Việt Nam ứng phó ra sao nếu Trung Quốc xả lũ ồ ạt?
Ông Trần Quang Hoài, Tổng cục Trưởng Phòng chống Thiên tai (Bộ NN&PTNT), Phó Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, Việt Nam đang lên kịch bản chống tràn đê, phân lũ, sơ tán dân ở khu vực miền Bắc, nếu Trung Quốc tăng lượng xả lũ.
Cơ quan Phòng chống thiên tai Việt Nam cho biết đang theo dõi sát sao tình hình mưa lũ, xả lũ từ các hồ đập phía Trung Quốc
Ngày 6/7, trao đổi với Tiền Phong, ông Hoài cho biết, hiện nhiều gần Việt Nam như Nhật Bản, Trung Quốc, Myanmar có mưa lũ rất lớn. Đặc biệt các hồ chứa lớn ở Trung Quốc đã bắt đầu xả lũ, trong khi mưa lơn ở phía Nam nước này còn phức tạp và khả năng kéo dài.
Liên quan đến mưa lũ lớn khiến đập Tam Hiệp (Hồ Bắc, Trung Quốc) xả lũ, liệu ảnh hưởng đến Việt Nam? Ông Hoài cho biết, Tam Hiệp là đập thủy điện lớn nhất thế giới và hiện lượng nước về đập này tiếp tục gia tăng.
Cơ quan phòng chống thiên tai phía Trung Quốc đã nâng mức cảnh báo từ cấp 4 lên cấp 3, đồng thời đập Tam Hiệp đang tăng mức xả lũ. “Tuy nhiên, lưu vực, hạ du của đập Tam Hiệp lúc xả lũ sẽ không ảnh hưởng đến Việt Nam”, ông Hoài khẳng định.
Tuy nhiên, theo ông Hoài, nếu xảy ra mưa lớn ở thượng nguồn sông Hồng, sông Mekong sẽ ảnh hưởng tác động trực tiếp đến hạ lưu ở Việt Nam.
“Chúng tôi đang theo dõi sát sao tình hình mưa lũ, xả lũ các hồ ở phía Trung Quốc. Trong đó, có nhiều hồ chứa phía Trung Quốc, nếu xả lũ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Bắc nước ta. Chúng tôi đã lắp đặt thiết bị tự động theo dõi lượng nước về, sẵn sàng các kịch bản khi tình huống bất trắc”, ông Hoài nói.
Lãnh đạo Tổng cục Phòng chống thiên tai cũng cho biết, hiện cơ quan chức năng Việt Nam đang tổng hợp tất cả các tình huống có thể ảnh hưởng đến Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Bắc.
“Chúng tôi đã báo cáo với Thủ tướng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng- Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai về việc tổ chức cuộc họp với các địa phương trọng điểm ở miền Bắc, nhằm chủ động bảo vệ an toàn về tính mạng và tài sản của người dân”, ông Hoài nói.
Cũng theo ông Hoài, một trong những phương án đưa ra, là khi mưa lũ vượt tần suất thiết kế, vượt tần suất đảm bảo an toàn cho hệ thống đê. Lúc đó sẽ có phương án chống tràn đê, phân lũ ra sao, sơ tán dân ở vùng phân lũ thế nào.
“Thậm chí, chúng tôi đã làm việc với Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 để đưa ra phương án, nếu có tình huống phải sơ tán dân, cần đảm bảo an toàn về dịch bệnh cho người dân, kể cả lực lượng tham gia phòng chống dịch”, ông Hoài nói.
Video đang HOT
Ông Trần Quang Hoài, Tổng cục Trưởng Phòng chống thiên tai cho biết đang lên các kịch bản ứng phó với các trường hợp phía Trung Quốc xả lũ ồ ạt
Theo Tổng cục trưởng Phòng chống Thiên tai, từ đầu năm đến nay, tình hình thiên tai diễn biến rất phức tạp, với 16 loại hình thiên tai, 186 trận dông, lốc, mưa lớn… Năm 2020 mức độ hạn hán, xâm mặn nặng nề hơn so với đợt hạn mặn lịch sử năm 2016. Trong nửa đầu năm nay, thiên tai đã làm 47 người chết, 130 người bị thương, ước tính thiệt hại về kinh tế gần 3.400 tỷ đồng.
