Việt Nam và UAE hướng tới kim ngạch thương mại song phương 10 tỷ USD
Là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực Trung Đông – châu Phi, nhất là về thương mại, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông.
Đặc biệt, sau 8 tháng năm 2022, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và UAE đạt 3,3 tỷ USD; trong đó, Việt Nam xuất siêu khoảng 3 tỷ USD. Hiện tại, 2 nước đang phấn đấu nâng kim ngạch thương mại 2 chiều lên 10 tỷ USD trong thời gian tới.
Hoạt động bốc xếp hàng nhập khẩu tại cảng biển Hải Phòng. Ảnh minh hoạ: An Đăng/TTXVN
Theo Thương vụ Việt Nam tại UAE, hàng hóa xuất khẩu sang UAE chủ yếu là mặt hàng nông sản, thủy sản, hoa quả tươi, thực phẩm chế biến, vật liệu xây dựng, điện thoại di động, máy móc thiết bị phụ tùng, điện tử gia dụng, dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ.
Về đầu tư, UAE là một trong những nhà đầu tư lớn của khu vực vùng Vịnh tại Việt Nam trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng và du lịch. Ngoài ra, hai nước còn nhiều cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, lao động, năng lượng, y tế, du lịch, giáo dục.
Có thể nói UAE hiện là nước có độ mở về kinh tế lớn trong khu vực vùng Vịnh và nhu cầu nhập khẩu của UAE rất đa dạng, đặc biệt là những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như điện thoại, đồ điện tử, linh kiện điển tử, hàng tiêu dùng, sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
Đặc biệt, các thủ tục kinh doanh được đơn giản hóa ở mức tối đa, thậm chí ở một số khu vực thương mại tự do, thủ tục thành lập công ty chỉ trong vòng 1 ngày.
Đáng lưu ý, với hệ thống cơ sở hạ tầng, logistics hiện đại, Dubai hiện là cửa ngõ rất thuận lợi để đưa hàng xuất khẩu đi tiêu thụ ở các nước khác. Hiện tại, có tới 80% hàng Việt Nam đã được xuất sang Dubai để nối chuyến sang các quốc gia khác trong khu vực.
Video đang HOT
Theo Thương vụ Việt Nam tại UAE, tuy Việt Nam đang xuất siêu sang UAE nhưng đây là thị trường mở nên có nhiều đối thủ cạnh tranh. Các nhà nhập khẩu luôn ép giá đối với các nhà xuất khẩu để có được mức giá thấp nhất. Cùng đó, đây là nước hồi giáo nên các sản ph ẩm thực phẩm và đồ uống và nhiều sản phẩm khác cần có chứng nhận Halal…
Thế nhưng, tình trạng lừa đảo tại UAE xảy ra rất phổ biến trước khi tiến hành hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp cần phải xác minh rõ đối tác. Khi đã hợp tác, cần chú ý đàm phán phương thức thanh toán đảm bảo an toàn nhất như mở thư tín dụng (LC). Không nên áp dụng phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện (TT) hoặc các phương thức thanh toán mà có nhiều rủi ro.
Vì vậy, Thương vụ Việt Nam tại UAE đề xuất thời gian tới cần tăng cường việc tổ chức các diễn đàn thương mại và đầu tư có quy mô và sự tham gia của các doanh nghiệp hàng đầu của hai bên.
Ngoài ra, để làm ăn thành công tại thị trường UAE, các doanh nghiệp Việt Nam trước hết cần hiểu đúng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa kinh doanh của người Arab, nắm rõ thị hiếu cũng như những vấn đề nhạy cảm về tôn giáo và văn hóa tiêu dùng, đáp ứng các tiêu chuẩn đặc thù về bao bì sản phẩm và quảng cáo.
Khi hợp tác với các đối tác ở UAE, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm vững luật pháp, quy định của sở tại, văn hóa và tập tục của cộng đồng doanh nhân (là những người nước ngoài, đang làm ăn tại UAE); tăng cường kết nối với các cơ quan, doanh nghiệp đối tác của UAE, mở mới hoặc hợp tác khai thác các tuyến vận tải hàng hóa trực tiếp giữa Việt Nam và Dubai.
Mặt khác, khi xuất khẩu vào thị trường này, các doanh nghiệp cần lưu ý các loại thuế quan. Tại UAE thuế quan được sửa đổi liên tục, vì vậy các doanh nghiệp nên kiểm tra lại những nội dung này trước khi xuất khẩu.
Đặc biệt, doanh nghiệp không giao dịch với đối tác mà yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam chuyển trước phí môi giới, phí luật sư hay phí chấp thuận hợp đồng để tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.
