Việt Nam thắng lớn tại Olympic Vật lý, Bộ trưởng đề nghị lương đặc thù cho nhà giáo
Tuần qua ghi nhận nnhiều thông tin giáo dục tích cực, nổi bật là thành tích tuyệt vời của đội tuyển Olympic Vật lý Châu Á 2018. Những tin vui khác về 5 bạn trẻ Việt Nam cùng Manchester City dự hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo trẻ; cô học trò Hải Dương đoạt giải nhất quốc gia UPU lần thứ 47… Cũng trong tuần này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã lên tiếng đề nghị Trung ương về lương/phụ cấp đặc thù cho nhà giáo tại Hội nghị thứ 7 BCH Trung ương Đảng (khóa XII) .
Đội tuyển Việt Nam tham dự APhO 2018
Những chàng trai “vàng” Việt Nam tại Olympic Vật lý Châu Á 2018
Đồng loạt các báo đài trung ương và địa phương thông tin về thành tích của đội tuyển Việt Nam tại Olympic Vật lí Châu Á lần thứ 19 (APhO 2018) tổ chức tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Theo đó, cả 8 thành viên trong đội tuyển đều giành huy chương, với 4 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 2 huy chương đồng. Học sinh Trần Đức Huy được trao thêm giải thưởng thí sinh nước chủ nhà có kết quả xuất sắc nhất.
5 thí sinh xuất sắc của Việt Nam sẽ được chọn là thành viên chính thức của Đội tuyển Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế (IPhO 2018) tổ chức tại Bồ Đào Nha từ ngày 21-29/7 gồm: Trần Đức Huy, Nguyễn Văn Thành Lợi, Nguyễn Ngọc Long, Trịnh Duy Hiếu và Nguyễn Xuân Tân.
Năm nay, Việt Nam là 1 trong số 9 nước có huy chương vàng, cùng Trung Quốc, Nga, Đài Loan, Rumania, Ấn Độ, Singapore, Kazactan, HồngKông; số huy chương vàng chỉ sau Trung Quốc và Nga. Đây là nỗ lực và thành tích lớn của đoàn Việt Nam trong các mùa tham dự Olympic Vật lý châu Á.
Kết quả dự thi Olympic Vật lí Châu Á năm 2018 của đội tuyển quốc gia Việt Nam tiếp tục khẳng định chất lượng giáo dục phổ thông nói chung và chất lượng của công tác tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng.
Được biết, tổng số huy chương vàng được trao tại APhO là 33; cùng với đó có 13 huy chương bạc, 24 huy chương đồng và 9 giải đặc biệt cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong kì thi.
Phải nói thêm, năm nay chúng ta là nước đăng cai tổ chức APhO 2018. Đây là minh chứng sinh động cho sự ghi nhận và tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với sự phát triển của giáo dục Việt Nam. PGS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trưởng Ban tổ chức APhO 2018 trong lễ bế mạc đã chia sẻ một năm chuẩn bị tích cực để có một tuần tổ chức nghiêm túc, có chất lượng chuyên môn cao và kết thúc tốt đẹp.
Đề thi do đội ngũ giáo viên và các nhà Vật lý học của Việt Nam xây dựng liên quan đến những lĩnh vực vật lý hiện đại, vừa có tính khoa học cao, vừa có tính ứng dụng thực tiễn cụ thể. Nhiều thí sinh đánh giá cao và thể hiện sự thích thú với đề thi này.
HLV của Manchester City hướng dẫn kỹ năng cho các em nhỏ tại làng trẻ SOS. Ảnh: Báo Thanh niên
Video đang HOT
Thông tin trên Thanh niên, Manchester City đã lựa chọn ra 5 bạn trẻ Việt Nam xuất sắc nhất tại các làng SOS tham gia Hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo trẻ (Cityzens Giving Young Leaders Summit) diễn ra tại Anh vào tháng 6 tới.
Tại đây, các nhà lãnh đạo trẻ trong tương lai của Việt Nam được dựng kỹ năng lãnh đạo, chia sẻ kinh nghiệm và phát triển dự án thông qua kiến thức đã học được và giao lưu với các nhà lãnh đạo trẻ đến từ các thành phố khác trên thế giới.
