Vietcombank tăng vốn điều lệ bằng phát hành cổ phiếu riêng lẻ
Vietcombank dự kiến tăng vốn điều lệ giai đoạn 2020-2021 thông qua hình thức chia cổ tức bằng cố phiếu và phát hành cổ phiếu riêng lẻ.
Vietcombank dự kiến tăng vốn điều lệ giai đoạn 2020-2021 thông qua hình thức chia cổ tức bằng cố phiếu và phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Ảnh: BNEWS/TTXVN
Theo tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 sẽ diễn ra ngày 26/6 tới, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) dự kiến tăng vốn điều lệ giai đoạn 2020-2021 thông qua hình thức chia cổ tức bằng cố phiếu và phát hành cổ phiếu riêng lẻ.
Cụ thể, Vietcombank đưa ra cấu phần 1 là phát hành cổ phiếu tăng vốn từ chi trả cổ tức năm 2018 bằng cổ phiếu với tỷ lệ chi trả là 18% (tức là với mỗi 100 cổ phần sở hữu cổ đông sẽ nhận được tối đa 18 cổ phần).
Nguồn vốn thực hiện từ lợi nhuận giữ lại của Vietcombank tính đến hết ngày 31/12/2018, dự kiến thực hiện trong nửa cuối năm 2020. Thời điểm cụ thể giao cho Hội đồng quản trị quyết định sau khi được chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Với phương án này, vốn điều lệ dự kiến sẽ tăng thêm gần 6.676 tỷ đồng, lên mức 43.764 tỷ đồng.
Cùng với đó, Vietcombank cũng đưa ra cấu phần thứ 2 là phát hành cổ phiếu riêng lẻ với quy mô tương đương 6,5% vốn điều lệ của Vietcombank tại thời điểm chào bán. Số cổ phần này Vietcombank dự định chào bán cho tối đa 99 nhà đầu tư tổ chức có tiềm lực tài chính, có thể bao gồm một hoặc một số cổ đông hiện hữu của Vietcombank.
Khối lượng phát tối đa là 241 triệu cổ phiếu. Trong đó, phát hành cho các nhà đầu tư dự kiến 204,9 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 5,19% tổng số cổ phiếu sau phát hành; phát hành cho đối tác chiến lược ( Ngân hàng Mizuho Nhật Bản) để giữ tỷ lệ sở hữu tối thiểu 15% (dự kiến 36.161.771 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 0,92% tổng số cổ phiếu sau phát hành) trên cơ sở quyết định đầu tư của Ngân hàng Mizuho.
Nếu phát hành thành công, Vietcombank sẽ tăng thêm tối đa 2.410 tỷ đồng vốn điều lệ, lên thành 39.499 tỷ đồng. Thời gian dự kiến phát hành trong năm 2020-2021.
Đối với số cổ phần riêng lẻ dự kiến phát hành này, nếu trường hợp đối tác chiến lược là Ngân hàng Mizuho Nhật Bản thực hiện mua cổ phần để tăng tỷ lệ sở hữu tại Vietcombank lên 20%, Mizuho có quyền đề cử thêm 1 ứng viên vào Hội đồng quản trị của Vietcombank nếu được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Và Vietcombank có thể thỏa thuận với Mizuho một số nội dung về hợp tác kinh doanh và hỗ trợ kỹ thuật khác phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Video đang HOT
Với kế hoạch này, Vietcombank dự kiến hệ số an toàn vốn sẽ ở mức trên 9%, hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROAE) khoảng 22%.
Ban lãnh đạo Vietcombank cho biết, tháng 1/2019, ngân hàng đã hoàn thành phát hành tương đương 3% vốn điều lệ (tỷ lệ sau khi phát hành) cho nhà đầu tư nươc ngoài GIC và cổ đông hiện hữu Mizuho, mang lại nguồn thặng dư gần 5.000 tỷ đồng.
Sau phát hành, vốn điều lệ của Vietcombank đã tăng lên hơn 37.088 tỷ đồng. Tuy nhiên, Vietcombank mơi hoàn thành được 1/3 kế hoạch tăng vốn đã xác định theo phương án phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nươc ngoài được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt đầu năm 2018.
Hiện tại, vốn điều lệ của Vietcombank đang thấp hơn mức kế hoạch tại Phương án cơ cấu lại đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tương ứng cho năm 2020 là 21.100 tỷ đồng.
Do đó, Vietcombank cần tiếp tục thực hiện tăng vốn điều lệ, tăng vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2020-2021 nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị để từng bươc hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược.
“Nếu không tăng được vốn, Vietcombank sẽ không đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế của ngân hàng, ảnh hưởng tơi hiệu quả hoạt động của Vietcombank cũng như đóng góp của ngân hàng cho ngân sách nhà nước”, lãnh đạo Vietcombank khẳng định./.
