết bị đầu cuối bởi vì đa số người chơi xổ số thích cảm giác cầm tờ vé thật trên tay và nhiều người tin dùng thương mại điện tử không hay chơi xổ số thường xuyên. Việc bổ sung thêm hình thức phân phối sẽ góp phần cho việc các giá trị giải Jackpot tăng nhanh hơn góp phần kéo nhiều người chơi đến điểm bán hàng cố định mua vé hơn.
Mobifone, Vinaphone và Viettel hiện đang là 3 nhà mạng lớn nhất tại Việt Nam, theo số liệu công bố của Cục Viễn thông đến tháng 4/2020 có hơn 125 triệu thuê bao điện thoại di động đang hoạt động, trong đó hơn 64 triệu thuê bao đang sử dụng mạng 3G/4G. Vì vậy, CEO Vietlott tin tưởng sự hợp tác giữa công ty với cả 3 nhà mạng sẽ đảm bảo cho việc triển khai hình thức phân phối qua điện thoại di động được thành công.
Sau khi ký hợp đồng nguyên tắc, Vietlott và các đối tác liên danh 3 nhà mạng đang chuẩn bị cơ sở hạ tầng, kết nối dữ liệu đảm bảo việc phát hành xổ số Vietlott qua hình thức sms đảm bảo an toàn, chính xác tuyệt đối và bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
“Với sự kết hợp giữa các những DN nhà mạng lớn nhất Việt Nam cho thấy Vietlott luôn mong muốn mang tới cho người chơi các dịch vụ xổ số hiện đại tại Việt Nam và là DN đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ số vào hoạt động phát hành xổ số”, CEO Vietlott chia sẻ.
Nokia hy vọng chiếm phần 5G trên sân nhà của Huawei
Nokia đang tăng cường mở rộng thị phần tại Trung Quốc, nơi nhà sản xuất thiết bị viễn thông Phần Lan đã phải chật vật để đảm bảo chỗ đứng.
Giám đốc điều hành Nokia Rajeev Suri (trái) bắt tay Pekka Lundmark, người sẽ tiếp quản vị trí của ông vào tháng 9.2020
Dù đã hoạt động nhiều năm tại Trung Quốc, nhưng Nokia vẫn không thể phá vỡ thị trường này. Giờ đây, Nokia đang kỳ vọng sự có mặt của giám đốc điều hành mới Pekka Lundmark sẽ đưa công ty tiến lên tại một trong những thị trường lớn nhất, cạnh tranh nhất thế giới. Và một trong những mong muốn đặc biệt của Nokia là thâm nhập vào ngành công nghiệp cơ sở hạ tầng 5G của Trung Quốc, nơi công ty đang phải đối mặt với đối thủ khổng lồ Huawei Technologies.
Trung Quốc đã đầu tư rất lớn vào lĩnh vực công nghệ cao mà các công nghệ mới, như thiết bị thông minh, xe thông minh và tự động hóa công nghiệp, phải phụ thuộc vào. Để đạt được điều đó, nước này đã khai thác dữ liệu từ 1,4 tỉ dân và đang đầu tư mạnh vào 5G để tạo điều kiện truyền thông cho kho thông tin khổng lồ. Đầu tư vào các lĩnh vực liên quan đến thế hệ mạng di động thứ năm của ba nhà mạng viễn thông hàng đầu Trung Quốc dự kiến sẽ đạt tổng cộng 180 tỉ nhân dân tệ (khoảng 25,2 tỉ USD) trong năm nay, tăng hơn bốn lần so với năm trước, theo Nikkei.
Tham vọng dẫn đầu 5G của Trung Quốc là yếu tố mà Nokia đang nuôi hy vọng có thể tận dụng. Trong một cuộc họp báo cách đây hơn một tháng, ông Rajeev Suri, Giám đốc điều hành hiện tại của Nokia, bày tỏ mong muốn sẽ giành được đơn đặt hàng cho các hệ thống 5G cốt lõi từ China United Network Communications (còn được gọi là China Unicom). Tính đến cuối tháng 4.2020, Nokia cho biết đã ký hợp đồng liên quan đến 5G với khoảng 70 hãng viễn thông trên thế giới, nhưng khách hàng ở khu vực Trung Quốc rộng lớn, bao gồm cả Đài Loan, chỉ chiếm khoảng 6%. Nokia, Huawei và Ericsson là những công ty đang cùng dẫn dầu trong lĩnh vực cung cấp thiết bị 5G, kiểm soát khoảng 80% thị trường toàn cầu cho các trạm gốc di động.
Tháng 9 tới sẽ là thời điểm ông Pekka Lundmark lên nắm quyền điều hành Nokia. Trong một cuộc họp báo hồi tháng 3.2020, ông cho thấy nhiều kinh nghiệm mà ông đã có ở Trung Quốc, và nói rằng ông có thể củng cố vị thế của Nokia tại thị trường tỉ dân một khi ông lên đảm nhận chức vụ mới.
Song, Trung Quốc không phải là nơi duy nhất Nokia đụng phải Huawei. Hãng viễn thông Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện của mình trên khắp châu Âu, khu vực vốn là thị trường trọng điểm của hãng thiết bị viễn thông Phần Lan. Huawei đã ký 91 hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông 5G thương mại, trong đó gần 50 hợp đồng là ở châu Âu. Huawei hồi tháng 2.2020 cho biết sẽ xây dựng một nhà máy thiết bị liên lạc trị giá khoảng 222 triệu USD ở Pháp, với mục đích tăng số đơn hàng tại châu Âu.
Các sản phẩm của Huawei được cho là rẻ hơn từ 20% đến 30% so với các sản phẩm của Nokia và Ericsson. Huawei đã đầu tư rất lớn vào hoạt động nghiên cứu và phát triển. Bất chấp lệnh trừng phạt của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Huawei, một số nhà cung cấp dịch vụ viễn thông châu Âu vẫn muốn hợp tác với ông lớn công nghệ Trung Quốc.
Nokia trước đây là thương hiệu phổ biến trên thị trường điện thoại di động và từng chiếm một nửa thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, hãng này bị tụt lại phía sau khi các công ty khác chuyển sang sản xuất điện thoại thông minh trong 10 năm qua. Năm 2013, Nokia đã bán mảng kinh doanh điện thoại di động cho Microsoft, và ông Rajeev Suri lên tiếp quản vị trí giám đốc điều hành ngay sau thương vụ này. Dưới sự lãnh đạo của ông Rajeev Suri, Nokia đã mua lại Alcatel-Lucent, nhà sản xuất thiết bị viễn thông của Pháp, vào năm 2005 với giá khoảng 18,6 tỉ USD. Ông cũng đã thành công chuyển đổi nhà sản xuất điện thoại di động thành công ty hạ tầng viễn thông.
Lãnh đạo Huawei lên tiếng đáp trả lại lệnh cấm vận mới của Mỹ Chủ tịch luân phiên Huawei thừa nhận các biện pháp cấm vận mới của Mỹ sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của tập đoàn này, song tuyên bố sẽ có giải pháp vượt qua. Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP) Chủ tịch luân phiên của Huawei, Guo Ping, đã lên tiếng đáp trả trước việc Mỹ kéo dài lệnh cấm vận và...