Việt Nam sẽ là quốc gia siêu già vào năm 2050
Năm 2050, Việt Nam sẽ là quốc gia siêu già với hơn 32 triệu người cao tuổi, chiếm 31% tổng dân số.
Sáng 2/12, tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới tổ chức Hội nghị Đối thoại chính sách y tế người cao tuổi. Tại Hội nghị, các chuyên gia trong và ngoài nước khuyến cáo Việt Nam sẽ là quốc gia siêu già vào năm 2050; cần có chính sách đảm bảo quyền, khả năng tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội, an toàn cho người cao tuổi.
Theo nhận định của Liên Hợp Quốc, Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tỷ lệ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, tỷ lệ người cao tuổi tăng nhanh liên tục từ 7,1% dân số năm 1989 tăng lên 10,5% năm 2013. Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011, nhanh hơn 6 năm so với dự báo. Với tốc độ già hóa dân số nhanh hơn so với các nước khu vực, đến năm 2030, số người từ 60 tuổi trở lên sẽ chiếm 18,3% dân số, gấp hơn 2 lần hiện nay.
PGS.TS Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại hội nghị
Năm 2050, Việt Nam sẽ là quốc gia siêu già với hơn 32 triệu người cao tuổi, chiếm 31% tổng dân số. Khi đó chỉ với 3 người trong độ tuổi lao động đã có 1 người cao tuổi. Trong khi đó, khả năng đáp ứng của hệ thống y tế và hệ thống an sinh xã hội chưa đáp ứng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Theo Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương Nguyễn Trung Anh, chi phí y tế cho người già cao gấp 7 đến 10 lần người trẻ, người cao tuổi sử dụng đến 50% tổng lượng thuốc và xu hướng tử vong trong các cơ sở y tế tăng lên cũng làm gia tăng chi phí y tế.
“Các bệnh nhân đến Bệnh viện Lão khoa Trung ương để khám ngày một nhiều lên. Trước đây, người cao tuổi ít, một buổi sáng chỉ có khoảng 100 người đến khám thì đến nay tăng lên 300-400 bệnh nhân. Hầu hết bệnh nhân mắc từ 3 đến 4 bệnh trở lên. Tính bình quân, mỗi người cao tuổi (từ 70 tuổi trở lên) phải sử dụng từ 3 đến 5 loại thuốc, có những bệnh nhân phải dùng đến 8 loại thuốc để điều trị nhiều bệnh phối hợp, do đó chi phí y tế tăng lên”- ông Nguyễn Trung Anh nói.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, già hóa dân số tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, quốc gia. Việt Nam đang bước vào xây dựng mạng lưới chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, trong đó bao gồm Bệnh viện lão khoa Trung ương và các đơn vị lão khoa tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, các nhà dưỡng lão tại cộng đồng của nhà nước và tư nhân. Việc thực thi các chính sách về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn vì chưa có một kế hoạch tổng thể và thiếu các giải pháp về tài chính. Hiện nay, 30% người cao tuổi ở nước ta không có bất kỳ loại bảo hiểm y tế nào.
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết:”Quốc hội và Chính phủ đang có chủ trương khuyến khích xã hội hóa chăm sóc sức khỏe y tế. Khuôn khổ pháp lý và văn bản hướng dẫn đã có, đã quan tâm đến người cao tuổi rồi, nhưng thực tế triển khai có những điểm còn hạn chế như những mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng chưa được nhiều lắm. Do đó, trong đề án tăng cường y tế cơ sở, chúng tôi đã đưa nội dung này vào, trong đó sẽ tích hợp mô hình bác sỹ gia đình để nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ngay tại cộng đồng và khuyến khích các mô hình khác nhau”.
Video đang HOT
Trước bối cảnh mô hình bệnh tật thay đổi và tốc độ già hóa dân số tăng nhanh, Bộ Y tế đang đẩy mạnh thực hiện các biện pháp dự phòng bệnh tật, chuyển hướng từ dự phòng các bệnh truyền nhiễm sang các bệnh mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch; tăng cường chăm sóc sức khỏe tâm thần và phòng chống bệnh ung thư./.
Văn Hải
Theo_VOV
Văn Miếu 271 tỷ đồng ở Vĩnh Phúc
Công trình đồ sộ, rộng hơn 4,2 ha có nhiều đường nét bố cục kiến trúc tương tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội, đang thành hình ở thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
Công trinh Văn Miêu tinh Vinh Phuc đươc khởi công từ năm 2012 theo phê duyệt của UBND tỉnh, nằm tại khu đô thi Ha Tiên, phương Liên Bao, TP Vinh Yên. Kinh phí xây dựng công trình là 271 tỷ đồng, lấy từ nguồn ngân sách tỉnh, chủ đầu tư là Sơ Văn hoa Thê thao va Du lich Vĩnh Phúc. Sau hơn hai năm xây dựng, đến nay các hạng mục công trình cơ bản đã hoàn thành, đang bước vào giải đoạn hoàn thiện. Trong ảnh là cổng Nghi Môn Nội với tứ trụ bằng đá phía trước.