Khuyến cáo doanh nghiệp cẩn trọng khi xuất khẩu sang Italy
Doanh nghiệp Việt Nam phải lưu ý khi ký kết hợp đồng và lựa chọn phương thức thanh toán an toàn.
Đặc biệt, doanh nghiệp cần thường xuyên liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại để phối hợp xác minh tính chính xác thông tin đối tác, tránh bị lừa đảo.
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng Sài Gòn khu vực 1. Ảnh minh họa: Hoàng Hùng/TTXVN
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đi vào thực thi đã giúp hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi cũng như khả năng cạnh tranh và chen chân vào chuỗi cung ứng của Liên minh châu Âu; trong đó, có Italy. Thế nhưng, Thương vụ Việt Nam tại Italy vừa đưa ra khuyến cáo doanh nghiệp cần cảnh giác với nạn lừa đảo có xu hướng tăng trong thời gian gần đây và đang phải giải quyết rất nhiều vụ việc gian lận của doanh nghiệp Italy với doanh nghiệp Việt Nam.
Chẳng hạn như việc đối tác Italy không trả tiền hàng còn lại hoặc không giao hàng hay sử dụng địa chỉ giả mạo... Do đó, doanh nghiệp Việt Nam phải lưu ý khi ký kết hợp đồng và lựa chọn phương thức thanh toán an toàn.
Đặc biệt, doanh nghiệp cần thường xuyên liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại để phối hợp xác minh tính chính xác thông tin đối tác, tránh bị lừa đảo.
Thương vụ Việt Nam tại Italy cũng chỉ ra khó khăn với doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này là tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về chứng nhận, bao bì...
Hơn nữa, khi hợp tác với doanh nghiệp nước này, doanh nghiệp Việt Nam còn phải đối mặt với môi trường pháp lý phức tạp, đôi khi thiếu sự minh bạch, rõ ràng và hiệu quả.
Không những thế, các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, an toàn hoặc về môi trường được đưa ra các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật cao, đôi khi còn cao hơn cả những yêu cầu cơ bản của EU.
Ngoài ra, Thương vụ Việt Nam tại Italy cũng lưu ý truyền thống thương mại của người bản địa nơi đâyđã quen với các đối tác ở châu Âu, Nam Mỹ và châu Phi là nơi có nhiều người châu Âu, người gốc Italy kinh doanh nên khó chấp nhận đối tác mới.
Thống kê cho thấy, 6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Italy đạt 3,18 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong số đó, Việt Nam xuất khẩu sang Italy 2,32 tỷ USD, tăng 26,6% so với cùng kỳ năm 2021. Hànghoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là máy móc, thiết bị, điện thoại và linh kiện, máy vi tính và linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng, sắt thép, cà phê, hàng dệt may, hàng thủy sản...
Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã nhập khẩu 861 triệu USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước và tập trung vào máy móc thiết bị cơ khí, nhựa và các sản phẩm nhựa, dược phẩm, tủ bàn ghế, phụ kiện dệt may, đồ uống, rượu.
Để doanh nghiệp Việt thâm nhập sâu hơn, Thương vụ Việt Nam tại Italy cho hay: Tiếng Italy là ngôn ngữ chính thức và được sử dụng ở tất cả các vùng nên việc trao đổi thư từ với các công ty, nhất là những lần liên hệ ban đầu nên được ưu tiên bằng tiếng Italy.
Mặt khác, doanh nghiệp nên xem trước các ngày nghỉ lễ để chủ động sắp xếp thời gian phù hợp trước mỗi kỳ sang đây công tác bởi từng địa phương sẽ có những ngày lễ thánh tùy vào truyền thống từng khu vực.
Đáng lưu ý, tiền tệ chính thức của nước này là Euro, USD không được chấp nhận rộng rãi. Do đó, dù ngân hàng cho phép mở tài khoản bằng USD nhưng phải đổi sang Euro khi sử dụng. Tất cả các ngân hàng thương mại được phép thực hiện các giao dịch ngoại hối.
Vì vậy, Thương vụ Việt Nam tại Italy có thể cung cấp, hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam cả về phương thức thanh toán được sử dụng, điều khoản hợp đồng và chia sẻ thông tin thương mại khi đàm phán và cách thức thực hiện hiệu quả tránh rủi ro.
Nỗ lực rút ngắn thời gian kiểm dịch, đẩy mạnh đưa hàng Việt Nam vào Australia Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết: Kể từ khi xảy ra dịch COVID-19 và đặc biệt là thời điểm gần đây, việc chậm thông quan hàng hóa nhập khẩu, nhất là ở khâu kiểm dịch, đã trở nên trầm trọng, tập trung ở hai bang New South Wales và Victoria thuộc Australia. Vải tươi Việt Nam được bày bán tại siêu...