Viết sách vì học sinh
Trao đổi với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết ngay sau tiết học thực nghiệm, GS. TSKH Đỗ Đức Thái- Tổng chủ biên bộ SGK Toán Cánh Diều cho rằng, trong vai trò là nhạc trưởng, nếu để ông trực tiếp đứng lớp tiết học này, kết quả có lẽ cũng không thể tốt hơn được.
GS. TSKH Đỗ Đức Thái.
Theo ông Thái, lý do là bởi đặt trong bối cảnh cụ thể HS của lớp đó, trường đó đã là như vậy. Quan sát cô giáo, từ đầu đến cuối buổi học, cô giáo nói rất ít mà để HS tự làm. Sau khi HS làm cô phân tích chỗ đúng chỗ sai, sau đó cô “chốt” lại kiến thức.
Cách làm này rất đúng với tinh thần của dạy học phát triển năng lực. Nói một cách ví von, “nghệ sĩ” cô giáo đã hiểu đúng được bản nhạc, đọc đúng và hát đúng. Còn để hay hơn thì đối với một lớp học cụ thể, đã quen với việc học theo chương trình và SGK hiện hành, bây giờ cắt ra một tiết để dạy theo kiểu mới thì chưa thể thật hay được. Nhưng chúng tôi đánh giá như vậy là rất tốt rồi.
PV: Quá trình trao đổi giữa GS, một trong những tác giả của SGK và giáo viên dạy thực nghiệm trước đó ra sao, thưa ông?
GS. TSKH Đỗ Đức Thái: Tất cả trao đổi gói gọn trong khoảng 3 phút trao đổi qua điện thoại về bài học hôm đó. Tôi cũng đề nghị nhà trường không có góp ý, can thiệp gì vào tiết dạy thực nghiệm này. Việc dạy theo đúng tiến trình giờ học, theo đúng thời khóa biểu, HS không hề được học trước bài này nên không có sự “diễn” ở đây. Tổ chuyên môn cũng không trao đổi với giáo viên. Tôi cũng không có hướng dẫn, trao đổi kỹ với giáo viên ngoài mấy phút trên điện thoại. Tất cả nhằm có được cái nhìn chân thật nhất về bài học trong SGK.
Và giáo viên đã đọc được đúng ý của các tác giả, triển khai được một cách tương đối thuận lợi trong giờ học, chứng tỏ bài viết trong SGK rất phù hợp với thực tiễn của nhà trường. Đó là cái quan trọng nhất với các tác giả. Tức là đã viết ra một thứ phù hợp với thực tiễn còn những chi tiết kỹ thuật trong các bản SGK, các giáo án… chỉ là những tiếu tiết.
Được biết, giáo viên và HS ở Trường THPT Tây Hồ, Hà Nội đã tham gia thực nghiệm từ khi xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Đó là một thuận lợi. Nhưng không phải thầy cô nào cũng có được may mắn này. Nhiều băn khoăn, thắc mắc về SGK thầy cô sẽ không biết tìm đáp án ở đâu khi không được tiếp cận với các tác giả, nhóm biên soạn sách?
- Điều đó tôi khẳng định là không có. Bên cạnh SGK, sẽ có sách giáo viên, có nhiệm vụ giải thích cặn kẽ tất cả những thắc mắc đó. Sách giáo viên có 2 phần là giới thiệu tổng quan về SGK và chương trình lớp 10 môn Toán, phần 2 là hướng dẫn dạy từng bài, giải thích rõ tại sao lại phải như thế này, tại sao lại như thế kia. Chúng tôi đã viết nhưng hiện giáo viên chưa được tiếp cận.
Tôi không biết các bộ SGK khác ra sao còn bộ sách Cánh Diều chủ trương sách giáo viên, các học liệu điện tử là miễn phí. Chúng tôi đăng công khai trên mạng để tất cả mọi người, thầy cô và phụ huynh được đọc.
Lớp 1 hiện nay có cả 1 kho học liệu để các thầy cô muốn vào lúc nào cũng được. Phụ huynh cũng có thể đọc sách giáo viên để hướng dẫn con em mình học.
Theo dõi tiết học thực nghiệm, điểm mới cơ bản tôi quan sát được là sự dẫn dắt, gợi mở của giáo viên đến kiến thức của bài học thay vì đưa ra ngay định lý, phương trình tổng quát, sau đó là đến các ví dụ minh họa. Ông có thể lý giải cách tiếp cận này?
- Sách Cánh Diều hướng tới là bộ sách vì HS. Việc đầu tiên là cuốn sách viết cho HS tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên thay vì viết cho giáo viên đi dạy, ép lên HS là như này, như kia. Các em cứ từ từ học, từ từ kiến tạo nên kiến thức, các thầy cô sẽ điều chỉnh giúp các em kiến thức chỗ nào đúng, chỗ nào sai, chốt lại thành 1 kiến thức hoàn chỉnh.
