Việt Nam tham gia Hội chợ quốc tế Thực phẩm và Đồ uống PLMA 2024 tại Mỹ
Tại thành phố Chicago, Mỹ, ngày 17/11, khu gian hàng Quốc gia Việt Nam đã chính thức khai trương tại Hội chợ quốc tế Thực phẩm và Đồ uống PLMA 2024 diễn ra ở Trung tâm Triển lãm Rosemont.
Buổi khai mạc có sự tham gia của lãnh đạo Cục Xúc tiến Thương mại, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) và 21 doanh nghiệp Việt Nam, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng thị trường quốc tế của ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam.
Lễ cắt băng khai trương khu gian hàng Quốc gia Việt Nam tại Hội chợ.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương – Cục Xúc tiến Thương đã phối hợp cùng các đối tác trong và ngoài nước tổ chức đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia trưng này tại Hội chợ Quốc tế PLMA 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt vươn xa.
Hội chợ PLMA diễn ra từ 17-19/11, với hơn 1.500 nhà triển lãm từ hơn 50 quốc gia và hàng nghìn nhà bán lẻ, nhập khẩu lớn, là cơ hội lý tưởng để thương hiệu Việt thu hút sự chú ý từ các đối tác quốc tế. Khu trưng bày của Việt Nam với 21 gian hàng trưng bày trên diện tích 200m nổi bật với các sản phẩm chủ lực: từ thực phẩm chế biến, gia vị truyền thống, nông sản chất lượng cao đến các sản phẩm đồ uống đặc trưng. Các sản phẩm như cà phê, gia vị tự nhiên, trái cây sấy và đồ uống thảo dược của Việt Nam đã để lại ấn tượng mạnh mẽ với các đối tác Mỹ nhờ chất lượng nổi trội, khả năng đáp ứng nhu cầu lành mạnh và thân thiện với môi trường – những yếu tố mà người tiêu dùng ngày nay rất quan tâm.
Các gian hàng Thực phẩm và đồ uống Việt Nam tại Hội chợ.
Video đang HOT
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, khẳng định: “Thực phẩm và đồ uống Việt Nam đang đạt những thành tựu ấn tượng trong việc mở rộng thị trường quốc tế. Trong 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của ngành này sang Mỹ đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Hội chợ PLMA không chỉ là nơi các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm mà còn là cơ hội chiến lược để chúng ta thiết lập quan hệ đối tác bền vững tại thị trường tiềm năng này”.
Xu hướng tiêu dùng của thị trường Mỹ đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các sản phẩm sản xuất xanh và bền vững, có nguồn gốc tự nhiên, hữu cơ và thân thiện với môi trường. Đây cũng là cơ hội lớn để các sản phẩm Việt Nam khai thác, từ các mặt hàng như cà phê, gia vị tự nhiên đến trái cây sấy khô và đồ uống thảo dược.
Những sản phẩm này đã và đang chứng tỏ sức cạnh tranh cao, không chỉ về chất lượng mà còn nhờ vào tính bền vững – một yếu tố được các nhà bán lẻ và nhập khẩu Mỹ đặc biệt quan tâm.
Các gian hàng Thực phẩm và đồ uống Việt Nam tại Hội chợ.
Để đáp ứng yêu cầu khắt khe về chất lượng và an toàn thực phẩm của thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO và FDA. Điều này không chỉ giúp sản phẩm Việt Nam gia tăng khả năng cạnh tranh mà còn nâng cao độ tin cậy của đối tác quốc tế đối với thực phẩm và đồ uống Việt Nam. Các doanh nghiệp cũng đầu tư vào bao bì thân thiện với môi trường và quy trình chế biến hiện đại nhằm bảo vệ tính tự nhiên của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến yếu tố bền vững.
Tham gia hội chợ PLMA 2024 không chỉ giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với đối tác Mỹ mà còn đặt nền móng cho chiến lược phát triển dài hạn của ngành thực phẩm và đồ uống, đồng thời củng cố hình ảnh của Việt Nam như một nguồn cung cấp đáng tin cậy cho các sản phẩm chất lượng cao và bền vững tại thị trường quốc tế.
Thái Lan khuyến cáo nông dân khi Trung Quốc tự trồng được sầu riêng
Thái Lan khuyên người nông dân và các nhà xuất khẩu nâng cao chất lượng cùng sự tươi ngon của sầu riêng trong bối cảnh Trung Quốc đã bắt đầu trồng được loại quả này, với tiềm năng tăng trưởng đáng kể.
