Việt Nam xây tặng trường học tại Bắc Lào
Sáng 15/12 tại huyện Bounneua, tỉnh Phongsaly, Bắc Lào đã diễn ra lễ động thổ xây dựng Trường PTTH Bounneua.
ảnh minh họa
Đây là dự án xây dựng trường học sử dụng vốn viện trợ có tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước tới nay của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào, đồng thời là một trong những công trình nhằm chào mừng kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào và 40 năm Ngày Ký hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Lào.
Tham dự buổi lễ, về phía Việt Nam có đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Việt Nam – Lào; đồng chí Lê Văn Quý, Phó Bí thư tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Về phía Lào có đồng chí Souphan Keomixay, Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Lào – Việt Nam; đồng chí Khamchen Vongphosi, Ủy viên TW Đảng, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Phongsaly, cùng đông đảo đại diện các ban ngành và địa phương có liên quan của Lào và Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, trong những năm qua, mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào không ngừng được củng cố vững chắc, đi vào chiều sâu và phát huy hiệu quả thiết thực trên tất cả các lĩnh vực hợp tác, mang lại lợi ích to lớn cho nhân dân hai nước.
Được Lãnh đạo Đảng và Chính phủ hai nước đặc biệt coi trọng và chỉ đạo sát sao, trong thời gian qua, hai nước đã nỗ lực hợp tác, sát cánh cùng nhau thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Video đang HOT
Hiện có hơn 14.000 cán bộ, sinh viên Lào đang học tập tại Việt Nam, trong đó số được nhận học bổng từ nguồn viện trợ chiếm 30% và tăng đều 10% trong những năm vừa qua; hàng chục trường học cho các cấp học khác nhau đã được Chính phủ, địa phương, doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ xây dựng tại các địa phương của Lào.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, việc tổ chức Lễ động thổ Xây dựng Công trình Trường PTTH Bouneua, tỉnh Phongsaly bằng nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam thể hiện rõ sự quan tâm của các cấp Lãnh đạo hai bên đối với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ tại tỉnh này; đồng thời, tạo thêm một dấu ấn tốt đẹp trong quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Điện Biên và Phongsaly, giữa hai Ủy ban hợp tác cũng như giữa hai nước.
Bộ trưởng cũng ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của các Chủ dự án hai Bên (tỉnh Điện Biên và Phongsaly) trong việc phối hợp triển khai Dự án; biểu dương hai Ban quản lý dự án của hai tỉnh đã triển khai tốt các công việc cụ thể, hoàn tất các thủ tục để Dự án được phê duyệt; yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng triển khai dự án phải đạt được mục tiêu mà hai Chính phủ, hai Ủy ban hợp tác mong muốn.
Ngoài việc tạo ra cơ sở vật chất phục vụ tốt công tác dạy và học của tỉnh, đảm bảo phát huy hiệu quả cao, quá trình sử dụng bền vững, lâu dài; Công trình Trường PTTH Bounneua phải là biểu tượng của tình anh em gắn bó giữa hai dân tộc, góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Lào, đồng chí Souphan Keomixay cho biết, Công trình dự án Trường PTTH Bounneua có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tỉnh Phongsaly, bởi đây là một tỉnh rất nghèo, còn nhiều khó khăn của Lào.
Việc Chính phủ Việt Nam giúp xây dựng Trường PTTH Bounneua sẽ giúp khoảng 1.800 con em của tỉnh được đi học ở một ngôi trường chất lượng cao, điều chắc chắn sẽ giúp tỉnh có được nguồn nhân lực có năng lực, kiến thức tốt phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Phongsaly nói riêng và của Lào nói chung.
Thay mặt Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào, Bộ trưởng Souphan Keomixay đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã luôn dành sự hỗ trợ, giúp đỡ toàn diện cho đất nước Lào trong suốt nhiều thập kỷ qua, đặc biệt là trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các địa phương còn nhiều khó khăn của Lào.
Công trình Trường PTTH Bounneua có tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng, được xây mới 100% theo tiêu chí chuẩn quốc gia, bao gồm 14 hạng mục như: nhà hiệu bộ; dãy nhà học chính gồm 40 phòng; nhà đa năng; thư viện, sân thể thao; nhà ăn tập thể; ký túc xá học sinh; nhà ở công vụ giáo viên. Công trình dự kiến sẽ hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng trong tháng 12 năm 2018.
Khi được đưa vào sử dụng, Trường THPT Bounneua sẽ có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ đáp ứng nhu cầu học tập cho khoảng 1.800 học sinh và sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác dạy và học của thầy trò nhà trường góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao cho đất nước Lào.
Theo Bnews.vn
Vì sao trường học ở Mỹ cho phép giáo viên đánh học sinh?
Một số trường học ở Mỹ cho phép giáo viên đánh học sinh như một hình thức xử phạt mà không bị coi là bạo hành hay ngược đãi trẻ em.