Trong khi đó, theo cơ quan Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, năm nay cả nước sẽ xuất hiện khoảng 11-13 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng 5-6 cơn đổ bộ vào đất liền. “Kinh nghiệm ở Việt Nam cho thấy, sau những đợt hạn nặng, sẽ xuất hiện những đợt đại hồng thủy, như những trận lũ, ngập lụt lịch sử năm 1964, năm 1999 ở miền Trung, năm 1971 ở miền Bắc…”, ông Hoài nhận định.
Lãnh đạo Tổng cục Phòng chống thiên tai cũng cho biết, hiện cơ quan này đang rà soát kịch bản, phương án ứng phó, nhất là hoàn thiện việc xây dựng đội xung kích cấp xã trong năm 2020 trên phạm vi cả nước, đặc biệt ở khu vực vùng núi.
“Khi xảy ra mưa lũ, sạt lở, thường gây chia cắt, lúc đó lực lượng ở huyện, tỉnh, Trung ương tiếp cận đến thôn bản rất khó khăn và thường bị trễ. Do vậy, có lực lượng xung kích ở cơ sở, sẽ có vai trò hỗ trợ giờ đầu cho người dân tại chỗ”, ông Hoài nói.
Vải thiều Việt Nam sang Nhật Bản, sẵn sàng chinh phục thị trường khó tính
Sau 5 năm đàm phán mở cửa thị trường Nhật, cùng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn khắt khe nhất, lô vải thiều tươi đầu tiên đã được xuất khẩu sang Nhật Bản thành công, khẳng định chất lượng, thương hiệu của quả vải Việt Nam trên thị trường thế giới.
Đúng 8h sáng nay, chuyến vải đầu tiên của Bắc Giang đã có mặt tại sân bay Nhật Bản. Sau đó lô hàng sẽ được đưa vào các quầy hàng siêu thị tại đất nước Nhật. Việc vải thiều Lục Ngạn có mặt tại thị trường khó tính như Nhật Bản đã khẳng định chất lượng, thương hiệu của quả vải Việt Nam trên thị trường thế giới.
Để quả vải Bắc Giang có mặt tại thị trường Nhật Bản đúng thời gian, 15h ngày 19/6 chuyến xe lạnh chở hơn 2 tấn quả vải tươi bắt đầu lăn bánh di chuyển đến sân bay Nội Bài.
Đây là chuyến vải thiều đầu tiên trong năm nay của tỉnh Bắc Giang được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, đánh dấu bước tiến mới quan trọng trong việc xuất khẩu vải tươi sang những thị trường khó tính, bởi lô vải đầu tiên đã đáp ứng đủ các điều kiện sang thị trường Nhật Bản.
Công nhân Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu - Bắc Giang lựa chọn những quả vải trước khi xuất sang thị trường Nhật Bản
Bà Ngô Tường Vy - Phó Giám đốc Công ty Chánh Thu chia sẻ: "Theo khảo sát nhu cầu thị hiếu tại Nhật Bản thì vị chua ngọt trong quả vải Việt Nam được người Nhật rất thích. Chúng tôi sẽ cố gắng làm sao các lô vải đều đảm bảo chất lượng tốt nhất. Từ đó chúng ta sẽ định được mức giá cao hơn và hy vọng trong năm nay sẽ làm nên thương hiệu quả vải Việt Nam tại thị trường Nhật Bản".
Để đủ tiêu chuẩn xuất đi Nhật Bản, quả vải thiều được kiểm tra rất kỹ ở tất cả các khâu.
Để quả vải thiều đến được với thị trường Nhật Bản, toàn bộ diện tích vải này được cấp mã số vùng trồng, bảo đảm đúng quy trình sản xuất GlobalGAP, thường xuyên có chuyên gia Nhật Bản kiểm tra, đánh giá, khảo sát quy trình sản xuất.
