VietinBank đi đầu trong triển khai chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước
Tính từ thời điểm 23/01/2020 tới 19/6/2020, VietinBank đã giải ngân cho gần 7.000 khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19 với doanh số giải ngân mới là khoảng 180.000 tỷ đồng.
VietinBank thực hiện có kết quả các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước
Bám sát định hướng của Chính phủ và NHNN, VietinBank đã thể hiện sự quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động quản trị điều hành, hoạt động kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực, đi đầu trong hệ thống các ngân hàng thương mại thực hiện các chiến lược kinh doanh gắn liền với chiến lược ngành, chiến lược của từng vùng kinh tế để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội đất nước.
Chiến lược kinh doanh gắn với chiến lược ngành, vùng kinh tế
Video đang HOT
Với việc thực hiện tái cấu trúc toàn diện hoạt động theo hướng nâng cao tiêu chuẩn hoạt động, chuyển đổi mạnh mẽ mô hình kinh doanh, phương thức kinh doanh để phát triển bền vững. Đến nay, VietinBank tiếp tục kiện toàn mô hình tổ chức, rà soát nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy, các đơn vị mạng lưới; đẩy mạnh khai thác hiệu quả các địa bàn kinh tế trọng điểm, là động lực tăng trưởng kinh tế của cả nước; khai thác hiệu quả các ngành, cụ thể hóa chiến lược phát triển theo ngành và vùng kinh tế.
Bên cạnh đó, VietinBank đang tập trung phát triển mạnh các giải pháp ngân hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của nền kinh tế, bao gồm các giải pháp tài chính ngân hàng hiện đại cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân, các định chế tài chính, ngân hàng, tổ chức tài chính, các cơ quan nhà nước như Kho bạc Nhà nước, cơ quan Thuế, Hải quan,… dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
VietinBank tiếp tục cải cách mạnh mẽ quy trình, thủ tục, tăng khả năng tiếp cận tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các doanh nghiệp và cá nhân; ứng dụng rộng rãi các giải pháp ngân hàng trên kênh điện tử, thuận tiện, an toàn, bảo mật; triển khai tích hợp thanh toán trên Cổng dịch vụ công quốc gia cung cấp đa dạng các dịch vụ công không dùng tiền mặt cho nền kinh tế và xã hội. Đặc biệt, VietinBank luôn chủ động đi đầu trong việc thực hiện có kết quả các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước.
Tập trung nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ
Bám sát chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, VietinBank tiếp tục chủ động phát triển tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, quản lý tốt chất lượng tăng trưởng, tiết giảm chi phí tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay và luôn duy trì mặt bằng lãi suất cho vay trong nhóm thấp nhất thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng với chi phí hợp lý nhất.
Điều hành tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các ngành nghề, doanh nghiệp thuộc đối tượng có nhiều tiềm năng, triển vọng phát triển, được Chính phủ, NHNN khuyến khích phát triển với quy mô chiếm 60% tổng danh mục tín dụng. Với vai trò NHTM Nhà nước, chủ lực trong nền kinh tế, VietinBank nghiêm túc triển khai kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ/NHNN nhằm duy trì hoạt động kinh doanh ổn định trước các diễn biến bất lợi của thị trường và đồng hành chia sẻ với những khó khăn của khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Tính từ thời điểm 23/01/2020 tới 19/6/2020, VietinBank đã giải ngân cho gần 7.000 khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19 với doanh số giải ngân mới là khoảng 180.000 tỷ đồng. Cùng với đó, VietinBank đã thực hiện cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ cho gần 1.700 khách hàng với dư nợ khách hàng là hơn 60.000 tỷ đồng, số dư nợ gốc lãi đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ là hơn 8.000 tỷ đồng. Dự kiến trong thời gian tới, VietinBank sẽ tiếp tục xem xét thực hiện cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ cho gần 600 khách hàng với tổng dư nợ khách hàng là 35.000 tỷ đồng.
Đồng thời, VietinBank thực hiện công khai minh bạch thủ tục, điều kiện cơ cấu nợ; đơn giản hóa quy trình, hồ sơ khi thực hiện cơ chế cho vay hỗ trợ khách hàng; Đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi các giải pháp ngân hàng trên kênh điện tử, thuận tiện, an toàn, bảo mật, triển khai tích hợp thanh toán trên Cổng dịch vụ công quốc gia, cung cấp đa dạng các dịch vụ công không dùng tiền mặt cho người dân.
Ngay sau khi kiểm soát được dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân trở lại bình thường,VietinBank sẽ thúc đẩy triển khai một số nội dung trọng tâm như: Cơ cấu lại danh mục tín dụng, tăng phân khúc khách hàng SME và bán lẻ; phát triển các chuỗi liên kết, cung cấp tổng thể giải pháp dịch vụ tài chính cho từng khách hàng/nhóm khách hàng; đa dạng cơ cấu doanh thu; đẩy mạnh xử lý các khoản nợ xấu; quản trị tài chính, chi phí vốn hiệu quả; đáp ứng kịp thời, hiệu quả các nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng chính đáng của nền kinh tế với mức lãi suất và phí dịch vụ hợp lý nhất; nâng cao chất lượng quản trị rủi ro, chất lượng tăng trưởng, cải thiện mạnh mẽ hiệu quả kinh doanh.
