Việt Nam sở hữu loài vượn quý hiếm thứ 2 trên thế giới: Có tên trong sách đỏ, từng suýt bị tuyệt chủng
Ảnh và video chụp loài vượn quý hiếm thứ hai trên thế giới là loài vượn Cao Vít (Nomascus nasutus) vừa được ghi nhận tại một khu rừng ở Việt Nam.
Trang IFL Science đưa tin, loài linh trưởng quý hiếm thứ hai trên thế giới đã được bắt gặp trên cây trong một khu rừng ở Việt Nam. Có thể quan sát thấy hai con trưởng thành và một con vượn con đang chơi đùa cùng nhau trên tán lá trước khi con vượn con nhào lộn qua cây khác, cách phân biệt con đực và cái của loài vượn này đó là con đực có màu đen và con cái có bộ lông màu nâu hoặc vàng.
Ảnh minh họa.
Vượn Cao Vít còn được gọi là vượn mào đen phương Đông, chỉ còn khoảng 135 cá thể trong tự nhiên và IUCN xếp chúng vào loài vật cực kỳ nguy cấp. Chúng được cho là đã tuyệt chủng cho đến năm 2002 khi quần thể còn lại được các nhà khoa học phát hiện lại trong một khu rừng nhỏ ở biên giới với Trung Quốc.
Cái tên “Cao Vít” xuất phát từ tiếng gọi của loài vượn khi chúng bảo vệ lãnh thổ bằng tiếng hót và là một trong 4 loài vượn quý hiếm được tìm thấy ở Việt Nam theo tổ chức Fauna & Flora International. Số lượng vượn đã giảm sút do mối đe dọa mất và suy thoái môi trường sống do chăn thả gia súc và phá rừng để lấy củi.
Loài linh trưởng hiếm nhất thế giới cũng là loài vượn Hải Nam chỉ còn 28 cá thể trong một khu rừng nhiệt đới ở Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Bawangling, phía tây Hải Nam. Theo Samuel Turvey, nhà nghiên cứu cấp cao tại Hiệp hội Động vật học London cho biết đây là loài vượn hiếm nhất thế giới, loài linh trưởng hiếm nhất thế giới và gần như chắc chắn là loài động vật có vú hiếm nhất thế giới.
Video đang HOT
Fauna & Flora đã làm việc chăm chỉ để tăng dần số lượng vượn Cao Vít, đồng thời bảo vệ những cá thể còn lại khỏi các mối đe dọa và làm việc với các quan chức ở cả hai quốc gia. Năm 2012, chính phủ cả Việt Nam và Trung Quốc đã ký thỏa thuận giúp bảo tồn môi trường sống cho loài linh trưởng đang bị đe dọa này.
Tên khoa học của vượn Cao Vít – Nomascus nasutus, Cao Vít là một trong 25 loài Linh trưởng nguy cấp nhất thế giới đồng thời cũng và là một trong 5 loài linh trưởng cực kỳ nguy cấp ở Việt Nam.
Hiện tại quần thể loài vượn quý hiếm này chỉ còn được ghi nhận sinh sống ở Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng và Vùng rừng liền kề thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bang Lượng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Cận cảnh loài khỉ lùn có khả năng liên lạc đặc biệt từng bị cho là đã tuyệt chủng
Khỉ lùn Tarsier là loại linh trưởng nhỏ bé và quý hiếm nhất. Loài động vật tý hon này từng bị cho là đã tuyệt chủng từ năm 1921. Tuy nhiên, 86 năm sau, chúng lại một lần nữa xuất hiện trở lại.
Khỉ lùn Tarsier xuất hiện trên Trái đất từ 45 triệu năm trước và từng phân bố rộng rãi ở nhiều khu vực trên Trái đất.
Khỉ lùn Tarsier là loài linh trưởng nhỏ và quý hiếm nhất trên thế giới. Chúng từng bị xem đã tuyệt chủng năm 1921, nhưng đã xuất hiện trở lại vào năm 2008, ở một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Chúng chỉ cao khoảng 85- 160mm, nhỏ bằng nắm tay, nặng chưa đến 1kg và sở hữu đôi mắt to chiếm phân nửa khuôn mặt.
Ngoài đôi mắt to, khỉ lùn Tarsier còn có một đôi tai to không kém. Đôi tai này hỗ trợ đắc lực cho chúng khi nghe ngóng động tĩnh của con mồi như côn trùng, chim, rắn hay thằn lằn.
Khỉ lùn Tarsier được nhận xét giống dơi lai cú mèo nhờ đôi tai nhỏ và vểnh. Đôi tai của chúng vô cùng nhạy bén, hỗ trợ loài động vật này săn mồi một cách hiệu quả.
Theo tạp chí Live Science (Mỹ), đôi tai của loài khỉ này có thể bắt được tần số sóng siêu âm tới 91 KHz và có thể phát ra âm thanh đạt tần số khoảng 70 KHz. Trong khi đó, con người không thể nghe được âm thanh vượt quá 20 KHz.
Khi trời tối, đôi tai của khỉ lùn sẽ nghe ngóng động tĩnh của dế, mối, bọ cánh cứng, chim và ếch. Sau đó, toàn bộ đầu nó sẽ chuyển động theo, hướng cặp mắt lồi về phía bữa ăn thịnh soạn.
Bên cạnh đó, chúng còn có đôi chân dài, nhảy xa tới 6m giúp chộp lấy con mồi nhanh, gọn và chính xác vô cùng ngay cả trong đêm tối.
Loại khỉ này thích ăn thịt côn trùng sống và không thích bị tay người ta chạm vào. Chúng được nhận xét khó sống sót nếu bị kìm kẹp và giam trong môi trường không có tự do.
Ngón tay và chân 'siêu dài' của khỉ lùn Tarisier giúp chúng bám chặt vào cành cây phủ đầy rêu.
Bộ lông của chúng nhìn tưởng mỏng nhưng rất dày, giúp khỉ Tarsier có thể chống chọi với mùa đông khắc nghiệt.
Tuy nhiên, ngày nay môi trường sống bị tàn phá nặng nề cùng với việc thường xuyên lọt vào tầm ngắm của các tay săn trộm khiến khỉ lùn Tarsier dần biến mất. Chúng được liệt vào danh sách động vật quý hiếm cần bảo vệ.
Loài độc lạ ở Đông Nam Á thành loài cá biển đầu tiên "tuyệt chủng do con người" Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) vừa tuyên bố Urolophus javanicus là loài cá biển đầu tiên tuyệt chủng do con người. Loài cá biển vừa "tuyệt chủng do con người", có danh pháp khoa học Urolophus javanicus này thường được gọi là cá đuối gai độc Java hoặc cá đuối Java. Tin tức được các nhà khoa học mô...