Qua cổng Nghi Môn Nội, khách tham quan sẽ thấy toàn cảnh công trình rộng hơn 4,2 ha với các hạng mục được bố cục rất giống di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội, với nhà che bia tổng, hồ Thiền Quang, nhà bia hai bên tả - hữu, đai thanh môn, gac chuông, sân hành lễ, đền thờ chính, đại bái, hậu cung...
Hồ Thiên Quang giữa sân chính đã hoàn thành nhưng chưa tích nước, hiện mọc đầy cỏ dại. Phía xa là một trong hai nhà bia tiến sĩ.
Theo UBND tỉnh, Văn Miêu Vinh Phuc đươc xây dưng thê hiên tinh thân "tôn sư trong đao, kinh trong hiên tai", y thưc trân trong giư gin di san văn hoa cua tiên nhân, la sư tiêp nôi truyên thông hiêu hoc lâu đơi cua cha ông. Đây cung la biêu tương cho truyên thông văn hiên cua tinh, co tac dung giao duc truyên thông văn hoa, hiêu hoc, tôn vinh cac nhân tai lam rang danh manh đât va con ngươi Vinh Phuc.
Tương tự ở Văn Miếu Hà Nội, mỗi hàng bia gồm 9 tấm bia đá trên lưng rùa, tổng cộng có 18 tấm bia trong hai nhà nằm đối diện nhau. Trong 795 năm tồn tại của nền khoa cử nho học, Vĩnh Phúc tạo lập được truyền thống khoa bảng với 393 người đỗ đạt khoa trường trong đó có 91 vị đỗ đại khoa.
Hầu hết vật liệu xây dựng công trình là đá và gỗ, khá đắt tiền. Một số dãy tường lại được xây bằng gạch đá ong - loại không đắt tiền nhưng rất đặc biệt, làm từ đá ong nguyên khối. Loại gạch này từ xa xưa đã được sử dụng phố biến ở vùng đất Vĩnh Phúc, trở thành một nét đặc trưng.
Hạng mục quan trọng và bề thế nhất là khu nhà thờ chính, gồm 2 tòa tiền đường và hậu cung. Tiền đường với quy mô 5 gian 2 dĩ, kết cấu gỗ lim, mái cong lợp ngói mũi hài. Tiền đường là nơi làm lễ trước khi vào hậu cung và cũng là nơi giới thiệu, tôn vinh các danh nhân đương đại của tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1945 đến nay.
Tiền đường nối với hậu cung bởi một nhà cầu hay còn gọi là ống muống, có mái che bằng gỗ sơn son thếp vàng. Vật liệu chủ yếu được dùng để dựng lên khu nhà này là đá và gỗ.
Tòa hậu cung gồm 2 tầng, tầng 1 là nhà trưng bày hiện vật và một số đồ thờ.
Tầng 2 chính điện dự kiến là nơi thờ đức Khổng Tử và 8 vị đỗ hàng Đại khoa đại diện cho 8 huyện, thành, thị của tỉnh (Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính, riêng huyện Tam Đảo không có người đỗ khoa trường).
Chính giữa nhà Bái Đường là nơi dự kiến đặt tượng thờ Khổng Tử. Đây chính là vấn đề gây nhiều ý kiến trái chiều trong thời gian vừa qua. Đại diện Sở Văn hóa Vĩnh Phúc cho biết, việc thờ Không Tử tại đây mới là dự kiến ban đầu, còn phải nghiên cứu, cân nhắc trước khi quyết định. "Tỉnh đã tổ chức một số hội thảo, có mời các chuyên gia, nhà khoa học đến dự để bàn về vấn đề này. Dự kiến sẽ còn một số cuộc hội thảo nữa mới đưa ra được quyết định cuối cùng", lãnh đạo Sở nói.
Mái nhà tiền đường và nhà hậu Cung bằng gạch đỏ truyền thống. Từ khu nhà này có thể phóng tấm nhìn ra khu đô thị đang phát triển nhanh trong những năm gần đây của thành phố Vĩnh Yên.
Khu Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc đã bước vào giai đoạn hoàn thiện cuối cùng nhưng hiện tại, việc xây dựng phải tạm dừng do gặp khó khăn về vật liệu. Xung quanh công trình, khá nhiều vật liệu ngổn ngang.
Quý Đoàn
Theo VNE
Động đất kinh hoàng tại Nepal, hơn 1.500 người chết Hơn 1.500 người thiệt mạng ở Nepal và nhiều nước láng giềng sau khi trận động đất 7,9 độ Richter xảy ra gần thủ đô nước này. Lực lượng cứu hộ và người dân tập trung tại đống đổ nát của tháp Darahara ở thủ đô Kathmandu - Ảnh: AFP Trận động đất xảy ra lúc gần 12 giờ trưa 25.4 (giờ địa...