Ngân hàng số, chiến lược kinh doanh quan trọng
Nếu như trước đây, các ngân hàng thương mại tập trung cho việc phát triển ngân hàng số, thì kể từ khi xảy ra dịch Covid-19, ngân hàng số được coi là chiến lược kinh doanh quan trọng. Thay vì phải trực tiếp đến các điểm giao dịch, với ngân hàng số, khách hàng chỉ cần có máy tính, điện thoại thông minh có kết nối internet là có thể thực hiện nhiều dịch vụ của ngân hàng như chuyển tiền, thanh toán dịch vụ, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước...
Trong thời đại phát triển công nghệ số, các dịch vụ liên quan đến ngân hàng số chính là "thỏi nam châm" hút khách hàng. Người ta không còn quan tâm nhiều đến việc lựa chọn ngân hàng dựa trên quy mô vốn hay số lượng điểm giao dịch, mà tiêu chí đặt ra là dịch vụ ngân hàng số có thuận lợi không, phí dịch vụ được áp dụng thế nào. Đây cũng là lý do cho sự dịch chuyển khách hàng từ một số ngân hàng này sang ngân hàng khác.
Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết, thanh toán điện tử đang duy trì tăng trưởng tốt trong thời gian vừa qua, đặc biệt trong dịch Covid-19. Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng về Mobile Banking (ngân hàng di động) là 200%, với khoảng 30 triệu người sử dụng hệ thống thanh toán ngân hàng mỗi ngày. Hiện Mobile Banking của Việt Nam không thua kém các nước phát triển trên thế giới. Để làm được điều đó, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng được hạ tầng thanh toán tốt và trong năm nay sẽ tiếp tục nâng cấp hệ thống này.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho biết: "Đối với hệ thống ngân hàng thông thường chỉ có 3 cấp độ để chuyển đổi số. Ở cấp độ 1, các ngân hàng có thể tiếp tục những gì đang làm. Còn cấp độ 2 là thành lập bộ phận riêng như trung tâm ngân hàng số, công ty ngân hàng số, đơn vị kinh doanh số trong ngân hàng. Cấp độ 3, các ngân hàng thực hiện số hóa một số bộ phận, quy trình, sản phẩm dịch vụ kinh doanh trong hoạt động. Tôi thấy rằng, hiện đa số các ngân hàng số hóa ở cấp độ 2, 3 cũng là cấp độ tương đối tích cực khi một số đã thành lập đơn vị riêng như Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) có LiveBank (ngân hàng tự động) chuyên cung cấp dịch vụ ngân hàng số, BIDV có trung tâm ngân hàng số, một số ngân hàng khác có chi nhánh thí điểm ngân hàng số...".
Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank cho rằng, công thức cơ bản của lợi nhuận là đến từ tăng doanh thu và giảm chi phí. Chuyển đổi số chính là con đường để doanh nghiệp giảm chi phí và tạo cơ hội tăng doanh thu trong tương lai. Nhờ ứng dụng công nghệ mà nhiều giao dịch được rút ngắn chỉ bằng 1/3-1/4 thời gian so với quy trình truyền thống. Với việc triển khai dịch vụ ngân hàng LiveBank có thể thực hiện gần như đầy đủ các giao dịch như một chi nhánh truyền thống, đến nay hơn 2/3 số lượng giao dịch của ngân hàng thực hiện tại LiveBank, giúp tiết giảm một lượng lớn chi phí nhân sự, quản lý và giảm tối đa thời gian, tiền bạc cho khách hàng. Hiện TPBank đã có hơn 200 điểm LiveBank trên toàn quốc, khoảng 2 triệu lượt giao dịch thành công, tổng số tiền giao dịch đạt hàng nghìn tỷ đồng.
Theo ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank), việc thực hiện số hóa là để cung cấp được tính năng mới, thay đổi hoàn toàn quan niệm kinh doanh truyền thống. Nền tảng của số hóa là nâng cao trải nghiệm khách hàng, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu, xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp và đầu tư hạ tầng công nghệ tương thích...
Để thúc đẩy kinh tế số, ông Phạm Tiến Dũng cho rằng, ngân hàng cần sớm đưa những người sử dụng thông thường trở thành khách hàng của ngân hàng. Riêng trong mùa dịch Covid-19 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng quy định về mở tài khoản bằng phương pháp xác nhận điện tử, tạo điều kiện cho khách hàng mở tài khoản. Đặc biệt, các ngân hàng cần xây dựng được hệ sinh thái thông minh. Ngoài ra, chuyển đổi số, phát triển ngân hàng số phải gắn với thúc đẩy tài chính toàn diện, cung ứng dịch vụ ngân hàng an toàn, thuận tiện với giá cả hợp lý cho người dân chưa có tài khoản ngân hàng, đặc biệt người dân khu vực vùng sâu, vùng xa, cũng như chú trọng nâng cao hiểu biết, kỹ năng tài chính...
Giá USD tại các ngân hàng thương mại giảm mạnh Sáng 2/7, tỷ giá tại nhiều ngân hàng thương mại giảm mạnh, phổ biến quanh mức 23.080 - 23.295 VND/USD (mua -bán). Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm của VND với USD áp dụng cho ngày hôm nay (2/7) ở mức 23.225 VND/USD, giảm 10 đồng so với ngày hôm qua. Hiện, tỷ giá tham khảo tại Sở...