Thứ 2 là học Toán giúp các em giải quyết các vấn đề của cuộc sống, để sau này kiếm sống chứ không phải học Toán để đi thi. Đó là điểm thay đổi căn bản của cuốn SGK chúng tôi viết. Bạn có thể nhìn thấy các thầy cô giáo rất hồ hởi với các bài toán ứng dụng – những cái đó mất nhiều công sức lắm.
Video đang HOT
Trân trọng cảm ơn GS!
Các Tổng chủ biên nêu điểm mới trong sách giáo khoa lớp 2 và 6
Ba bộ sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt để địa phương lựa chọn sử dụng từ năm học 2021 - 2022.
GS.TS Vũ Văn Hùng.
Dù cách tiếp cận riêng, nhưng các bộ sách đều cụ thể hóa yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông, giúp giáo viên, học sinh tiếp thu tốt nhất kiến thức của chương trình.
GS.TS Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên sách Khoa học tự nhiên 6, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống): Tích hợp nội dung, tránh chồng chéo
Tư tưởng chủ đạo của SGK Khoa học tự nhiên 6 thể hiện qua thông điệp, cũng là tên bộ sách: "Kết nối tri thức với cuộc sống".
Điểm nhấn nổi bật của sách là kiến thức các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Sinh học được tích hợp trong chương trình theo một mô hình có ý nghĩa, nhằm phát triển năng lực chung của cả 3 lĩnh vực.
Nội dung kiến thức được lựa chọn theo hướng tinh giản, hấp dẫn hơn, phù hợp với tâm lý lứa tuổi và trải nghiệm của HS; tăng cường kết nối giữa các lớp, cấp học trong một môn học và hoạt động giáo dục.
Chẳng hạn, nội dung protit, gluxit, lipit được dạy trong kiến thức Hóa học sẽ không dạy lại trong Sinh học nữa.
Khái niệm vật chất đã dạy trong nội dung Hóa học sẽ không cần dạy trong phần Vật lý. Chủ đề năng lượng trước đây được dạy riêng trong từng môn, nay tích hợp lại...
SGK cũng tích hợp các kiến thức Vật lý, Hóa học, Sinh học theo yêu cầu chương trình, thông qua 4 chủ đề lớn (Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái đất và bầu trời); đồng thời chú trọng đến giáo dục STEM.
SGK hỗ trợ giáo viên đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả.
Mỗi bài học được thiết kế gồm hệ thống các hoạt động học, từ đó kích thích tính tích cực và chủ động của người học; đồng thời giúp học sinh hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực, hướng tới cho người học phải tạo ra được sản phẩm học tập.
Cuối mỗi bài học, HS luôn được yêu cầu chốt lại những kiến thức căn bản nhất và vận dụng, thực hành kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
GS.TSKH Đỗ Đức Thái (Chủ biên Chương trình GDPT 2018 môn Toán, Tổng Chủ biên SGK môn Toán bộ Cánh Diều): Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống
GS.TSKH Đỗ Đức Thái.
12/16 chủ biên các môn học trong Chương trình GDPT 2018 là tổng chủ biên, chủ biên các cuốn SGK bộ Cánh Diều.
Là những người trực tiếp soạn thảo chương trình quốc gia nên chúng tôi hiểu rõ chương trình từ lớp 1 - 12.
Việc hiểu rõ mạch 12 năm hết sức quan trọng, cho phép chúng tôi hiểu nắm được trình hình thành kiến thức; hiểu chương trình từng môn học có mục tiêu giáo dục là gì, yêu cầu cần đạt ra sao...
Bộ SGK Cánh Diều môn Toán có tập thể tác giả gọn gàng: Lớp 2 có 5 tác giả, lớp 6 có 7 tác giả; giúp cuốn sách trở nên nhuần nhuyễn, thống nhất về tư tưởng, lựa chọn chất liệu, cách trình bày; đặc biệt là thống nhất tư duy toán học, lối giải quyết những vấn đề toán học nảy sinh.
Chương trình môn Toán 2018 yêu cầu các thầy cô phải dạy học phát triển năng lực toán học cho học sinh.
Dạy học phát triển năng lực đòi hỏi mỗi tiết học phải có thời gian thích đáng cho HS tự học, tự kiến tạo kiến thức dưới hướng dẫn của thầy cô.
Muốn vậy, nội dung dạy học phải tinh giản, thiết thực.
Thấu triệt quan điểm đó, SGK Toán 2, Toán 6 bộ sách Cánh Diều lựa chọn nội dung cẩn thận cả về phương diện sư phạm và phương diện toán học dựa trên những học vấn cốt lõi. Đơn cử, SGK Toán 6 giảm khoảng 50% lượng bài tập so với SGK hiện hành.