Em Nguyễn Thị Bạch Dương, học sinh lớp 8A, trường THCS Nguyễn Trãi, Nam Sách, Hải Dương đọc lá thư đoạt giải Nhất cuộc thi. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
Thông tin về học trò Nguyễn Thị Bạch Dương (lớp 8A, trường THCS Nguyễn Trãi, Nam Sách, Hải Dương) đoạt giải nhất quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 47 tại Việt Nam cũng được nhiều cơ quan truyền thông đưa tin. Trong bức thư này, Bạch Dương chọn hóa thân thành bức thư có thật viết năm 1897 của biên tập viên báo The Sun của Mỹ viết trả lời một độc giả 8 tuổi cho câu hỏi “Ông già Noel có thực không?”.
Thông tin trên TTXVN, tác giả bức thư đã khéo léo lồng thông điệp về việc cần yêu thương và tôn trọng trẻ em, về việc vẫn còn có những trẻ em bị thiệt thòi và chưa được bảo vệ, về lòng nhân ái và tình yêu thương cần được lấp đầy thế giới để không còn đói nghèo, chiến tranh, bạo lực, vô cảm, bất công. Đây cũng là bức thư có lối viết giàu cảm xúc, văn phong giàu hình ảnh, giàu sức biểu đạt. Bức thư nhận được tổng số điểm cao nhất với mức điểm đồng đều nhất.
Bức thư Nguyễn Thị Bạch Dương đã được Ban Tổ chức dịch ra tiếng Pháp và tiếng Anh gửi Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) tại Thụy Sĩ dự thi Quốc tế.
Nguyễn Tất Hậu, Thu khoa đầu tiên của nganh An toan tinhông tin PTIT (thư 3 tư phai sang) nhân Giây khen Thu khoa cac nganh khôi Ky thuât tai lễ trao bằng tốt nghiệp đại học khóa 2013 – 2018 (Ảnh: Đình Dũng) – Ictnews.
Ictnews có bài viết đáng chú ý về Nguyễn Tất Hậu-Thủ khoa đầu tiên ngành An toàn thông tin PTIT đã được Trung tâm An ninh mạng Viettel tuyển dụng. Từng có thời bỏ học để “cày game” nhưng tình thương của bố mẹ và nỗ lực bản thân đã giúp Hậu có được thành công bước đầu.
Nguyễn Văn Hậu kể, khi vừa học hết lớp 9, vì nghiện chơi game online nên Hậu đã bo hoc 3 năm liền, theo chân ban be lang thang qua các cửa hàng game. Và từng có thời điểm, cậu học trò này “cắm rễ” ở quán Internet để cày game mấy ngày liền không về nhà…
Do đã bỏ học liền 3 năm, Nguyễn Tất Hậu chọn xin vào học ở một trường dân lập ở quê. Không có điều kiện đến các lớp luyện thi, Nguyễn Tất Hậu đã quyết tâm tự học và trúng tuyển ngành An toàn thông tin của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Trải qua năm thứ nhất, thư hai, Nguyễn Tất Hậu ngày càng hứng thú, đam mê với ngành học, trơ thanh sinh viên xuât săc liên tiếp trong cac ky hoc, gianh đươc hoc bông sinh viên xuât săc nganh An toan thông tin cua Bô trương Bô TT hoc bông sinh viên triên vong nganh An toan thông tin cua Cuc An toan thông tin, Bô TT&TT.
Ngay trước ngày nhận bằng tốt nghiệp đại học với kết quả thủ khoa, Nguyễn Tất Hậu đã được kết nạp vào Đảng.
Với nỗ lực của mình, Tất Hậu đươc vao thưc tâp va tiếp đó trở thành nhân viên an ninh viên thông va thiêt bi cua Trung tâm An ninh mang Viettel – Tập đoàn Viettel khi con chưa nhận bằng tôt nghiêp.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng (khóa XII).
Đề xuất chính sách lương/phụ cấp đặc thù cho nhà giáo
Phát biểu của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng (khóa XII) mới đây thu hút sự chú ý của những người công tác trong ngành Giáo dục.
