Vietbank đặt kế hoạch lợi nhuận 2020 giảm thấp nhất tới 51%
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín ( Vietbank, UPCoM: VBB) công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông sắp tới với 3 kịch bản hoạt động cho năm 2020 cùng mục tiêu tăng vốn và đưa cổ phiếu lên niêm yết trên sàn HoSE.
Thứ nhất, với kế hoạch kinh doanh tối thiểu, theo chỉ đạo của NHNN, Vietbank đưa ra mức dư nợ tín dụng trong năm 2020 tối đa 44,908 tỷ đồng; tổng huy động vốn (gồm giấy tờ có giá) là 59,760 tỷ đồng, lần lượt tăng 10% và tăng 15%.
Tổng tài sản dự kiến là 79,289 tỷ đồng, tăng 15% so với thực hiện năm 2019. Lợi nhuận trước thuế 300 tỷ đồng, giảm 51% so với năm 2019.
Thứ hai, trong điều kiện được NHNN điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, Vietbank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 550 tỷ đồng, giảm 10% so với thực hiện năm 2019.
Tổng dư nợ cho vay khách hàng của Vietbank đặt ra là 47,057 tỷ đồng và tổng huy động vốn (gồm giấy tờ có giá) 62,359 tỷ đồng, lần lượt tăng 15% và 20% so với thực hiện năm 2019. Mục tiêu tổng tài sản đạt 82,736 tỷ đồng, tăng 20% so với kết quả năm 2019.
Thứ ba, cũng trong điều kiện được NHNN điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, Vietbank kỳ vọng lợi nhuận trước thuế 2020 ở mức 613 tỷ đồng, bằng với kết quả đạt được của năm 2019.
Video đang HOT
Mục tiêu tổng dư nợ cho vay khách hàng và tổng huy động vốn (gồm giấy tờ có giá) theo kế hoạch phấn đấu được dự kiến tăng 22% và 25% so với thực hiện năm 2019, lên mức 50,000 tỷ đồng và 65,000 tỷ đồng.
Riêng trong quý 1/2020, Vietbank tăng 25% trích lập dự phòng so với cùng kỳ năm trước, lên mức gần 30 tỷ đồng nhưng vẫn thu về lợi nhuận sau thuế hơn 183 tỷ đồng, gấp 2.3 lần so với quý 1/2019.
Tại ngày 31/3/2020, tổng tài sản của Vietbank đạt gần 69,359 tỷ đồng, suýt soát đầu năm, chủ yếu là các khoản lãi, phí phải thu đạt hơn 2,027 tỷ đồng, tăng 26%, trong khi cho vay khách hàng chỉ tăng 3%, ghi nhận hơn 42,083 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, Vietbank ghi nhận tiền gửi của khách hàng tăng 5% so với đầu năm, đạt hơn 52,007 tỷ đồng, trong khi tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác giảm 23%, chỉ còn 6,495 tỷ đồng.
Cuối quý 1/2020, tổng nợ xấu của Vietbank đã tăng 6% so với đầu năm, ghi nhận gần 572 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng tăng từ 1.32% lên mức 1.36%.
Tăng vốn thêm hơn 600 tỷ và đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán
Trong năm nay, Vietbank cũng lên phương án tăng vốn điều lệ thêm gần 629 tỷ đồng, tương đương tăng 15% so với cuối năm 2019 bằng việc phát hành 62.87 triệu cổ phiếu trả tức cho cổ đông hiện hữu. Nguồn sử dụng để tăng vốn điều lệ được lấy từ lợi nhuận giữ lại của năm 2017-2019 với số tiền gần 629 tỷ đồng.
Theo Vietbank, trước khi hoàn tất triển khai phương án tăng vốn điều lệ Vietbank từ 4,190 tỷ đồng lên mức 4,819 tỷ đồng thì Ngân hàng phải xử lý xong trái phiếu đặc biệt bán nợ cho VAMC.
Một nội dung cũng không kém phần quan trọng là Vietbank sẽ trình cổ đông thông qua việc niêm yết trên thị trường chứng khoán khi ngân hàng đã đáp ứng điều kiện niêm yết trên sàn HoSE.
VietBank trình niêm yết HoSE, phát hành gần 63 triệu cổ phiếu
Ngân hàng đặt mục tiêu tổng huy động vốn và dư nợ khách hàng tăng 15% và 9,75% trong kế hoạch tối thiểu với lợi nhuận 300 tỷ đồng, giảm 51%.
Cổ đông xem xét việc niêm yết cổ phiếu VBB và tăng vốn điều lệ sau khi ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện thực hiện.
Theo tài liệu đại hội cổ đông năm 2020, VietBank đưa ra 3 kế hoạch trong năm. Với kế hoạch kinh doanh tối thiểu, ngân hàng mục tiêu lãi trước thuế 300 tỷ đồng, giảm 51% so với 2019. Kế hoạch tổng tài sản đạt 79.289 tỷ đồng, tăng 15%. Tổng huy động vốn tăng 15% lên 59.760 tỷ đồng và tổng dư nợ khách hàng tăng 9,75% lên 44.908 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.
Ở kế hoạch thực hiện, trong điều kiện Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng, lãi trước thuế giảm 10% xuống 550 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay tăng 15% lên 47.057 tỷ đồng và tổng huy động vốn tăng 20% đạt 62.359 tỷ đồng. Nợ xấu kiểm soát dưới 2%.
Nguồn: Tài liệu đại hội VietBank.
Với kế hoạch phấn đấu, VietBank đặt mục tiêu lãi trước thuế 613 tỷ đồng, tương đương 2019. Tổng tài sản dự kiến mục tiêu tăng lên 90.000 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay tăng 22% và tổng huy động vốn tăng 25%.
Tại đại hội, cổ đông cũng xem xét thông việc niêm yết cổ phiếu VBB trên sàn chứng khoán. Theo tờ trình, ngân hàng đã đủ điều kiện để niêm yết trên sàn HoSE và trình giao cho HĐQT quyết định thời điểm niêm yết cụ thể khi thời cơ và điều kiện thị trường cho phép.
Ngân hàng cũng sẽ trình kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua phát hành 62,87 triệu cổ phiếu cho cổ đong hiện hữu. Nguồn sử dụng từ lợi nhuận giữ lại giai đoạn 2017-2019. Việc tăng vốn sẽ được thực hiện với điều kiện ngân hàng phải xử lý xong trái phiếu đặc biệt VAMC.
Agribank sẽ được tăng vốn tối đa 3.500 tỷ đồng Việc cấp bổ sung vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2019. Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 4/2020, Chính phủ đã thống nhất về phương án bố trí nguồn ngân sách nhà nước tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển...