Việt Nam sẽ thử nghiệm 5G trên diện rộng trong năm 2021
Bộ TT&TT xác định sẽ đi cùng nhịp với thế giới và chủ động trong việc triển khai thương mại hóa 5G tại Việt Nam.
Sáng 25/3, Hội thảo Băng thông rộng di động & cố định (World Mobile Broadband & ICT) năm 2021 đã được tổ chức tại Hà Nội. Đây là diễn đàn quan trọng của các nhà quản lý, các chuyên gia viễn thông nhằm thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ viễn thông tại thị trường Việt Nam.
Viễn thông là hạ tầng trụ cột của nền kinh tế số
Báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á năm 2020″ do Google, Temasek và Bain cho thấy, nền kinh tế số Việt Nam đạt tổng giá trị 14 tỷ USD, cao 2 tỷ USD so với giá trị của cùng kỳ năm ngoái. Hơn nữa, trong tổng số người sử dụng dịch vụ kỹ thuật số, người dùng mới tại Việt Nam chiếm đến 41%. Điều này biến Việt Nam thành quốc gia có tỉ lệ người dùng Internet mới cao nhất trong khu vực.
Còn theo số liệu của Tổng cục thống kê, Việt Nam là một trong ba quốc gia châu Á có mức tăng trưởng tích cực, quy mô nền kinh tế đạt hơn 343 tỷ USD (Singapore đạt 337,5 tỷ USD và Malaysia đạt 336,3 tỷ USD).
Chính phủ Việt Nam xác định một trong những trụ cột của nền kinh tế số là hạ tầng viễn thông, bao gồm cả hạ tầng băng rộng di động lẫn băng rộng cố định. Thực tế chứng minh, chỉ trong vòng 2-3 năm trở lại đây, sự phát triển hạ tầng băng thông rộng đã mở đường cho tất cả các ngành kinh tế khác phát triển.
Tính đến hết tháng 2/2021, tại Việt Nam tổng số thuê bao băng rộng cố định vượt 17,2 triệu thuê bao, tổng thuê bao băng rộng di động đạt gần 69,5 triệu thuê bao (số liệu Cục Viễn thông).
Đặc biệt, theo một thống kê chưa chính thức từ đơn vị quản lý viễn thông, chỉ trong vòng 2 tháng chịu tác động của dịch Covid-19, doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông tăng gần 28% và dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong những tháng kế tiếp.
Tuy nhiên, để góp phần hiện thực hóa đề án chuyển đổi số quốc gia vào năm 2030 và thúc đẩy hơn nữa nền kinh tế số, các hoạt động đầu tư, khai thác viễn thông tại Việt Nam cần nhiều đổi mới, tạo bước phát triển nhảy vọt.
Phát biểu tại sự kiện này, ông Trần Đức Lai – Chủ tịch Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam cho biết, sau khi được Bộ TT&TT cấp phép thử nghiệm, các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông di động lớn tại Việt Nam đã triển khai thử nghiệm phát sóng mạng di động thế hệ mới 5G và đã được một số kết quả rất tích cực. Theo kết quả, từ năm 2021, Việt Nam sẽ triển khai mạng 5G trên diện rộng. Đây chính là một trong những bước đi tiên phong, tiên quyết nhằm đạt mục tiêu trở thành một trong những nước thử nghiệm thành công nghệ 5G trên thế giới, đồng thời quyết tâm có được thiết bị 5G Make in Vietnam với chất lượng tốt và tiết kiệm chi phí.
Video đang HOT
Ông Trần Đức Lai – Chủ tịch Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam cho biết, Việt Nam sẽ thử nghiệm 5G trên diện rộng và thậm chí là bằng các thiết bị Make in Vietnam.
“Song song việc phát triển hạ tầng và mở rộng vùng phủ sóng, Việt Nam cũng đặc biệt quan tâm việc áp dụng 5G trong thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, công nghiệp công nghệ cao và coi việc phát triển hạ tầng viễn thông là yếu tố quyết định tạo bước nhảy vọt nhằm nắm bắt cơ hội hội nhập cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 một cách có hiệu quả. Từ bối cảnh đó, World Mobile Broadband 2021 đã chọn chủ đề phát triển hạ tầng băng thông rộng góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam và sẽ tập trung vào những mục tiêu giới thiệu lộ trình, kinh nghiệm triển khai mạng di động 5G, đề xuất công nghệ mới nhằm thúc đẩy sự phát triển của hạ tầng băng rộng cũng như chuyển đổi số lên môi trường điện toán đám mây và phát triển các dịch vụ nội dung số” ông Trần Đức Lai nói.
5G sẽ đóng góp 7,34% vào GDP Việt Nam
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Phan Tâm – Thứ trưởng Bộ TT&TT cho biết, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên số, xã hội số.
Trong vòng 10 năm tới, thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến những chuyển đổi lớn của xã hội loài người. Đó là sự chuyển dịch từ thế giới thực sang thế giới ảo, sự chuyển đổi toàn bộ hoạt động kinh tế – xã hội sang môi trường số, dữ liệu sẽ trở thành một nguồn tài nguyên quan trọng của mỗi quốc gia và sự phát triển mạnh mẽ của kết nối vạn vật.
Việt Nam đang nỗ lực để có thể thương mại hóa 5G bằng thiết bị Make in Vietnam.
