Việt Nam tăng 39 bậc về chỉ số chất lượng sống chỉ sau 1 năm
Theo bảng xếp hạng chất lượng cuộc sống toàn cầu năm 2021 do tạp chí CEOWORLD (Mỹ) công bố, chất lượng sống của Việt Nam được cải thiện đáng kể chỉ sau 1 năm, với việc tăng 39 bậc.
Cổng thông tin điện tử Chính phủ đưa tin, Tạp chí kinh doanh, thương mại hàng đầu thế giới CEOWORLD (Mỹ) vừa công bố báo cáo xếp hạng chỉ số chất lượng sống của 165 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
“Chỉ số chất lượng sống” của các quốc gia được CEOWORLD phân tích và so sánh 165 quốc gia với 10 hạng mục chính. Một số hạng mục đó là: Chi phí sống, sự ổn định kinh tế – chính trị, môi trường làm việc, bình đẳng thu nhập, hệ thống giáo dục, hệ thống y tế,… Chỉ số chất lượng sống được tính trên thang điểm 100.
“Việt Nam có tổng điểm là 78,49 và xếp thứ 62/165 quốc gia”, theo đánh giá của CEOWORLD.
Việt Nam tăng 39 bậc về chỉ số chất lượng sống chỉ sau 1 năm.
Thứ hạng của Việt Nam được cải thiện đáng kể so với năm 2020, khi nước ta chỉ đứng thứ 101/171 quốc gia có mức sống tốt nhất. Bảng xếp hạng mới cho thấy Việt Nam đang có những cải thiện quan trọng về chất lượng cuộc sống.
Phần Lan là nước có chỉ số chất lượng cuộc sống tốt nhất thế giới với 99,06 điểm. Tiếp theo là Đan Mạch với 98,13 điểm và Na Uy với 96,75 điểm.
Nhật Bản là quốc gia có chỉ số chất lượng cuộc sống tốt nhất châu Á – đạt 91,23 điểm và nằm trong top 10 quốc gia có chất lượng cuộc sống tốt nhất trên toàn cầu.
So sánh chỉ số chất lượng sống của các nước trong khu vực Đông Nam Á, đứng đầu các nước có chỉ số chất lượng sống cao nhất là Singapore với 87,64 điểm, tiếp đến là Thái Lan với 82,69 điểm. Các quốc gia có chỉ số chất lượng sống cao hơn Việt Nam là Singapore, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia.
Trong khi đó, xếp ở vị trí cuối cùng của bảng xếp hạng các quốc gia có chất lượng sống tốt nhất thế giới là Comoros (33,19 điểm), Montserrat (32,06 điểm), Sudan( 31,67 điểm) và Syria (31,55 điểm).
Riot tung MV chủ đề của CKTG 2021 và phản ứng cộng đồng: Hình ảnh mãn nhãn, nhưng âm nhạc không còn máu lửa như xưa
MV bài hát chủ đề của CKTG 2021 đang là chủ đề được quan tâm nhất trong thời gian này.
Sáng ngày 29/09 (giờ Việt Nam), Riot đã tung ra MV Burn It All Down - ca khúc chủ đề của CKTG 2021 năm nay. Ngay lập tức, bài hát đã trở thành chủ đề được bàn tán nhiều nhất trong cộng đồng LMHT toàn thế giới. Và bên cạnh những ý kiến nhận xét riêng về MV của năm 2021, không ít trong số những ý kiến của khán giả là so sánh Burn It All Down với những ca khúc đã gắn liền với lịch sử LMHT như RISE, Warriors...
MV Burn It All Down của CKTG 2021
Đại đa số ý kiến đều cho rằng, phần animation và hiệu ứng của Burn It All Down đã thuộc dạng "đỉnh của chóp", nếu không muốn nói là có thể ăn đứt cả những MV trước đây về độ hoành tráng, kỹ xảo mà Riot đã đầu tư. Đặc biệt, việc đưa hình ảnh Faker với danh xưng "Huyền Thoại Bất Tử" ngay ở đầu MV còn được xem là một nước đi rất cao tay của Riot khi thể hiện sự tôn trọng tuyệt đối đối với tượng đài của nền LMHT. Đồng thời, hình ảnh Faker còn mang ý nghĩa như một tượng đài mà các tuyển thủ sau này phải vượt qua để vươn tới đỉnh cao.
Animation thực sự quá đỉnh.
Không biết mọi người sao chứ tôi dành sự chú ý cho hiệu ứng animation còn hơn bài hát.
Animation thuộc hàng top rồi, Jhin tóc vàng hay Kai'Sa là nam cũng đỉnh.
Rõ ràng là phần hiệu ứng Animation quá tuyệt vời.
Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Riot đã đầu tư quá nhiều vào phần hiệu ứng, mà bỏ qua những điều có thể làm đoạn MV hấp dẫn hơn, thu hút hơn như beat nhạc, lời bài hát... Đặc biệt, khoảng thời gian cuối clip, loạt hiệu ứng cùng với tiết tấu quá nhanh khiến một số khán giả bị rối và không cảm nhận được sự đặc sắc của MV nữa.
Bài nhạc bắt tai nhưng tôi cảm thấy bài RISE có nhiều sự khác biệt và mỗi khi nghe tôi cảm thấy kích thích hơn. Nhưng cuối cùng thì nó cũng phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Legends Never Die cũng là một bài hát hay.
Tôi nghĩ bài hát này kích thích, nhưng RISE thì ở đẳng cấp khác mà chỉ có Warriors là sánh được. Những bài hát như Phoenix cũng gây ngạc nhiên nhưng không sánh bằng được.
Bài Rise tự bản thân nó đã kích thích, nhưng tôi nghĩ bài hát này (Burn It All Down) sẽ visual hơn nhiều (không phải nói phần hiệu ứng animation của Rise là tệ nhé), bộ phận hiệu ứng animation đã làm tốt hơn chính họ với những cảnh giao tranh và chuyển động của máy quay, giống với Take Over.
Animation thật sự đáng kinh ngạc nhưng không biết phải tôi đang già không mà tôi thấy thật khó theo dõi 40 giây cuối của MV.
Chỉnh sửa lần 1: Xem lại thì thấy nó thực sự hơi tệ.
Chỉnh sửa lần 2: Có phải họ tăng tốc độ của loạt hiệu ứng cuối MV lên dể kịp với khung thời gian của bài hát không?
Mặt khác, một số dân mạng quan tâm về sự thiếu vắng của nhiều cái tên mà nổi bật nhất có lẽ là sự vắng mặt của Doinb trong MV. Ngoài ra, việc Riot lựa chọn nhân vật chính cũng thực sự hơi thiếu "chất CKTG" khi ngoại trừ ShowMaker, 2 nhân vật còn lại (Rekkles và JackeyLove) đều không ai có suất dự CKTG. Trong khi đó, những tuyển thủ dự giải lần này lại chỉ thoáng qua hoặc xuất hiện trong khoảng chục giây (Chovy, Viper, Lwx...) Về phần Faker, anh chỉ xuất hiện ở đầu MV trong hình ảnh poster điện tử, ngoài ra thì không có bất kỳ phân cảnh nào khác nữa trong MV.
Những Faker, Doinb, Chovy, MAD Lions, khu vực NA và những người khác đâu? Bởi vì đây là MV ShowMaker chống lại khu vực LPL... Không mang "chất CKTG" như Rise hay Ignite nữa. Và không có cả những xPeke, Toyz, MadLife, Faker, Uzi...
Một số khán giả chỉ ra rằng nội dung MV là xoay quanh ShowMaker cùng hành trình vượt qua tượng đài Faker nên việc Faker không thể được đưa vào cũng hợp lý nhưng rõ ràng là Riot cũng có phần "xem nhẹ" giá trị của "Quỷ Vương" khi anh chỉ được làm cameo dưới dạng poster điện tử như trong MV.
Họ không thể đưa Faker vào bất kỳ trận đánh nào bởi vì anh ấy vẫn là tuyển thủ còn đang thi đấu và tham gia CKTG lần này nhưng sự thiếu tôn trọng là có thật.
Ngoài ra, yếu tố "tâm linh" một chút, thì theo Hysterics - caster của kênh LPL tiếng Anh, bài hát năm nay cũng trùng hợp là chủ đề liên quan đến lửa (giống với năm 2019) và đặc biệt, FunPlus Phoenix cũng đã trở lại với CKTG.
Một bài hát chủ đề CKTG nữa có liên quan đến lửa, FPX cũng đã trở lại với CKTG. Kịch bản đã viết xong.
Với sự đầu tư cho MV lần này từ phía Riot, người hâm mộ càng mong chờ ngày CKTG 2021 chính thức khởi tranh. Đồng thời, rất nhiều fan cũng mong rằng, ShowMaker sẽ có thể đúng như trong MV, trở thành người kế thừa tiếp theo của huyền thoại Faker, trở thành tượng đài mới của làng LMHT.
Ning từng được FPX liên hệ với mức lương cực khủng, nhưng quyết định ở lại IG để rồi lại nếm "trái đắng"
Đâu sẽ là bến đỗ tiếp theo dành cho Levi? Lần thứ 2 chia tay GAM Esports, Levi lại tiếp tục đứng trước vô vàn ngã rẽ trong sự nghiệp. Theo tiết lộ từ Giám đốc Khánh Hiệp Izumin của GAM Esports, thì một trong những lý do khiến Levi lên kế hoạch chia tay GAM Esports, chính là việc tuyển thủ này muốn tìm kiếm những thử thách mới trong sự nghiệp,...