Vietcombank tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ 13, năm 2020
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) lần thứ 13, năm 2020.
Ông Nghiêm Xuân Thành – Chủ tịch HĐQT Vietcombank phát biểu tại ĐHĐCĐ Vietcombank lần thứ 13.
Báo cáo của HĐQT về hoạt động năm 2019 và định hướng năm 2020 do ông Nghiêm Xuân Thành, Chu tich HĐQT Vietcombank trình bày cho biết, quán triêt phương châm hành động Chuyển đổi – An toàn – Hiệu quả – Bền vững, trọng tâm là đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và đổi mới quan điểm điều hành Trách nhiêm – Hành động – Sáng tao, toàn hệ thống Vietcombank tiếp tục nỗ lực thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phấn đấu hoàn thành kế hoạch theo đúng định hướng của Chính phủ và nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao.
Với nỗ lực và quyết tâm của toàn hệ thống, kêt thúc năm 2019, Vietcombank đã đạt và vươt toàn bô các chi tiêu kê hoach Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) giao, vươn lên manh me đê dân đâu hê thông ngân hàng vê quy mô lơi nhuân, chât lương tài san.
Kết quả hoạt động ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc, đạt những kết quả ấn tượng trên hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động. Tổng tài sản đến 31/12 đạt 1.222.719 tỷ đồng, tăng 13,8% so với năm 2018, đạt 102% kế hoạch năm 2019 do ĐHĐCĐ giao. Dư nợ tín dụng đạt 741.387 tỷ đồng, tăng 15,9% so với năm 2018, nằm trong mức trần định hướng tăng trưởng tín dụng của Thống đốc NHNN giao. Tổng huy động vốn đạt 949.835 tỷ đồng, tăng 15,4% so với 2018, đạt 102% kê hoach năm 2019 do ĐHĐCĐ giao.
Vietcombank tiếp tục kiểm soát chăt che chât lương tín dung và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu. Đặc biệt, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank năm 2019 đat 23.122 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD), tăng 26,6% so vơi năm 2018, đạt 116% kế hoạch năm 2019 do ĐHĐCĐ giao.
Video đang HOT
Đại hội biểu quyết thông qua các tờ trình, nội dung tại đại hội.
Đại hội cũng đã tiến hành thảo luận về các báo cáo, tờ trình… và Ban Chủ tọa đã tiếp nhận, giải đáp cụ thể đối với từng nội dung trao đổi của các cổ đông quan tâm đến hoạt động của Vietcombank.
Theo chương trình nghị sự, Đại hội lần lượt thông qua các Báo cáo của Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm soát về hoạt động năm 2019 và định hướng 2020; Tờ trình về viêc bầu bổ sung thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2018-2023 và Quy chê bầu bổ sung thành viên Ban kiểm soát; Tờ trình về việc thông qua Báo cáo tài chính đã được kiểm toán và phương án phân phối lợi nhuận 2019; Tờ trình về mức thù lao cho HĐQT và BKS năm 2020; Tờ trình về viêc lựa chọn công ty kiểm toán độc lập; thông qua phương án tăng vốn điều lệ giai đoạn 2020-2021…
Đại hội đã tiến hành bầu bổ sung ông Lại Hữu Phước vào Ban kiểm soát Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nhiệm kỳ 2018-2023 thay cho bà Vũ Thị Bích Vân nghỉ hưu theo chế độ trong năm 2019 nhằm bảo đảm đủ số lượng thành viên BKS theo quy định.
Ban lãnh đạo Vietcombank tặng hoa chúc mừng ông Lại Hữu Phước – Trưởng Ban Kiểm tra nội bộ được bầu vào Ban kiểm soát Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nhiệm kỳ 2018-2023.
Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ 13 của Vietcombank đã biểu quyết thông qua nghị quyết Đại hội với nhiều nội dung quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chiến lược phát triển bền vững của Vietcombank theo mục tiêu đã đặt ra.
Với những thành quả đã đạt được trong những năm 2019, Vietcombank đang củng cố nền tảng vững chắc để tiếp tục phát triển và bứt phá mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Với nỗ lực quyết tâm của HĐQT, Ban điều hành cùng toàn thể cán bộ trong toàn hệ thống, Vietcombank sẽ tập trung nguồn lực, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu mà ĐHĐCĐ giao, đưa Vietcombank phát triển hơn nữa với mục tiêu chiến lược là ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng hàng đầu khu vực, một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, được quản trị theo các thông lệ tốt nhất.
Các ngân hàng chi trả cổ tức ra sao sau ảnh hưởng dịch COVID-19?
Mùa đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm nay, hầu hết các ngân hàng đã quyết định không chia cổ tức bằng tiền mặt để mặt để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay, tái cơ cấu, xử lý nợ. Tuy nhiên, cũng có những ngân hàng công bố chia cổ tức bằng cổ phiếu, với tỷ lệ phổ biến là 10-20%, thâm chi tới 65% nếu cộng thêm cả cổ phiếu thưởng.
Trong bối cảnh dịch COVID-19, hàng loạt ngân hàng đã chia sẻ lợi nhuận để giảm lãi vay, gỡ khó cho doanh nghiệp. Ảnh: T.Hoài.
Mới đây nhất, đại diện MB chia sẻ: Năm 2020, trước những khó khăn, thách thức của dịch bệnh COVID-19, các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh đã làm hạn chế nhu cầu tín dụng, dịch vụ ngân hàng... ảnh hưởng dây chuyền đến hoạt động của hệ thống ngân hàng.