Báo Giáo dục và Thời đại đưa tin: Trong phát biểu của mình, người đứng đầu Ngành thẳng thắn cho rằng, theo Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp trình Hội nghị Trung ương lần này, mức lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức nói chung, đội ngũ giáo viên nói riêng sẽ được điều chỉnh tăng lên.
Tuy nhiên, xét về tổng thể cơ cấu tiền lương theo bảng lương mới thì tổng lương và phụ cấp của giáo viên chỉ tương đương với mức hiện nay (hoặc tăng không đáng kể), thậm chí giáo viên công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, tổng thu nhập từ lương có xu hướng giảm.
Minh chứng bằng con số cụ thể, Bộ trưởng cho biết: Hiện nay, tính trung bình cơ cấu giữa lương và phụ cấp của giáo viên là 100% lương và 54% phụ cấp, quy đổi ra là 70% lương và 37,8% phụ cấp. Nhưng theo cơ cấu lương và phụ cấp trong Đề án (70% lương, 30% phụ cấp) thì phụ cấp của giáo viên sẽ giảm 7,8% so với hiện nay (chưa kể tỷ lệ % giảm do không còn phụ cấp thâm niên).
Như vậy, tổng thu nhập từ lương của giáo viên sẽ không có sự thay đổi đáng kể so với hiện nay, trong khi tổng thu nhập từ lương của các ngành khác sẽ tăng hơn nhiều khi thực hiện theo Đề án này.
Từ đó, Bộ trưởng đề nghị Trung ương xem xét có chính sách lương/phụ cấp đặc thù đối với đội ngũ giáo viên, trong đó quy định giáo viên thuộc trường hợp có phụ cấp cao hơn 30% theo quy định của Đề án “Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp”.
Đề nghi của Bộ trưởng đã nhận được nhiều ủng hộ từ nhà giáo và các chuyên gia.
TS Trịnh Ngọc Thạch – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội, cho rằng: Việc Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề xuất Trung ương xem xét có chính sách lương/phụ cấp đặc thù đối với đội ngũ nhà giáo là hợp lý.Theo TS Trịnh Ngọc Thạch, với Đề án tiền lương này, giáo viên không có gì gọi là đặc thù, không hơn gì so với ngành nghề khác; đang tiếc là Hội nghị Trung ương 7 không bàn về cải cách tiền lương đối với các ngành đặc thù, trong đó có có ngành Giáo dục.
PGS.TS Mai Văn Hưng – Chủ nhiệm bộ môn Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) đề nghị lộ trình tăng lương ngành Giáo dục nên thuộc nhóm có mức tăng cao nhất. Tuy nhiên, theo dự thảo Đề án lương mới, thu nhập của giáo viên thay đổi không đáng kể. Trong khi nhiều ngành khác mức tăng lương cao hơn dẫn đến giả cả nói chung tăng theo, chi phí xã hội tăng lên, do đó mức lương được điều chỉnh tăng của giáo viên không có ý nghĩa…
Tuần qua, các báo cũng đưa tin về việc thống nhất hình thức kỷ luật khiển trách đối với ông Bùi Minh Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Long Thới liên quan đến vụ cô giáo ‘im lặng’ 3 tháng không giảng bài. Ngoài ra, liên quan đến sự việc này, Hội đồng kỷ luật của Sở cũng đang xem xét và đề xuất mức kỷ luật đối với bà Đặng Thị Thanh Bình, Phó hiệu trưởng nhà trường.
Trước đó, Trường THPT Long Thới cũng đã họp hội đồng kỷ luật, ra quyết định kỷ luật ở mức độ cảnh cáo đối với cô giáo không giảng bài Trần Thị Minh Châu và chuyển cô Châu sang làm công tác văn phòng. Giáo viên chủ nhiệm lớp 11A1 nhận hình thức kỷ luật khiển trách vì biết sự việc xảy ra nhưng một mình giải quyết không báo với ban giám hiệu nhà trường.
Lập Phương (tổng hợp)
Theo giaoducthoidai.vn
202 học sinh Hà Nội được trao giải Olympic tiếng Anh năm học 2017-2018
Ban tổ chức cuộc thi Olympic tiếng Anh Tiểu học thành phố Hà Nội lần thứ 15, năm học 2017 - 2018, vừa chính thức chọn ra được 202 gương mặt xuất sắc nhất để trao giải thưởng. Trong đó có 13 giải nhất, 54 giải nhì, 68 giải ba và 67 giải khuyến khích.
