Việt Nam tăng gấp đôi công trình công bố Toán quốc tế
“Mỗi năm Việt Nam tăng 20% công trình công bố Toán quốc tế. Trong 5 năm gần đây, Việt Nam tăng gấp hai lần các công trình công bố Toán quốc tế”, GS Trần Văn Nhung cho biết.
Ngày 20/12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm hoạt động Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010-2020 và thành lập Viện này.
GS Ngô Bảo Châu phát biểu trong buổi lễ. Ảnh: Quyên Quyên.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận đánh giá cao kết quả hoạt động của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán trong 5 năm qua, có tác động bước đầu khá mạnh mẽ đến việc dạy, học, tình yêu với môn Toán và các môn khoa học cơ bản. Bộ trưởng nhấn mạnh, 5 năm không thể đòi hỏi một sự thay đổi lột xác nhưng bước đầu đã vượt qua những khó khăn và tạo được thành công.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng gửi lời cảm ơn tới các GS, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham gia hoạt động của Viện, vì tâm huyết và sự “đeo bám” dành cho phát triển Toán học tại Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, GS Trần Văn Nhung – Phó ban Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học – cho biết: “Mỗi năm Việt Nam tăng 20% công trình công bố Toán quốc tế. Trong 5 năm gần đây, Việt Nam tăng gấp hai lần các công trình công bố Toán quốc tế”.
GS Ngô Bảo Châu – Giám đốc Khoa học của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán – khẳng định, đây là đơn vị hạt nhân trong Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học của Việt Nam. Viện được thiết kế theo mô hình mới, hưởng ưu đãi từ ngân sách Nhà nước. Điều đó cho thấy chính phủ kỳ vọng lớn vào vai trò của Viện trong việc tạo ra sức bật cho Toán học Việt Nam.
Trước đó, ngày 17/8/2010, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ký quyết định phê duyệt Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010-2020. Ngày 23/12/2010, Phó thủ tướng đã ký quyết định thành lập Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán – giải pháp trung tâm của chương trình.
Video đang HOT
Tại lễ kỷ niệm, Ban tổ chức đã gửi đến những người nghiên cứu và yêu thích Toán thông điệp: “Toán học luôn ở xung quanh ta và gần gũi với tất cả mọi người, hãy phấn đấu vì một nền Toán học Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trên thế giới”.
Trong chương trình, các nhà nghiên cứu hàng đầu về Toán học cũng có buổi tọa đàm về các nội dung “ Chuyên Toán: Đi đâu về đâu?”, “Ích gì, Toán học?”, “Từ trường chuyên đến đỉnh cao Toán học”, “Rộng hẹp, nhỏ to vừa vặn cả”; Triển lãm Toán học giữa không trung, Khu vườn Toán học S3…
Theo Zing
Học sinh chuyên Toán thường 'đuối' khi vào đại học
Nhiều giáo sư, tiến sĩ Toán học nổi tiếng cho rằng, đào tạo chuyên Toán phải bắt đầu từ bậc THCS và phát triển cao hơn ở đại học.
Sáng 19/12, lễ kỷ niệm 5 năm hoạt động của chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học và thành lập Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán được tổ chức tại Hà Nội.
Trong khuôn khổ chương trình, buổi tọa đàm Chuyên Toán: Đi đâu về đâu? có sự tham gia của GS Trần Văn Nhung, GS Nguyễn Hữu Việt Hưng (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, PGS Phan Thị Hà Dương (Viện Toán học Việt Nam), TS Trần Nam Dũng (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM) và ông Nguyễn Khắc Minh.
Học chuyên kiểu "luyện gà nòi"
Mở đầu tọa đàm, GS Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng GD&ĐT, cựu học sinh chuyên Toán - Tin A0 (THPT chuyên Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) bày tỏ suy nghĩ về thế hệ thời sau, có người trở thành đỉnh cao như GS Ngô Bảo Châu, nhiều người thành đạt như GS Đào Trọng Thi, Nhà vật lý Đàm Thanh Sơn...
GS Trần Văn Nhung chia sẻ trong tọa đàm. Ảnh: Quyên Quyên.
GS Nhung kể lại câu chuyện, ông đã chuẩn bị nhiều kiến thức để lắng nghe GS Ngô Bảo Châu - người Việt Nam đầu tiên giành Huy chương Fields - nói về Bổ đề cơ bản (200 trang), nhưng... vẫn không hiểu nhiều. Từ đó, GS Nhung nhận định "hậu sinh khả úy", thế hệ sau luôn có kiến thức sâu và rộng hơn thế hệ trước. Đây là điều đáng mừng cho sự phát triển của Toán học Việt Nam.
Nói về lĩnh vực đào tạo, GS Nguyễn Hữu Việt Hưng đặt câu hỏi có nên tồn tại hệ chuyên Toán? Ông Hưng thừa nhận, từ năm 1950 lại đây (cấp 3 có hệ phổ thông chuyên Toán), hầu hết người thành đạt đều là cựu học sinh chuyên Toán. Điều đó chứng tỏ kết quả của hệ thống đào tạo chuyên Toán hiệu quả. Tuy nhiên, theo GS Hưng, để đưa ra kết luận hệ phổ thông chuyên Toán đã thành công, thậm chí không thay thế được trong việc đào tạo cả một thế hệ làm Toán thành đạt, là vội vàng và khiên cưỡng.