Tinh giản, giảm tải nội dung, nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ yêu cầu cần đạt mà chương trình quy định là điểm mạnh then chốt, điểm thành công nổi bật của SGK Toán 2, Toán 6 bộ sách Cánh Diều.
Bên cạnh đó là nội dung thiết thực. Dư luận vẫn băn khoăn HS phải học những kiến thức toán khó mà không biết sử dụng vào đâu trong cuộc sống.
Giải quyết vấn đề cấp bách đó, SGK Toán 2, Toán 6 Cánh Diều đã tạo dựng cho HS niềm tin vào giá trị học vấn toán học đem lại.
Chỉ có tin thì mới yêu, mới thích và rồi mới học tốt được! Trong SGK Toán 2, Toán 6 Cánh Diều, sắp tới là SGK Toán các lớp 3, 7, 10, thầy cô sẽ thấy từng bài học, hoạt động học tập thấm đẫm các tình huống thực tế có bối cảnh thực, giúp HS thấy toán học xuất phát từ thực tiễn và quay lại giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Quan điểm này cho phép SGK thực hiện được triết lý chung của bộ sách Cánh Diều là mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống.
PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa (Tổng Chủ biên SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp - bộ sách Chân trời sáng tạo): Thẩm thấu ý nghĩa của từng hoạt động để hiện thực hóa vào thực tiễn giáo dục học trò
PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa.
Lần đầu tiên, hoạt động giáo dục trong nhà trường được biên soạn SGK. SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6, thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo có thời lượng 105 tiết theo 9 chủ điểm, chủ đề, hướng tới 4 mạch nội dung: Hoạt động hướng vào bản thân, xã hội, tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp.
Các chủ điểm, chủ đề được thực hiện trong 3 loại hình bắt buộc: Sinh hoạt dưới cờ (1 tiết/tuần); Sinh hoạt lớp (1 tiết/tuần); Hoạt động giáo dục theo chủ đề (1 tiết/tuần).
Mỗi chủ đề được bắt đầu bằng tranh và câu nói tựa đề phản ánh khái quát nội dung, ý nghĩa cốt lõi.
Trang định hướng nội dung giúp HS có cái nhìn tổng quát toàn chủ đề, và sự cụ thể hoá chúng trong mỗi nhiệm vụ cần thực hiện.
Điều này giúp HS rèn kĩ năng tư duy vấn đề, biết cách giải quyết vấn đề và xây dựng con đường phát triển cho bản thân.
Tất cả chủ đề được viết theo cấu trúc dựa trên chu trình trải nghiệm: Khám phá Kết nối kinh nghiệm; Rèn luyện kĩ năng; Vận dụng - Mở rộng; Tự đánh giá. Việc thực hiện đầy đủ chu trình với nhiều hoạt động, nhiều tình huống phong phú, đa dạng nhưng đều hướng về mục tiêu giúp HS có nhiều cơ hội để rèn luyện đúng hướng - yếu tố quyết định để hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực.
SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 đưa dung lượng đáng kể về kiến thức liên quan đến tâm sinh lí độ tuổi để HS hiểu bản thân và mọi người xung quanh.
Từ đó, có biện pháp điều chỉnh bản thân hiệu quả hơn, biết chấp nhận, tôn trọng sự khác biệt.
Giáo dục tài chính, hướng nghiệp cũng là nội dung bắt đầu được đề cập một cách độc lập hơn ở lớp 6. HS được trải nghiệm những tình huống giáo dục tài chính, định hướng nghề nghiệp nên cảm nhận được thực tế rõ ràng, thú vị hơn.
Sách cũng giúp HS tự học, rèn luyện, đánh giá; cha mẹ HS hỗ trợ khi cần và giáo viên dựa vào đó để thiết kế các hoạt động khác nhau giúp HS đạt được mục tiêu đặt ra.
Để thực hiện tốt chương trình, SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6, thầy cô hãy dành tình yêu cho hoạt động này; hãy thẩm thấu ý nghĩa của từng hoạt động mà các tác giả đã chắt chiu để hiện thực hóa vào thực tiễn giáo dục học trò.
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống: "Viết sách giáo khoa áp lực nhất là dư luận và mạng xã hội" "Nếu giáo trình Đại học may lắm có vài trăm, vài nghìn sinh viên chuyên ngành đó đọc. Còn một cuốn SGK in ra có cả triệu ánh mắt đổ vào. Vì SGK liên quan đến mọi nhà, mọi người nên được soi rất kỹ" - PGS.TS Đỗ Ngọc Thống chia sẻ. PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục...