Việt Nam sẽ đưa 120.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2019
Nhật Bản, Hàn Quốc, UAE, một số nước Đông Âu là những thị trường thu hút đông người lao động Việt Nam.
Ngày 19.1, ông Nguyễn Gia Liêm, Phó cục trưởng quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho hay, năm 2019 Việt Nam đặt kế hoạch đưa ra nước ngoài 120.000 lao động mới, với mục tiêu hướng đến là các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Rumani, Bulgari…
“Số lượng lao động Việt Nam ra nước ngoài tăng đều trong các năm qua, nhất là Nhật Bản tăng mạnh trong năm 2018, song các thị trường này ngày càng khắt khe, yêu cầu người lao động có tay nghề và phải đáp ứng được các kỹ năng khác như ngoại ngữ, ứng xử”, ông Liêm nói.
Theo lãnh đạo Cục quản lý lao động ngoài nước, tại Đài Loan, sau khi trừ các khoản chi tiêu tối thiểu, người lao động có thể để dành từ 700 USD đến 8.000 USD mỗi tháng tuỳ theo công việc; Nhật Bản khoảng 1.500 USD; Hàn Quốc 1.300 USD đến 1.500 USD. Đây cũng là các thị trường mà nhiều lao động Việt Nam muốn đến làm việc, do đó, ngành lao động sẽ đẩy mạnh tìm kiếm các hợp đồng.
Ông Liêm thông tin thêm, hiện Việt Nam có khoảng 580.000 lao động làm việc ở nước ngoài, mỗi năm có thể đưa thêm hơn 100.000 người đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, mối quan ngại của cơ quan chức năng là lao động Việt Nam bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp ở nước sở tại, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của những lao động khác.
“Thời gian tới Cục sẽ yêu cầu các trung tâm đào tạo xem xét ý thức, hành vi của người lao động trong quá trình học nghề, tăng cường giáo dục cho người lao động để nâng cao ý thức, trách nhiệm với cộng đồng”, ông nhấn mạnh.
Thứ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho biết, đại diện cơ quan lao động một số nước khi làm việc với Bộ đều mong muốn chi phí đóng góp của người lao động Việt Nam ra nước ngoài là thấp nhất, để họ không phải chịu áp lực về tài chính, yên tâm làm việc, tránh đi vào con đường bất hợp pháp. Do đó, Bộ sẽ có giải pháp siết chặt quy định đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực này để giảm tối đa các chi phí mà người lao động phải đóng góp. Trong quý I/2019, Bộ Lao động sẽ tổ chức hội nghị với doanh nghiệp để chấn chỉnh hoạt động đưa lao động ra nước ngoài.
Video đang HOT
Theo ông Doãn Mậu Diệp, cả nước mỗi năm có 800.000 người bước vào tuổi lao động, số lao động ra nước ngoài làm việc tăng 20-25% (trung bình 150.000 người) là hợp lý, không thể kỳ vọng tăng cao quá vì sẽ ảnh hưởng đến nguồn nhân lực trong nước.
Năm 2018, lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đạt hơn 142.800 người (trong đó có khoảng 50.300 lao động nữ ) vượt 30% so với kế hoạch, tăng 6% so với năm trước. Đây là năm thứ năm liên tiếp lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt ngưỡng 100.000 người.
Năm qua cũng ghi nhận lần đầu tiên thị trường Nhật Bản thu hút lao động nhiều nhất với hơn 68.700 người, vượt qua Đài Loan là gần 60.400 lao động; Hàn Quốc với trên 6.500 lao động.
Lao động Việt Nam bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc là lớn nhất với 34% số lao động ở nước này. Mới đây Hàn Quốc đã có chính sách ân hạn cho những người bỏ trốn đến hết tháng 3 năm sau tự nguyện về nước sẽ không bị xử phạt.
Theo Đoàn Loan (VnExpress)
Đi du lịch rồi 'biến mất' ở nước ngoài có bị xử lý hình sự?
Trước vụ việc 152 du khách Việt "mất tích" ở Đài Loan, nhiều bạn đọc thắc mắc việc du khách Việt Nam nếu biến mất hoặc bỏ trốn khi sang nước ngoài thì có bị xử lý không?
Ngày 27-12, cơ quan chức năng của Đài Loan đã tìm thấy một số người trong đoàn du khách 152 người "mất tích" sau khi nhập cảnh ở Sân bay Cao Hùng. Trước sự việc này, nhiều bạn đọc đặt câu hỏi những du khách này liệu có bị xử lý hình sự không?
Luật sư, Thạc sĩ Luật, Chủ tịch Hội đồng khen thưởng kỷ luật đoàn Luật sư tỉnh Long An Huỳnh Công Thư cho biết: Theo pháp luật hiện hành, không có quy định nào truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi "ở lại nước ngoài trái phép".
Sở Du lịch TP.HCM đã làm việc với Công ty TNHH Thương mại Du lịch Kỳ nghỉ Quốc tế . Ảnh - Tú Uyên
Ở lại nước ngoài trái phép có thể được hiểu là hành vi ra nước ngoài bằng con đường hợp pháp, có hộ chiếu và được nước đến chấp nhận cho nhập cảnh. Tuy nhiên, hết thời hạn nhập cảnh đối tượng không chịu về nước mà ở lại nước ngoài trái phép.
Trước đây, BLHS 1999 có quy định hành vi này là tội phạm và mức hình phạt cao nhất là 3 năm tù (Điều 89). Tuy nhiên, BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) không quy định hành vi ở lại nước ngoài là một tội phạm nữa.
Do đó, hành vi này nếu diễn ra sau 0h ngày 31-12-2017 thì không bị coi là tội phạm nữa và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi này xảy ra ở nước sở tại và vi phạm pháp luật của nước sở tại nên người thực hiện hành vi này có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tương tự do các cơ quan bảo vệ pháp luật của nước sở tại thực hiện.
Đối với Đài Loan, theo Luật di trú, người ở lại Đài Loan làm việc và cư trú bất hợp pháp có thể bị phạt tiền đến 90 ngàn Đài tệ (khoảng 67 triệu đồng tiền Việt), bị xử phạt tù đến 3 năm, trục xuất và cấm quay lại Đài Loan thời hạn 3 năm hoặc vĩnh viễn tùy trường hợp.
Tuy nhiên, hành vi tổ chức, lôi kéo người, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 349 BLHS 2015. Mức hình phạt thấp nhất là 01 năm, cao nhất là 15 năm tù với các tình tiết định khung hình phạt như: lợi dụng chức vụ quyền hạn; phạm tội từ 2 lần trở lên; số lượng người từ 15 trở lên; thu lợi bất chính từ 500 triệu trở lên...
Ngoài ra, người có hành vi tổ chức môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài còn phải chịu phạt tiền đến 50 triệu đồng và cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc công việc nhất định đến 5 năm.
Trong khi đó, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Xuân Tạo, Trưởng Ban quản lý lao động của Việt Nam tại Đài Loan, cho hay:Về vụ việc 152 khách du lịch khi sang Đài Loan đã "biến mất", hiện Ban chỉ quản lý những lao động sang Đài Loan theo dạng lao động, tuy nhiên nếu những người này sang Đài Loan để làm việc thì họ vi phạm pháp luật sở tại, đồng thời người sử dụng lao động cũng vi phạm pháp luật nếu sử dụng số khách noi trên.
Đồng thời có thể những người này vì lý do gì đó mà họ không đăng kí tham gia vào các công ty phái cử trong nước để sang làm việc, chẳng hạn do tuổi cao so quy định hoặc làm những công việc họ cho nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, cũng có thể họ có vấn đề về nhập cảnh theo diện lao động nên mới chuyển sang hình thức du lịch để tính toán việc làm.
Ông Tạo cũng cho hay, chính sách tiếp nhận lao động của Đài Loan khá thoáng do nhu cầu thiếu hụt lao động từ các doanh nghiệp sở tại. Nhu cầu tiếp nhận lao động ngoài nước của Đài Loan trong nhiều ngành nghề gồm thuyền viên, giúp việc gia đình, ngành công nghiệp.
Trong đó, nghề giúp việc gia đình tiếp nhận lao động lên đến 50 tuổi, các ngành công nghiệp từ 23 đến hơn 40 tuổi tùy ngành nghề. Đáng chú ý, thời gian làm việc kéo dài lên 12 năm, sau ba năm gia hạn. Cùng đó, mức lương tối tiểu cũng được nâng lên đáng kể khiến thị trường này đang thu hút nhiều lao động Việt sang làm việc.
Theo ông Tạo, thị trường Đài Loan không quá khắt khe, hiện có nhiều công ty phái cử trong nước đang tuyển lao động các ngành nghề nói trên để đưa sang Đài Loan làm việc nên không thể viện dẫn thiếu thông tin.
Đại diện các công ty xuất khẩu lao động đánh giá, nhiều năm nay Đài Loan vẫn là thị trường dẫn đầu về số lượng lao động Việt Nam sang sinh sống và làm việc do yêu cầu không quá khắt khe về tiếng và kĩ năng nghề nghiệp. Cùng đó chi phí trước khi xuất cảnh khoảng hơn 80 triệu đồng, thời gian xuất cảnh 3-4 tháng, thu nhập bình quân 15-19 triệu/ tháng).
Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), thông tin trong năm 2018 có hơn 140.000 lao động Việt Nam đi làm việc tại các nước, tăng 7% so với năm 2017.
Đây là năm thứ 5 liên tiếp, số lao động sang các nước làm việc vượt mốc 100.000 người/năm. Trong đó số lao động sang Nhật Bản dẫn đầu với 67.000 lao động. Tiếp theo là Đài Loan với khoảng 65.000 lao động. Hai thị trường Đài Loan và Nhật Bản chiếm hơn 90% tổng số lao động sang các nước làm việc.
ĐÀO TRANG
Theo PLO
LĐ Việt Nam tại Hàn Quốc bỏ trốn: "Chiến dịch" mới kêu gọi về nước Tỷ lệ lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc bỏ trốn vẫn đang ở mức cao, dù Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) và ngành LĐTBXH các địa phương đã tăng cường nhiều giải pháp ngăn chặn. Chính vì vậy, những ngày qua, một "chiến dịch" mới kêu gọi lao động trở về đang được ráo riết triển...