Theo Thứ trưởng Phan Tâm, hạ tầng viễn thông đang trở thành hạ tầng nền tảng cho kinh tế số, xã hội số, chính phủ số. Khái niệm hạ tầng số theo góc nhìn của Bộ TT&TT bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng và các nền tảng IoT, AI, Big Data, an ninh mạng, định danh số và thanh toán điện tử. Hạ tầng di động và hạ tầng băng rộng cố định sẽ đóng góp rất lớn trong sự phát triển của đất nước.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, hạ tầng viễn thông đang trở thành hạ tầng nền tảng cho kinh tế số, xã hội số, chính phủ số.
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Viện Chiến lược TT&TT, tỷ lệ đóng góp của 5G vào tăng trưởng GDP được dự báo đạt 7,34% vào năm 2025. Chính vì vậy, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025 đã nhiều lần nhắc tới chuyển đổi số, viễn thông, CNTT, công nghệ số, chính phủ số, kỹ năng số,…
Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là một trong các đột phá chiến lược của giai đoạn 10 năm tới nhằm đưa Việt Nam phát triển và nằm trong top các nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nước công nghiệp có thu nhập cao vào năm 2045.
Trong bối cảnh đó, Bộ TT&TT xác định sẽ đi cùng nhịp với thế giới và chủ động trong việc triển khai thương mại hóa 5G tại Việt Nam.
Bí thư Đà Nẵng: Chuyển đổi số là động lực để giải quyết điểm nghẽn trong phát triển
Chiều nay (22/3), UBND TP Đà Nẵng tổ chức hội thảo chuyên đề về Đề án Chuyển đổi số TP Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Chủ trì hội thảo gồm Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng; Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng và Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Quang Nam.
Hội thảo lần này nhằm tiếp thu ý kiến góp ý của các chuyên gia đối với dự thảo đề án Chuyển đổi số tại Đà Nẵng. Từ đó hoàn thiện nội dung của đề án, để triển khai trong thực tế.
Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho biết, Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định 5 lĩnh vực ưu tiên phát triển.
Hội nghị diễn ra chiều nay
Trong đó có 1 lĩnh vực gắn với triển khai chuyển đổi số. Đó là phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số.
Bốn lĩnh vực còn lại gồm phát triển dịch vụ logistics, du lịch; công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp cũng đều cần đến nền tảng chuyển đổi số.
"Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội lần thứ XXII Đảng bộ TP đã xác định 1 trong 3 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá là đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao và công nghệ thông tin, gắn với xây dựng đô thị khởi nghiệp sáng tạo, thành phố thông minh, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển các ngành lĩnh vực mới, nhất là kinh tế số, xã hội số và chính quyền số", ông Quảng cho biết.
Bí thư Đà Nẵng nhấn mạnh, việc triển khai chuyển đổi số tại Đà Nẵng không chỉ góp phần cho chuyển đổi số của quốc gia, mà là một trong các "giải pháp chính" để xây dựng, phát triển TP theo Nghị quyết 43.
Bí thư Đà Nẵng cho biết, chuyển đối số là động lực để giải quyết điểm nghẽn trong phát triển của TP
"Chuyển đối số là động lực để giải quyết điểm nghẽn trong phát triển của TP. Góp phần đạt mục tiêu đến năm 2030, Đà Nẵng hoàn thành xây dựng đô thị thông minh, kết nối đồng bộ với các mạng lưới đô thị trong nước và khu vực ASEAN...", ông Quảng nói.
Bí thư Nguyễn Văn Quảng cũng nêu ra các thuận lợi của Đà Nẵng trong quá trình chuyển đổi số như: Triển khai chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ Chính trị, Chính phủ giao phó và đang được xác định trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XXII Đảng bộ TP.
Đồng thời, Đà Nẵng kế thừa kinh nghiệm và kết quả khá cơ bản từ 10 năm triển khai chính quyền điện tử và 2 năm triển khai Đề án thành phố thông minh; nền công nghiệp công nghệ thông tin đã dần hình thành, hiện nay đã đóng góp vào 7,8% GRDP của TP, người dân có dân trí cao, bước đầu hình thành thói quen tiếp cận, sử dụng dịch vụ trực tuyến...
Theo ông Quảng, dữ liệu số là tài nguyên để xử lý, phân tích, dự báo và tối ưu hóa hoạt động, quản lý kinh tế, xã hội. Bên cạnh những thuận lợi, việc triển khai chuyển đổi số ở Đà Nẵng còn có nhiều khó khăn, thách thức, cần sự định hướng, hỗ trợ của các cơ quan TƯ, sự tư vấn của các chuyên gia.
"Đà Nẵng xác định quan điểm chuyển đổi số phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Trong đó, đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, áp dụng toàn diện công nghệ số trong đời sống, sản xuất, kinh doanh, thực thi công vụ là cốt lõi. Lấy xây dựng chính quyền số làm động lực và dẫn dắt phát triển kinh tế số, xã hội số", Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhấn mạnh.
Tranh luận về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhiều doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số không cần thiết, nhiều rủi ro, trong khi cơ quan chức năng cho rằng, phải để doanh nghiệp thử chuyển đổi số. Tại lễ khởi động chương trình SMEdx tại Hà Nội cuối tuần trước, nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được...