Giáo viên ở Mỹ được phép đánh học sinh.
Những ngày qua, dư luận Mỹ xôn xao trước việc giáo viên dạy lớp 8 tại trường trung học ở bang Colorado có tên Kris Burghart đã chiếu lên bảng hàng chữ "Tôi muốn giết trẻ con" để giữ trật tự lớp học. Thông điệp đầy bạo lực này đã khiến một số học sinh trong lớp bất an, thậm chí sợ hãi.
Trước vụ việc này, trường học quyết định sa thải ngay lập tức giáo viên Burghart. Phương pháp dạy học này được dư luận đánh giá là hành động không thể chấp nhận được.
Từ trước đến nay, phương pháp dạy học ở Mỹ gây nhiều tranh luận trái chiều, trong đó có việc giáo viên đánh học sinh bằng bản gỗ như một hình thức kỷ luật mà không bị kết tội bạo hành trẻ em.
Phạt đánh đòn học sinh được thực hiện căn cứ theo một phán quyết năm 1977 của Tòa án Tối cao Liên bang Mỹ. Phán quyết này kết luận rằng việc đánh đòn không vi phạm đến quyền lợi học sinh.
Theo thống kê, 19 bang ở Mỹ cho phép giáo viên đánh học sinh bao gồm: Alabama, Arizona, Arkansas, Colorado, Florida, Georgia, Idaho, Indiana, Kansas, Kentucky, Louisiana, Mississippi, Missouri, North Carolina, Oklahoma, South Carolina, Tennessee, Texas và Wyoming. Phương pháp dạy dỗ học sinh này được một số trường viết vào trong cuốn sổ tay.
Nội dung sổ tay có nội dung ban lãnh đạo nhà trường có quyền đánh học sinh. Cụ thể, các hình phạt được sử dụng nhằm trừng phạt hoặc chấn chỉnh học sinh bằng cách dùng bản gỗ đánh vào mông. Chỉ hiệu trưởng và phó hiệu trưởng được thi hành và không đánh quá 5 cái. Và hình phạt này không bị coi là "tấn công, bạo hành hay ngược đãi trẻ em".
Trước việc giáo viên có thể đánh học sinh, một số chuyên gia, nhà nghiên cứu, tổ chức quốc tế đã đưa ra quan điểm trái chiều.
Cụ thể, giáo sư lịch sử Judth Kafka tại ĐH Baruch (Mỹ) cho rằng, công việc của giáo viên không chỉ dạy học sinh kiến thức mà còn chấn chỉnh hành vi của học sinh. Thầy cô giáo còn dạy học sinh cách cư xử để trở thành một thành viên của xã hội, một công dân gương mẫu và có trách nhiệm. Theo đó, giáo viên phạt học sinh bằng đòn roi để giúp các em nên người.
Tuy nhiên, một số người đã bày tỏ quan điểm phản đối giáo viên đánh học sinh khi cho rằng hình phạt đánh học trò sẽ kìm hãm sự phát triển của các em cũng như để lại những hậu quả khôn lường.
"Cách đây 20, 30 năm, chúng ta có thể đã từng bị đánh vào mông hoặc đánh đòn người khác. Tuy nhiên, hiện các nghiên cứu chỉ ra rằng biện pháp đó không phát huy hiệu quả. Nó chỉ khiến cho trẻ em có hành vi hung hăng hơn mà thôi", Amy Terreros - chuyên gia chống ngược đãi trẻ em ở Bệnh viện Thiện nguyện Nhi đồng cho biết.
Hiệp hội Giáo dục Quốc gia Mỹ cũng cho rằng, việc giáo viên xử phạt học sinh bằng cách đánh đòn không hiệu quả và có thể phản tác dụng. Nguyên do là vì hình phạt này có thể khiến các em học sinh có tâm lý thách thức, chống đối giáo viên và các em sẽ có thể có hành động gây rối trong lớp học.
Một số chuyên gia cũng cảnh báo, hình thức xử phạt về mặt thể xác này đối với học sinh có thể gây ám ảnh tâm lý đối với các em. Thậm chí, nguy hiểm hơn là một số học sinh thường xuyên bị giáo viên đánh có xu hướng bạo lực. Các em có thể có những hành vi bạo lực với bạn bè, giáo viên hay thậm chí là anh em, bố mẹ. Do vậy, giáo viên hãy cân nhắc những ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng hình thức xử phạt này trong việc dạy học.
Theo Kiến Thức
Thực hiện quy trình quản lý, cảm hóa HS có nguy cơ vi phạm pháp luật Sở GD&ĐT Ninh Bình vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị, các trường học thực hiện tốt việc quản lý và giáo dục học sinh, học viên trên địa bàn. ảnh minh họa Trong đó lưu ý triển khai phổ biến tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận tổ...