Việt Nam sẽ thử nghiệm thuốc điều trị ung thư mới trên người
Hiện Việt Nam mới xin thử nghiệm thuốc điều trị ung thư mới ở pha 2, pha 3 (tiến hành được 40 thử nghiệm).
Sắp tới, Bệnh viện K xin thử nghiệm ở pha 1 (thử nghiệm trên người) để tăng cơ hội cho những bệnh nhân ung thư đã điều trị hết các phác đồ nhưng không đáp ứng.
Tại Hội thảo ung thư Việt – Pháp “Kỷ nguyên mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư” tổ chức vào chiều 2/11 với sự tham dự của 1.000 đại biểu, chuyên gia trong nước và quốc tế, PGS.TS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K cho biết, theo thống kê của Globocan (Cơ quan Nghiên cứu Ung thư quốc tế), năm 2020, tỷ lệ mắc mới ung thư ở Việt Nam là 180.000 trường hợp/năm, làm tử vong 122.000 người. Sau đại dịch COVID-19, người dân đi thăm khám nhiều hơn, số lượng bệnh nhân ung thư cũng tăng lên.
Hiện nay, trang thiết bị, máy móc cho chẩn đoán và điều trị ung thư của Việt Nam sánh ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới, tuy nhiên máy móc vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người bệnh. Trình độ chuyên môn giữa tuyến cơ sở và tuyến trung ương chưa tương đồng, tâm lý người bệnh muốn lên tuyến trên điều trị, đã gây ra tình trạng quá tải.
Theo PGS.TS Phạm Văn Bình, Bệnh viện K hiện đang trong tình trạng quá tải. Mỗi năm, bệnh viện phẫu thuật cho 26.000 ca, xạ trị cho 17.000 trường hợp, điều trị hoá chất 17.000- 18.000 trường hợp. “Hiện chúng tôi có 6 máy xạ trị, các máy hoạt động 23-24h/ngày, bệnh nhân phải xạ trị cả buổi tối mới hết số lượng. Thời gian tới, chúng tôi cố gắng lắp thêm máy xạ trị để giãn bệnh nhân, nhằm đảm bảo điều trị tốt hơn”, PGS Bình nói.
PGS.TS Phạm Văn Bình trao đổi với báo chí bên lề hội thảo.
Video đang HOT
Theo Phó Giám đốc Bệnh viện K, hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong điều trị ung thư, nhiều loại ung thư đã được chữa khỏi, nhất là trong chẩn đoán có nhiều trang thiết bị phát hiện sớm; có nhiều hoá chất, thuốc đích, thuốc miễn dịch tăng cơ hội chữa khỏi cho những người có đột biến gen, có yếu tố miễn dịch ở giai đoạn muộn.
“Hầu hết các kỹ thuật mới trên thế giới Việt Nam có thể đáp ứng được, như phẫu thuật nội soi 3D, phẫu thuật nội soi robot… Thế giới có hóa chất và thuốc mới nào, Việt Nam cũng có thuốc đó. Tuy nhiên, một số thuốc mới đắt tiền không phải bệnh nhân nào cũng có cơ hội sử dụng”, PGS Bình nói.
Phó Giám đốc Bệnh viện K cho biết, hiện Việt Nam mới xin thử nghiệm thuốc điều trị ung thư mới ở pha 2, pha 3 (tiến hành được 40 thử nghiệm). Sắp tới, bệnh viện xin thử nghiệm ở pha 1 (thử nghiệm trên người) để tăng cơ hội cho những bệnh nhân ung thư đã điều trị hết các phác đồ nhưng không đáp ứng.
“Khi chúng ta được chấp nhận thử nghiệm ở pha 1, chứng tỏ các Viện, Trung tâm Ung thư thế giới đã tin tưởng Việt Nam và cho tham gia vào nghiên cứu pha 1 vì họ tuyển chọn rất khắt khe và quá trình nghiên cứu tuyển chặt chẽ để ra thuốc mới. Đối với bệnh nhân ung thư không còn cơ hội nào khác, việc thử nghiệm trên người giúp họ còn tia hy vọng, tuy tác dụng không quá nhiều”, PGS Bình nhận định.
