Vietcombank chờ đột biến
Dựa vào những thay đổi chiến lược, Vietcombank bước đầu gặt hái nhiều kết quả tích cực.
6 tháng đầu năm, Vietcombank ghi nhận tổng doanh thu hoạt động đạt 19.180 tỉ đồng, tăng trưởng 32% so với cùng kỳ. Quan trọng hơn, thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng có sự nhảy vọt đột biến, đạt 6.180 tỉ đồng, tương đương mức tăng trưởng gây kinh ngạc là 68%.
Bất ngờ thu nhập ngoài lãi
Trong nửa năm đầu năm 2018, Vietcombank gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế 6 tháng của Vietcombank tiệm cận 8.000 tỉ đồng, tăng 53% so với năm 2017, hoàn thành 62% kế hoạch lợi nhuận đề ra cho năm 2018. Sau khi khấu trừ tất cả khoản phải chi, lợi nhuận ròng đạt 6.400 tỉ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ. Xét về kết cấu doanh thu, thu nhập lãi thuần đạt 12.900 tỉ đồng (tỉ trọng 67,7%) và thu nhập ngoài lãi đạt 6.100 tỉ đồng (tỉ trọng 32,2%). Đáng nói là thu nhập ngoài lãi có phần gây bất ngờ khi tăng trưởng 68%.
Video đang HOT
Lý giải cho nguyên nhân thu nhập ngoài lãi của Vietcombank tăng mạnh, VNDirect đưa ra một số nhận định: Vietcombank thoái vốn đầu tư tại một số công ty đối tác, thu nhập tăng cao từ hoạt động kinh doanh chứng khoán và tiến trình thu hồi nợ xấu diễn ra thuận lợi. Cụ thể hơn, ngày 29.12.2017, Vietcombank đấu giá 18,9 triệu cổ phiếu của OCB (tương đương 4,85% cổ phiếu lưu hành) với giá khởi điểm 13.000 đồng/cổ phiếu. Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2017, Vietcombank nắm 3,97% tỉ lệ góp vốn tại OCB vào thời điểm 31.12.2017. Ngoài OCB, Vietcombank cũng thoái vốn tại Vietnam Airlines. Việc rút đầu tư tại các định chế trên mang lại cho Vietcombank khoản thu nhập bất thường 418 tỉ đồng, theo phân tích của VNDirect.
Tuy nhiên, doanh thu ghi nhận từ việc thoái vốn chỉ là mảnh ghép nhỏ của bức tranh thu nhập ngoài lãi của Vietcombank. Theo phân tích, tổng thể thu nhập ngoài lãi của Vietcombank có những trụ cột quan trọng gồm: thu nhập phí tăng hơn 31,8% so với cùng kỳ, nhờ việc tăng phí dịch vụ như iBanking và Mobile Banking; thu nhập từ kinh doanh chứng khoán tăng 91,6% nhờ lợi nhuận từ kinh doanh trái phiếu; thu nhập khác tăng 162,4% do thu nợ xấu cao hơn.
Tỉ lệ nợ xấu mà Vietcombank xóa trong quý II/2018 đạt 1.400 tỉ đồng, tỉ lệ nợ xấu giảm từ 1,4% trong quý I xuống còn 1,2% vào cuối tháng 6.2018. Chi phí dự phòng cho rủi ro tăng phi đối xứng so với lợi nhuận trước dự phòng, do đó lợi nhuận trước thuế tăng mạnh 52,6% so với cùng kỳ. Về mảng thu nhập lãi thuần, Vietcombank cũng đang dần củng cố lợi nhuận từ phân khúc truyền thống này. Dư nợ cho vay tăng 11,5% trong 6 tháng đầu năm, cao hơn mức tăng trưởng tiền gửi 7,9% trong cùng giai đoạn. Ước tính tổng cho vay khách hàng của Vietcombank trong năm 2018 tiệm cận 920.000 tỉ đồng, tài sản thanh khoản và đầu tư là 245.000 tỉ đồng. Thêm vào đó, tăng trưởng tín dụng của Vietcombank trong 6 tháng ước đạt 11,3%, cao hơn mức tăng trưởng 7,9% của toàn hệ thống.
Ngoài ra, NIM (tỉ lệ lãi thu nhập cận biên) của Vietcombank đạt 2,8% trong 6 tháng đầu năm, tăng 32 điểm cơ bản so với quý I. Nguyên nhân cho sự cải thiện NIM đến từ việc Vietcombank giảm cho vay liên ngân hàng và đầu tư chứng khoán và tăng tỉ trọng cho vay khách hàng lên 64% trên tổng tài sản sinh lãi (có mức lãi suất cao hơn).