Đây là kết quả được công bố tại lễ tổng kết và trao giải Olympic tiếng Anh tiểu học thành phố Hà Nội lần thứ 15, năm học 2017-2018 do Language Link Việt Nam tổ chức.
Năm nay, Olympic tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học thành phố Hà Nội được bắt đầu từ cuối tháng 3 với sự tham gia của hơn 1.200 thí sinh ở 453 trường thuộc 30 quận huyện trên địa bàn Thành phố.
Trải qua 2 vòng với các bài thi được thiết kế theo chuẩn khảo thí quốc tế nhằm kiểm tra toàn diện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, Olympic tiếng Anh tiểu học thành phố Hà Nội lần thứ 15 đã chọn ra 202 thí sinh xuất sắc đạt giải gồm 13 giải nhất, 54 giải nhì, 68 giải ba và 67 giải khuyến khích.
Trong số các thí sinh đạt giải nhất năm nay có em Trần Ngân Hà và em Lê Xuân Khôi cùng đạt 151/160 điểm và trở thành hai thí sinh có thành tích cao nhất tại cuộc thi.
Ngoài ra, có 290 thí sinh đạt điểm cao tại vòng sơ khảo, dù chưa đủ điểm để bước vào vòng chung khảo, vẫn được nhận giấy khen và quà tặng từ Ban tổ chức như một lời động viên, khuyến khích các em tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê với bộ môn tiếng Anh.
Bên cạnh các giải thưởng cá nhân, cuộc thi năm nay cũng trao tặng 15 giải tập thể, trong đó có 05 quận, huyện, thị xã đạt thành tích xuất sắc bao gồm Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy, quận Hai Bà Trưng, quận Nam Từ Liêm, quận Thanh Xuân, quận Hà Đông và 10 quận, huyện, thị xã đạt thành tích tốt bao gồm Phòng GD&ĐT quận Long Biên, quận Đống Đa, quận Ba Đình, quận Hoàn Kiếm, quận Tây Hồ, quận Hoàng Mai, quận Bắc Từ Liêm, huyện Gia Lâm, huyện Thanh Trì, huyện Mỹ Đức.
Tất cả các giải cá nhân và tập thể trong cuộc thi đều được nhận giấy khen từ Sở GD&DT thành phố Hà Nội và Tổ chức GD Language Link Việt Nam. Cùng với đó, Tổ chức GD Language Link Việt Nam cũng gửi tặng 1.730 suất học bổng cho các em thí sinh tham dự cuộc thi năm nay. Tổng giá trị giải thưởng lên đến 2,3 tỷ đồng bao gồm tiền mặt và các suất học bổng tại Language Link Academic.
Phát biểu tại lễ trao giải, ông Phạm Hữu Hoan - Trưởng phòng GD Phổ thông, Sở GD&ĐT Hà Nội đánh giá: "Qua cuộc thi, các em đã thể hiện được bản lĩnh, sự tự tin và kiến thức của mình qua 2 vòng thi đầy thử thách của Olympic tiếng Anh theo chuẩn khảo thí quốc tế.
Các em là niềm tự hào của chính bản thân, gia đình và nhà trường qua những gì các em đã nỗ lực. Chúng tôi thực sự ấn tượng trước khả năng nói tiếng Anh ngày càng lưu loát và tự tin của các em. Tôi tin rằng, Olympic tiếng Anh sẽ là tiền đề, là nền tảng vững chắc giúp các em tiếp tục đạt thành tích cao hơn nữa trong các cuộc thi trong nước và quốc tế".
Nam Khánh
Theo giaoducthoidai.vn
ĐH Đà Nẵng: Một thí sinh đạt điểm tuyệt đối 10/10 trong kỳ thi sinh viên giỏi Chiều ngày 26/4, ĐH Đà Nẵng đã tổ chức tổng kết và trao giải kỳ thi Sinh viên giỏi ĐH Đà Nẵng năm 2018 với 273 giải được trao, trong đó có 33 giải Nhất, 39 giải Nhì.... Đặc biệt, có 8 trong tổng số 21 học sinh các trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng cũng đạt giải trong kỳ thi này....