"Không có con số thống kê, nhưng bằng quan sát trực tiếp, tôi thấy phần lớn nhà toán học thành đạt trên thế giới đều chưa từng học lớp chuyên Toán. Họ là công dân các quốc gia có nền khoa học phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật..., nơi thậm chí các lớp chuyên Toán không tồn tại", GS Hưng nhấn mạnh.
Từ đó, vị GS này cho rằng, việc đào tạo chuyên Toán còn nhiều điều phải bàn.
Theo PGS Phan Thị Hà Dương, cần xác định hệ thống chuyên Toán như thế nào để việc dạy và học không phải là "luyện gà nòi". Nữ PGS chỉ ra thực tế, những học sinh bộc lộ năng khiếu về Toán từ sớm, nếu có định hướng sẽ phát triển rực rỡ. Câu chuyện nhiều người càng học lên cao càng "đuối" Toán do thực hiện hình thức chuyên Toán chưa đúng cách, chứ không phải duy trì hệ thống chuyên Toán.
PGS Hà Dương khẳng định, chuyên Toán phải tồn tại ngay từ bậc THCS, học sinh thi đầu vào bộc lộ sự sáng tạo qua những bài thi dài 3 tiếng đồng hồ (số lượng câu hỏi ít). Còn đề thi như hiện nay chỉ tạo nên tiền lệ "học để thi".
Đồng tình với ý kiến trên, TS Trần Nam Dũng quan niệm, vào bậc THPT mới học chuyên Toán là muộn. Nếu bắt đầu từ sớm, học sinh sẽ có cách tiếp thu kiến thức tốt nhất, không tạo sức ép lên người thầy. Việc bỏ hệ thống chuyên Toán từ bậc THCS để lại ảnh hưởng lớn.
TS Nam Dũng cũng nhận định, "nuôi gà chọi" chỉ căn bệnh thành tích. Điều đó phần nào cho thấy thực tế của việc đào tạo chuyên Toán hiện nay, khi người thầy "cắt ngắn" và "nhồi" kiến thức cho học sinh. Trong cuộc chạy đua ngắn, học sinh có thể đạt thành tích nhưng lên đại học các em sẽ thực sự... "đuối".
Cần phát triển hệ chuyên Toán bậc đại học
GS Nguyễn Hữu Việt Hưng chia sẻ, không chỉ Toán học, hãy nhìn sang Cờ Vua. Chúng ta có thể nhất thế giới ở độ tuổ U10, thứ nhì thế giới U12..., nhưng đến U18 thì không thấy đâu nữa. Nếu thi đấu mọi lứa tuổi, rất ít thấy kỳ thủ Việt Nam ở đẳng cấp quốc tế. Có lẽ, chúng ta luyện cho các em sớm quá, nhưng không đủ sức đưa các em đi xa.
Các khách mời tham gia tọa đàm Chuyên Toán: Đi đâu, về đâu? Ảnh: Quyên Quyên.
Theo GS Hưng, khắc phục việc học sinh đuối sức đi xa, ở bậc đại học, chúng ta đã cố gắng tổ chức các trường chuyên, cụ thể là lớp Cử nhân Khoa học Tài năng, nhưng cũng giống môn Cờ Vua, lại hụt hơi. Trong 18 năm nay, các lớp Cử nân Khoa học Tài năng ở Đại học Quốc gia Hà Nội không thể nói là thành công. Những sinh viên giỏi nhất ở các lớp này chỉ học 1-2 năm trong nước rồi du học, và nói chung họ không về nữa.
GS Nguyễn Hữu Việt Hưng mong muốn, hệ chuyên Toán không chỉ thành công ở phổ thông mà còn bậc đại học, đào tạo những nhà khoa học quốc tế và tình trạng "chảy máu chất xám" không còn. Đó chính là mục tiêu chính của chương trình trọng điểm quốc gia về Toán học của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán. Điều này tránh được tình trạng "U10 Việt Nam thì nhất thế giới mà U18 thì không thấy đâu cả như bộ môn Cờ Vua".
TS Trần Nam Dũng cũng chỉ ra, chất lượng đào tạo hệ cử nhân tài năng của ĐH Quốc gia TP HCM, 7-8 học sinh thuộc top đầu có thể theo kịp và tự học, còn lại đa phần các em theo cách thụ động. Để tham gia học sinh giỏi quốc gia, nhiều bạn học 3 năm THPT chỉ trong 1,5 năm. Như vậy, kiến thức của học sinh chưa kịp "ngấm" thì đã phải đem ra áp dụng. Lên bậc ĐH, lượng kiến thức nhiều, mô hình học tập khác biệt sẽ khiến các em bị "đuối".
Tại buổi lễ, Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã gửi lời cảm ơn tới các GS, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán vì sự phát triển Toán học, vì tâm huyết và sự "đeo bám" dành cho sự phát triển Toán học tại Việt Nam.
Theo Zing
Tái cơ cấu DNNN vừa chậm vừa yếu Ngày 17-12, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức hội thảo Tái cơ cấu kinh tế 2011-2015 hướng đến xây dựng đề án tái cơ cấu 2016-2020. TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, cho rằng yếu kém lớn nhất của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện nay là cơ chế hoạt động của DNNN nói chung...