Sầu riêng được bày bán tại tỉnh Chanthaburi, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Văn phòng Xúc tiến Thương mại Thái Lan tại Hạ Môn, Trung Quốc, cho biết Trung Quốc đã sản xuất được sầu riêng ở Hải Nam, bán với giá 300 baht (207.000 đồng) cho 0,5 kg. Đây được coi là thành công lớn của ngành sầu riêng Trung Quốc.
Theo báo cáo từ China News Service, Trung Quốc đã trồng sầu riêng rộng rãi ở các khu vực như Tam Á và Yucai đều ở Hải Nam. Sầu riêng đã sinh trưởng tốt, đạt kích thước tương đương quả bóng chuyền. Vào năm 2024, khoảng 500 cây đã bắt đầu cho quả. Lô sầu riêng đầu tiên từ Hải Nam dự kiến sẽ được tung ra thị trường vào cuối tháng 6.
Sầu riêng Hải Nam đã được trồng từ 4 năm trước và năm 2024 này đánh dấu vụ thu hoạch đầu tiên. Một cây sầu riêng bốn năm tuổi có thể "đẻ" tới 19 quả, mỗi quả nặng khoảng 2kg. Mùa thu hoạch sầu riêng Hải Nam kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8, với cao điểm dự kiến vào tháng 7.
Theo ước tính, sầu riêng sẽ được trồng ở trên hơn 6.600ha tại Hải Nam trong vòng 3 đến 5 năm tới. Nhưng có thách thức như năng lực sản xuất hạn chế và thời tiết khó lường, bao gồm cả bão. Thân cây sầu riêng mỏng manh nên khó chịu được gió mạnh. Mặc dù sầu riêng đã được trồng thành công ở tỉnh Hải Nam nhưng địa hình ở đây vẫn chưa phải là lý tưởng cho loại quả này.
Thông thường, sầu riêng là loại cây ăn quả lớn, lâu năm, phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 25 độ C đến 30 độ C, khiến chúng phù hợp nhất với khí hậu nhiệt đới, giống như ở khu vực Đông Nam Á.
Vào tháng 5, sầu riêng Hải Nam đã bắt đầu thâm nhập thị trường Trung Quốc sớm hơn dự kiến khoảng một tháng, với giá bán khoảng 60 nhân dân tệ (280.000 đồng)/0,5kg. Do diện tích trồng trọt ở Trung Quốc còn hạn chế nên nguồn cung thấp, khiến giá cao.
Văn phòng Xúc tiến Thương mại Thái Lan tại Hạ Môn phân tích: "Trung Quốc có thể trồng sầu riêng Hải Nam, đánh dấu thành tựu cho ngành sầu riêng nước này. Tuy nhiên, điều đó sẽ không tác động đáng kể đến việc Trung Quốc nhập khẩu sầu riêng Thái Lan do sản lượng còn hạn chế. Nhưng, Thái Lan không thể tự mãn vì thị trường sầu riêng Thái Lan có thể phải đối mặt với cạnh tranh từ sầu riêng Hải Nam mới nổi, vốn đang dần được ghi nhận".
Sầu riêng Hải Nam được cho là có mùi không quá nồng. Chúng hầu như không có kết cấu mịn như kem. Thịt của sầu riêng Hải Nam đôi khi gợi lên cảm giác như chuối chưa chín. Một số ý kiến chỉ trích gay gắt cho rằng chúng "hầu như không có hương vị gì cả", với nhiều người nếm thử đều cho rằng chúng "khô, cứng và nhạt nhẽo".
Mặc dù sầu riêng Hải Nam đang trở thành lựa chọn thay thế cho người tiêu dùng Trung Quốc nhưng sầu riêng Thái Lan vẫn có thể giữ được lợi thế cạnh tranh nếu duy trì được chất lượng và niềm tin của người tiêu dùng.
Theo số liệu từ Global Trade Atlas, Trung Quốc hiện nhập khẩu sầu riêng tươi từ 3 nước Đông Nam Á là Thái Lan, Việt Nam và Philippines. Từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay, Trung Quốc nhập khẩu sầu riêng nhiều nhất từ Thái Lan, tổng cộng 121.398 tấn với tổng trị giá 717 triệu USD. Con số này chiếm 65,6% thị phần. Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ hai với 79.186 tấn, trị giá 369 triệu USD, chiếm 33,8% thị phần. Philippines đứng thứ ba, cung cấp 1.778 tấn, trị giá 5,8 triệu USD.
Các hiệp định thương mại tự do là chìa khóa cho sự thịnh vượng của châu Á Sự trỗi dậy nhanh chóng của châu Á như một trung tâm kinh tế toàn cầu đã được thúc đẩy đáng kể bởi các hiệp định thương mại tự do (FTA), chẳng hạn như RCEP và CPTPP. Các FTA này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường, đầu tư và hội nhập khu vực. Cảng hàng hóa Busan,...