Vietcombank lên kế hoạch tăng vốn, đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế trên 25 nghìn tỷ đồng
Nếu tăng được vốn điều lệ, Vietcombank dự kiến tổng tài sản năm 2020 tăng trưởng 9%, huy động vốn tăng 10%, dư nợ tín dụng tăng 10%, lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng 10%, tương đương đạt trên 25.000 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Dự kiến ngày 26/6 tới, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2020.
Trong tài liệu gửi cổ đông trước thềm đại hội, Vietcombank dự kiến sẽ trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ giai đoạn 2020 - 2021.
Còn thiếu hơn 21 nghìn tỷ đồng
Cụ thể, Ban lãnh đạo Vietcombank cho biết, hệ số an toàn vốn riêng lẻ theo Basel II của VCB tại 31/12/2019 ở mức 9,24%, đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định hiện hành của NHNN.
Tuy nhiên, với kế hoạch tăng trưởng quy mô tài sản trong thời gian tới, dự kiến Vietcombank chỉ có thể duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên ngưỡng tối thiểu (8%) đến cuối năm 2020.
Mặt khác, với tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 là trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng hàng đầu khu vực, một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất toàn cầu được quản trị theo các thông lệ tốt nhất, và mục tiêu cụ thể là ngân hàng hàng đầu về quản trị rủi ro và chất lượng tài sản, Vietcombank hướng tới hệ số an toàn vốn không chỉ đáp ứng mức tối thiểu theo quy định (8%) mà ở mức cao hơn (9-10%).
Do đó việc bổ sung tăng vốn là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết.
Tháng 1/2019, Vietcombank hoàn thành phát hành 3% vốn điều lệ (tỷ lệ sau khi phát hành) cho nhà đầu tư nước ngoài GIC và cổ đông hiện hữu Mizuho, mang lại nguồn thặng dư gần 5.000 tỷ.
Sau phát hành, vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng lên hơn 37 nghìn tỷ. Tuy nhiên, Vietcombank mới hoàn thành được 1/3 kế hoạch tăng vốn đã xác định theo phương án phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài được NHNN phê duyệt đầu năm 2018.
"Hiện tại, vốn điều lệ của Vietcombank đang thấp hơn mức kế hoạch tại Phương án cơ cấu Dự thảo 2 lại đã được NHNN phê duyệt tương ứng cho năm 2020 là 21.100 tỷ đồng.
Do đó, Vietcombank cần phải tiếp tục thực hiện tăng vốn điều lệ, tăng vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2020 - 2021 nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị để từng bước hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược. Nếu không tăng được vốn, Vietcombank sẽ không đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế của Vietcombank, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của Vietcombank cũng như đóng góp của Vietcombank cho Ngân sách Nhà nước", lãnh đạo Vietcombank cho biết.
Trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu riêng lẻ
Theo đó, tại đại hội lần này, HĐQT ngân hàng dự kiến trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ theo 2 cấu phần.
Cấu phần thứ nhất là phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ chi trả cổ tức năm 2018 bằng cổ phiếu. Tỷ lệ chi trả cổ tức là 18%. Thời gian thực hiện dự kiến trong nửa cuối năm 2020, thời điểm cụ thể giao cho HĐQT quyết định sau khi được chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Vốn điều lệ sau chia cổ tức dự kiến tăng thêm 6.675 tỷ đồng lên 43.764 tỷ đồng.
Cấu phần thứ hai là phát hành cổ phiếu riêng lẻ với quy mô tương đương 6,5% vốn điều lệ của Vietcombank tại thời điểm chào bán.
Khối lượng phát tối đa là 241 triệu cổ phiếu. Trong đó, phát hành cho các nhà đầu tư dự kiến 204,9 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 5,19% tổng số cổ phiếu sau phát hành; phát hành cho đối tác chiến lược (Ngân hàng Mizuho Nhật Bản) để giữ tỷ lệ sở hữu tối thiểu 15% (dự kiến 36.161.771 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 0,92% tổng số cổ phiếu sau phát hành) trên cơ sở quyết định đầu tư của Ngân hàng Mizuho.
Với kế hoạch tăng vốn điều lệ như trên, Vietcombank dự kiến tổng tài sản năm 2020 tăng trưởng 9%, huy động vốn từ nền kinh tế tăng 10%, dư nợ tín dụng tăng 10%.
Lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng 10%, tương đương đạt trên 25.000 tỷ đồng. Hệ số an toàn vốn duy trì trên 9%, hiệu suất sinh lời vốn chủ sở hữu ROAE khoảng 22%.
Sẽ tăng vốn cho Vietcombank, VietinBank và Agribank ngay quý I/2020 Ngày 30/1, tại buổi làm việc với Ngân hàng Quân đội (MB) đầu năm mới Canh Tý 2020, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã gợi mở hướng tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước. Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nêu cụ thể mức độ và mốc thời điểm tăng vốn dự kiến. Cụ thể, Phó thủ tướng cho...