Lãnh đạo Bệnh viện K cũng cho biết, Bộ Y tế đã đồng ý cho bệnh viện tiến hành thử nghiệm pha 1 trên bệnh nhân. Để thực hiện được điều này, bệnh viện phải chuẩn bị nhiều bước, trong đó có bước lựa chọn bệnh nhân để thử nghiệm và tuân thủ đạo đức trong nghiên cứu y sinh…bởi rủi ro có thể xảy ra
Vì sao đến nay con người vẫn chưa tìm được thuốc chữa ung thư?
Nhiều loại thuốc từng được kỳ vọng tạo đột phá trong cuộc chiến chữa trị ung thư, nhưng tới nay tất cả vẫn chỉ dừng ở các thử nghiệm cho kết quả tích cực.
Trong công cuộc tìm kiếm phương pháp chữa trị ung thư, rất ít nhà nghiên cứu bận tâm nhìn lại những loại thuốc thất bại để tìm hiểu điều gì đã xảy ra.
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Science Translistic Medicine năm 2019 chỉ ra rằng, 97% các loại thuốc được thử nghiệm lâm sàng cho một loại ung thư cụ thể không bao giờ được đưa ra thị trường. Theo nhóm tác giả, nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ thất bại cao như vậy là bởi các loại thuốc không thực sự đạt mục tiêu mà các nhà khoa học đặt ra lúc đầu.
Nhóm sử dụng CRISPR - công cụ chỉnh sửa gene mới nhất và chính xác nhất hiện có để kiểm tra xem 10 loại thuốc ung thư có hoạt động như mong muốn của những người tạo ra nó hay không.
Nghiên cứu chỉ ra rằng 97% các loại thuốc được thử nghiệm lâm sàng cho một loại ung thư cụ thể không bao giờ được đưa ra thị trường. (Ảnh: NDTV)
Kết quả, trong cả 10 trường hợp, các loại thuốc này đều không phát huy hiệu quả như dự kiến.
"Tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ giúp mọi người thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao tiêu chuẩn khi lựa chọn và xác định đâu là mục tiêu của các loại thuốc điều trị ung thư", William George Kaelin - một giáo sư y khoa của Đại học Harvard nói.
Theo nhà sinh học ung thư Nathanael Gray đến từ Viện Ung thư Dana-Farber, nghiên cứu là hồi chuông cảnh tỉnh cho các nhà phát triển dược phẩm.
"Tỷ lệ thất bại rất cao trong các thử nghiệm lâm sàng về ung thư khiến chúng tôi nghi ngờ có thể có nhiều trường hợp khác nữa, trong đó thuốc điều trị ung thư được phát triển với tiêu chuẩn thấp (và mục tiêu nhắm tới của các loại thuốc này không hiệu quả) lại đang được thử nghiệm trên các bệnh nhân", nhà sinh học ung thư Jason Sheltzer - tác giả của nghiên cứu nói.
Theo ông Sheltzer, các cơ quan tài trợ nghiên cứu về ung thư thường chỉ quan tâm tới các kết quả tích cực. Do đó, họ không hào hứng với các nghiên cứu đòi hỏi tái lặp kết quả thử nghiệm. Thực tế các nghiên cứu mang tính xét lại này giúp các nhà khoa học sửa chữa, phát hiện lỗi sai và đẩy nhanh quá trình tìm kiếm các phương pháp điều trị mới và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, khó có thể tìm ra một giải pháp điều trị duy nhất cho ung thư bởi nó không phải chỉ là một căn bệnh. Nó là một thuật ngữ chung cho hơn 200 căn bệnh khác nhau. Mỗi một loại ung thư do một loạt các đột biến khác nhau gây ra và khi khối u phát triển, ngày càng nhiều đột biến tích tụ, điều này đồng nghĩa mỗi khối u đều có một tập hợp đột biến riêng lẻ.
Do đó nếu một loạt thuốc có tác dụng với một loại ung thư cụ thể, chưa chắc nó đã hiệu quả với loại ung thư khác.
"Đến nay vẫn chưa ai có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến chống ung thư", Azra Raza - bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Columbia (Mỹ) khẳng định.
Loại quả rẻ tiền, bán đầy chợ được coi là 'vua trái cây' chống ung thư tự nhiên Ít ai biết được quả đu đủ chín - loại quả rẻ tiền nhưng mang lại nhiều tác dụng với sức khoẻ, nhất là tác dụng chống ung thư. Đu đủ là loại quả quen thuộc của người Việt Nam. Đu đủ chín không chỉ thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khoẻ. Ít ai biết được loại quả rẻ tiền này...