MB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế duy trì ở mức 90% kết quả đạt được năm 2019, nỗ lực phấn đấu đạt lợi nhuận trước thuế tương đương năm 2019 để hướng đến mục tiêu Top 6 ngân hàng thương mại (NHTM) có lợi nhuận trước thuế cao nhất thị trường và đạt xếp hạng cao theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Ngân hàng MB dự kiến mức chi trả cổ tức cho kết quả tài chính năm 2020 tối đa 15%. Đây la nô lưc cua MB, nhăm đảm bảo gia tri mang lại cho cô đông thông qua đam bao ổn định mưc chi tra cô tưc hang năm, ngay trong bôi canh hoạt động kinh doanh chịu tác động tiêu cực bởi dịch bệnh COVID-19.
Tại Đại hội thường niên năm 2020, Tổng giám đốc Viecombank, ông Nguyễn Quang Dũng cho biết: Vietcombank ước lãi 6 tháng đầu năm 2020 xấp xỉ với nửa đầu năm 2019, tức khoảng 11.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, mục tiêu lợi nhuận cả năm vẫn chưa được tiết lộ và ngân hàng cho biết sẽ cập nhật dựa trên chấp thuận của NHNN. Trước đó, ngân hàng này từng đề cập tới mục tiêu lãi trước thuế cả năm tăng khoảng 10%, tức đạt 25.400 tỷ đồng.
Theo Chủ tịch Vietcombank Nghiêm Xuân Thành, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank đến hết năm nay có thể lên tới 1,5%, tức gần gấp đôi so với mức 0,78% vào cuối 2019 do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Phía Vietcombank cam kết tỷ lệ nợ xấu sẽ được kiểm soát dưới mức 1,5% năm nay.
Trước câu hỏi của đại diện cổ đông đến từ Công ty chứng khoán HSC đề nghị làm rõ việc chi trả cổ tức năm nay thế nào? lãnh đạo Vietcombank nói: "Việc chi trả cổ tức sẽ phải xin ý kiến cơ quan quản lý. Hiện, ngân hàng để 2 phương án, phương án 1 là trả cổ tức 8% bằng cổ phiếu hoặc tiền mặt hoăc không trả mà giữ lại toàn bộ lợi nhuận phục vụ sản xuất kinh doanh".
Trong 2 năm 2019 và 2020, VPBank đã không chia cổ tức, mà để lại lợi nhuận để phát triển ngân hàng. Ông Bùi Hải Quân, Phó Chủ tịch HĐQT VPBank cho rằng: Đây là sự đánh đổi bởi mục tiêu của ngân hàng giữ lại tiền là để phát triển ngân hàng, cũng như đảm bảo thị phần và các chỉ số an toàn, nên không thể đáp ứng được việc chia cổ tức bằng tiền đều đặn hàng năm.
Tại ĐHĐCĐ của MSB vừa qua, ông Huỳnh Bửu Quang, Phó Chủ tịch HĐQT MSB chia sẻ: "Lợi nhuận để lại của năm 2019 còn gần 900 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu chia cổ tức thì sẽ ảnh hưởng đến năng lực hoạt động, hơn nữa, năm 2020, MSB đặt mục tiêu xử lý dứt điểm các khoản trái phiếu nợ xấu đang được quản lý tại Công ty Quản lý tài sản - VAMC". Quy định của NHNN từng nêu: Ngân hàng nào chưa xử lý xong nợ xấu tại VAMC, thì chưa thể được chia cổ tức. Do đó lãnh đạo MSB hứa hẹn, năm 2021 sẽ trả cổ tức cho cổ đông.
Theo Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB), LPB sẽ hoàn thành việc chuyển đăng ký giao dịch cổ phiếu từ hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết (UpCom) sang niêm yết tại HOSE trong năm 2020. Về kế hoạch tăng vốn thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài, kế hoạch tăng vốn điều lệ được thực hiện thành 2 đợt. Theo đó, đợt 1 ngân hàng sẽ phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 10%, dự kiến hoàn thành trong năm 2020; đợt 2 ngân hàng thực hiện tăng vốn thông qua phương án chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài với tỷ lệ chào bán không quá 4,99%.
Như vậy, LPB là một trong số ít các ngân hàng thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông rất đều đặn kể từ khi thành lập đến nay trong bối cảnh một số ngân hàng gặp khó khăn trong việc chi trả cổ tức hàng năm cho cổ đông.
Trong số các ngân hàng trên, HDBank được xem là ngân hàng có tổng tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng cao nhất, lên tới 65%. Cụ thể: Dựa trên mức lợi nhuận sau thuế hơn 4.020 tỷ đồng trong năm 2019, sau khi trích lập các quỹ, cộng với phần lợi nhuận giữ lại của các năm trước, HDBank sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 50% và phát hành thêm 15% cổ phiếu thưởng từ nguồn thặng dư vốn cổ phần để tăng vốn điều lệ. Sau khi phát hành cổ phiếu, vốn điều lệ của HDBank sẽ tăng hơn 6.200 tỷ, lên hơn 16.000 tỷ đồng...
Vẫn có những ngân hàng tự tin Tuần này là cao điểm của các đại hội đồng cổ đông nói chung và ngân hàng nói riêng, những con số công bố có vẻ hài lòng nhiều cổ đông khó tính. Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tăng trưởng tín dụng đến 16/6 mới chỉ đạt 2,13%, chưa bằng một nửa so với tốc độ tăng cùng kỳ năm trước (5,7%)....