Sau khi thu mua vải, toàn bộ sản phẩm được xông hơi, khử trùng, sơ chế, làm khô, đóng hộp, đưa vào bảo quản ở nhiệt độ 4 độ, sau đó mới được vận chuyển sang Nhật Bản.
Ông Nguyễn Quang Hiếu - Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT cho hay: Đây là hệ thống hoàn toàn do người Việt thiết kế và có nhiều điểm đặc biệt, ví dụ chúng tôi có hệ thống đảo khí tuần hoàn, cái này chuyên gia Nhật thấy lạ nhưng qua kiểm tra đánh giá cao...
Chia sẻ với phóng viên Báo NTNN/Dân Việt, ông Dương Thanh Tùng - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang cho biết: Chúng tôi đã tập trung hướng dẫn bà con nông dân các quy trình sản xuất an toàn theo đúng yêu cầu, đáp ứng được các chỉ tiêu từ phía Nhật Bản. Hoàn thiện quy trình xông hơi khử trùng, bao gói để chúng ta có lô vải thiều đầu tiên xuất sang thị trường Nhật Bản được thành công.
Vải thiều xuất khẩu sang Nhật Bản được sản xuất theo quy trình GlobalGAP.
Đây là tin rất vui với bà con nông dân tỉnh Bắc Giang cũng như các cấp chính quyền địa phương. Đồng thời tạo một niềm tin mới để trong thời gian tới địa phương sẽ tiếp tục quan tâm, hướng dẫn chỉ đạo nâng cao chất lượng vải thiều theo hướng đáp ứng được tiêu chuẩn của các thị trường khó tính. Từ đó mở rộng kênh phân phối, tiêu thụ tới nhiều thị trường khác, đặc biệt là Nhật Bản và các thị trường Châu Âu - ông Tùng cho biết thêm.
Trước khi xuất khẩu, quả vải đã trải qua quy trình xông hơi, khử trùng, sơ chế, làm khô, đóng hộp, đưa vào bảo quản ở nhiệt độ 4 độ.
Hôm nay, 12 tấn vải tươi tiếp theo sẽ được xuất khẩu sang Nhật Bản bằng đường biển. Dự kiến sẽ có khoảng 200 tấn vải thiều tươi được xuất khẩu sang thị trường cao cấp này trong niên vụ năm nay.
Về tình hình tiêu thụ vải, UBND tỉnh Bắc Giang cho hay đến thời điểm này vải thiều sớm của Bắc Giang đã được tiêu thụ hết.
Vải thiều Việt Nam đã chính thức đến Nhật Bản, sẽ lên kệ các siêu thị tại đây trong nay mai.
Vải thiều chính vụ đã bắt đầu vào thu hoạch và đang được tiêu thụ thuận lợi cả ở thị trường trong và ngoài nước theo đúng kịch bản mà tỉnh đã xây dựng từ đầu năm.
Quả vải của Việt Nam đã được thị trường Nhật Bản đón nhận
Những ngày qua, hoạt động thu mua vải thiều trên địa bàn tỉnh Bắc Giang rất sôi động, với trên 300 điểm cân; dự kiến giá vải trên địa bàn tỉnh còn tiếp tục tăng trong những ngày tới.
Trước đó, tỉnh Bắc Giang đã tổ hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2020 với 62 điểm cầu trong nước và 4 điểm cầu quốc tế đã thành công tốt đẹp.
Hơn 340 công dân Việt Nam từ Nhật về nước Hơn 340 công dân Việt Nam ở Nhật Bản về nước trên chuyến bay hạ cánh tại sân bay quốc tế Đà Nẵng hôm nay. Chuyến bay hồi hương các công dân này được cơ quan chức năng Việt Nam và hãng Hàng không Quốc gia tổ chức, theo thông cáo hôm nay của Bộ Ngoại giao. Hành khách trên chuyến bay bao...