Động lực bancassurance
Ước tính hệ số LDR (cho vay/huy động) tính theo Thông tư 36 của Vietcombank trong quý I và quý II lần lượt tiệm cận 71,9% và 72,3%. Hệ số bình quân cho vay/huy động của ngành ngân hàng hiện tại là 91,2%. Với hệ số LDR thấp hơn mặt bằng chung, hệ số NIM của Ngân hàng nhiều khả năng tiếp tục có thể cải thiện khi thanh khoản dồi dào cho phép Vietcombank lựa chọn các khoản cho vay chất lượng với lãi suất cao và rủi ro chấp nhận được. Dựa trên số liệu dự phóng, thu nhập lãi thuần năm 2019 của Vietcombank có thể đạt 32.500 tỉ đồng và thu nhập ngoài lãi đạt 9.200 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế cuối năm có thể đạt 13.300 tỉ đồng. Hệ số tài chính tương ứng lần lượt là P/E cốt lõi dự phóng đạt 20,21x; P/B vào khoảng 3,07x và ROE đạt 19,7%.
Dựa trên các tham số như P/B dự phóng năm 2018 là 3,6x, thấp hơn P/B trung bình 6 tháng là 4,0x, VNDirect ước đoán giá mục tiêu có thể đạt 79.500 đồng/cổ phiếu. Động lực tăng giá có thể đến từ thu nhập phí cao hơn dự báo nhờ hợp đồng phân phối bảo hiểm độc quyền. Hiện Vietcombank đang tìm kiếm đối tác để ký hợp đồng phân phối độc quyền bảo hiểm nhân thọ trên hệ thống của mình. Thương vụ này dự kiến đem lại cho Ngân hàng nguồn thu lớn từ phí đại lý và hoa hồng.
Theo thông tin của Bloomberg, Vietcombank đã chỉ định Credit Suisse làm đơn vị tư vấn tìm kiếm đối tác phân phối bảo hiểm với giá trị bancassurance lên đến 1 tỉ USD. Chiến lược bancassurance nhiều khả năng mang lại một khoản “phí gia nhập” cho Vietcombank lên đến 11.400 tỉ đồng, trong đó 18% có thể nhận được trong năm 2019.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng doanh thu của Vietcombank có thể tăng đột biến trong niên độ 2018-2019 nếu ngân hàng này chọn chiến lược thoái vốn đầu tư tại các định chế khác. Theo báo cáo kiểm toán năm 2017 bởi KPMG, giá trị khoản đầu tư dài hạn khác của Vietcombank là 2.700 tỉ đồng tại ngày 31.12.2017. Được biết, đây là khoản đầu tư vốn gốc ban đầu của Vietcombank. Tại thời điểm tháng 10, Vietcombank dự kiến thu về hơn 1.700 tỉ đồng sau khi thoái vốn khỏi MBBank và Eximbank.
Theo nhipcaudautu.vn
Cổ phần Ngân hàng Quân đội tại Vietcombank "ế"
Phiên đấu giá cổ phần Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) mà Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đang nắm giữ, chỉ bán được 0,018% số cổ phần đưa ra đấu giá cho một nhà đầu tư cá nhân.
Phiên đấu giá cổ phần Ngân hàng Quân đội
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Ngân hàng Vietcombank vừa tổ chức phiên bán đấu giá thoái vốn 534 tỷ đồng cổ phần Ngân hàng MB mà Vietcombank đang nắm giữ, tương đương 6,97% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành của Ngân hàng MB với mức giá khởi điểm 19.641 đồng/cổ phần.
Phiên đấu giá có 5 nhà đầu tư cá nhân và 5 tổ chức tham dự. Khối lượng đăng ký mua hợp lệ đạt hơn 5,9 triệu cổ phần, bằng 11,1% khối lượng cổ phần chào bán. Toàn bộ 5,9 triệu cổ phần mà nhà đầu tư đăng ký mua đã được đặt mua hết với mức giá đặt mua cao nhất là 22.000 đồng/cổ phần, giá đặt mua thấp nhất là 19.641 đồng/cổ phần.
Tuy nhiên, theo Điểm VI.6 tại Bản công bố thông tin chào bán cổ phiếu Ngân hàng MB ra công chúng, giá trúng giá không thấp hơn giá đóng cửa của cổ phiếu MBB tại ngày đấu giá. Giá đóng cửa của cổ phiếu MBB tại ngày diễn ra phiên đấu giá, ngày 15/10/2018 là 21.300 đồng/cổ phần.
Vì vậy, căn cứ theo quy định tại Bản công bố thông tin, kết quả phiên đấu giá chỉ bán được 10.000 cổ phần (tương đương 0,018% số cổ phần đưa ra đấu giá) cho 1 nhà đầu tư cá nhân với giá đấu thành công bình quân đạt 21.900 đồng/cổ phần. Tổng giá trị cổ phần bán được đạt hơn 219 triệu đồng.
Nha Trang
Theo kinhtedothi.vn
Vietcombank Lào - dấu ấn vươn tầm khu vực Năm 2018 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử hoạt động của Vietcombank với 55 năm dựng xây, phát triển và cống hiến. Quầy giao dịch tiếp khách hàng của Vietcombank Lào chiều 9.10.2018 ẢNH: M.Y Nhưng không chỉ có thế, năm 2018 còn chứng kiến dấu ấn vươn tầm khu vực của Vietcombank: lần đầu tiên trong lịch sử phát...