Việt Nam xuất khẩu máy tính, điện thoại sang Mỹ tăng vọt
Theo kênh CNBC của Mỹ, không ai nghĩ Việt Nam thay thế Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu lớn của thế giới, nhưng quốc gia Đông Nam Á này chắc chắn sẽ tham gia một số hoạt động kinh doanh với Mỹ mà Trung Quốc không có cơ hội.
Trong chín tháng đầu năm nay, nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam đã tăng 34,8% so với năm trước, tăng tốc từ mức tăng 5,8% trong cả năm 2018, theo hãng tư vấn IHS Markit. Để so sánh, nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc đại lục đã giảm 13,4% so với cùng kỳ trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 9.
Thuế quan là lý do chính đằng sau sự suy giảm nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc, theo nhận định của Michael Ryan, phó giám đốc IHS Markit. Ông nói thêm rằng loại hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất sang Hoa Kỳ là máy tính, thiết bị điện thoại và máy móc khác.
Năm 2018, các sản phẩm này nằm trong số hàng nhập khẩu hàng đầu vào Hoa Kỳ từ Trung Quốc đại lục, Mông Cổ và Đài Loan, theo Đại diện Thương mại Hoa Kỳ. Điều đó cho thấy rằng xuất khẩu những hàng hóa đó của Việt Nam sang Hoa Kỳ có thể đã thay thế cho sự suy giảm giữa Trung Quốc và Mỹ.
Những thách thức đối với Việt Nam
Video đang HOT
Việt Nam thường được coi là một trong những người hưởng lợi lớn nhất của cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ nhờ xuất khẩu vào Mỹ gia tăng. Ngoài ra, quốc gia Đông Nam Á này đã chứng kiến một bước nhảy vọt trong đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nhà sản xuất đang tìm cách lách thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc.
Nhưng Hoa Kỳ đã không đầu tư lớn vào Việt Nam, ông Ryan lưu ý. Các khoản đầu tư của Mỹ vào Việt Nam chỉ chiếm 2,7% tổng vốn FDI mà Việt Nam nhận được. Lý do là Hoa Kỳ không có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, theo báo cáo của IHS Markit. Nhưng đó chỉ là một trong nhiều yếu tố thúc đẩy tốc độ và mức độ đa dạng hóa chuỗi cung ứng vào Việt Nam, ông Ryan nói.
Việt Nam cũng phải đối mặt với sự thiếu hụt lao động lành nghề. Nguồn nhân lực tài năng chưa đủ để hỗ trợ cho dòng công ty đa quốc gia đang tìm cách di dời chuỗi cung ứng ra bên ngoài Trung Quốc.
Nói đơn giản, nhu cầu đang vượt xa khả năng cung ứng hiện tại trong khi cơ sở hạ tầng ở Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn cho nhiều công ty quốc tế để thành lập nhà xưởng. Điều đó có nghĩa là việc tìm kiếm các đối tác địa phương và đáp ứng các yêu cầu của chính phủ để xin giấy phép có thể là trở ngại lớn cho các công ty nước ngoài.
Theo VN Review
Nga cấm bán các thiết bị điện tử không cài đặt phần mềm nội địa
Sau nhiều tháng cân nhắc, Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) mới đây đã chính thức thông qua luật cấm bán thiết bị điện tử không cài đặt phần mềm do chính phủ Nga quy định. Đạo luật sẽ có hiệu lực từ 1/7/2020.
Nga cấm bán các thiết bị điện tử không cài đặt phần mềm nội địa (Ảnh minh họa).
Cụ thể, các sản phẩm điện thoại thông minh, máy tính và Tivi thông minh bán tại Nga đều phải tải và cài đặt các phầm mềm do Nga sản xuất. Phần mềm này được cho là thân thiện hơn và thu hút khách tiêu dùng Nga hơn người dùng phương Tây.
Một danh sách các phần mềm do chính phủ Nga quy định cần được cài đặt sẵn sẽ được công bố trong thời gian tới.
Các nhà lập pháp cho rằng động thái trên nhằm "bảo vệ lợi ích của các công ty Internet Nga" và ngăn chặn "mánh khóe" của các tập đoàn công nghệ lớn nước ngoài.
Ngoài ra, các nghị sĩ cũng cho rằng dự luật sẽ cung cấp cho các công ty Nga các cơ chế pháp lý để quảng bá các chương trình và dịch vụ của họ trong lĩnh vực công nghệ thông tin cho người dân trong nước.
Trong khi những "người khổng lồ" Internet Nga như Yandex, Mail.ru, và VKontakte bày tỏ sự ủng hộ thì loạt ông lớn công nghệ nước ngoài như Apple, Samsung và Huawei lại không mấy vui vẻ với luật này.
Trước đó, giới chuyên gia cảnh báo tập đoàn công nghệ Mỹ Apple có thể buộc phải rời bỏ thị trường béo bở 3 tỷ USD của Nga khi luật này được thông qua. Hiện tại, quy tắc của Apple là chỉ cài đặt các ứng dụng và hệ điều hành iOS của riêng họ trên các thiết bị điện tử, bất kể thiết bị điện tử đó hoạt động tại quốc gia nào.
Trong vài năm qua, Nga đã đưa ra các quy định Internet khắt khe hơn. Từ ngày 1/11, luật Internet mới của Nga chính thức có hiệu lực. Theo đạo luật nói trên, Cơ quan Giám sát mạng viễn thông, công nghệ thông tin LB Nga - Roskomnadzor - chịu trách nhiệm thực hiện "vận hành tập trung toàn bộ mạng viễn thông" nếu có các nguy cơ đối với hoạt động mạng Internet của Nga.
Các biện pháp này bao gồm việc thiết lập một hệ thống định tuyến Internet toàn quốc thông qua các máy chủ trong nước, và ngăn ngừa nguy cơ bị ngắt kết nối của Nga với mạng Internet toàn cầu.
Theo vietnamfinance
Trẻ em xem điện thoại, máy tính nhiều khiến não chậm phát triển Nghiên cứu mới đây cho thấy cho trẻ tiếp xúc với màn hình điện tử quá nhiều sẽ khiến chất trắng trong não chậm phát triển, dẫn đến giảm khả năng nhận thức, lâu biết nói và kỹ năng đọc viết kém. Những năm gần đây, thời gian sử dụng thiết bị thông minh của trẻ em đã tăng đến mức đáng báo...