Việt Nam sắp có Hiệp hội Blockchain
Hiệp hội mới ra đời có thể thúc đẩy việc đưa ra hành lang pháp lý liên quan đến blockchain, đóng góp cho nền kinh tế số Việt Nam.
Sáng 29/4, hình ảnh văn bản về quyết định thành lập của đơn vị có tên Hiệp hội Công nghệ Chuỗi khối Việt Nam ( Hiệp hội Blockchain Việt Nam) được đăng tải trên mạng.
Trao đổi với PV , ông Hà Đăng Minh, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ xác nhận văn bản trên là do Bộ Nội vụ phát hành.
Quyết định thành lập Hiệp hội Blockchain Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành.
Theo quyết định này, Bộ Nội vụ cho phép thành lập Hiệp hội Blockchain Việt Nam từ ngày 27/4. Hiệp hội có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, tự đảm bảo kinh phí, trụ sở và phương tiện hoạt động. Hiệp hội này chịu sự quản lý của Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan.
Ông Phan Đức Trung, đại diện thành viên Ban vận động của Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho biết đơn vị này dự kiến tổ chức đại hội vào tháng 5/2022. Khi đó, hiệp hội sẽ bầu ra ban lãnh đạo và công bố các tài liệu liên quan.
Tuy đang ở khâu chuẩn bị và chưa chốt danh sách các thành viên tham gia, đại diện Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho rằng thành phần sẽ đa dạng và có chọn lọc để tránh bị hiểu nhầm thành cộng đồng token.
Video đang HOT
“Đây là một hiệp hội công nghệ, do đó việc tập hợp các thành viên chúng tôi sẽ ưu tiên những người có kinh nghiệm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ blockchain trên nhiều khía cạnh”, ông Phan Đức Trung cho biết.
Ông Trung cũng chia sẻ Hiệp hội Blockchain Việt Nam sẽ tập trung vào hợp tác quốc tế, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, chuyển giao và đánh giá chính sách liên quan đến blockchain với các hiệp hội, cơ quan, ngành nghề chuyên môn khác.
“Hiện hành lang pháp lý cho blockchain chưa có, nhưng đang được rất nhiều cơ quan quản lý quan tâm ở góc độ khác như an toàn thông tin, tiền mã hoá, tài sản số, thuế… Tôi tin là sự ra đời của hiệp hội, với các thành viên chuyên sâu và đa dạng, sẽ giúp các cơ quan chức năng tham mưu được các chính sách có lợi cho nền kinh tế số của Việt Nam”, ông Phan Đức Trung cho biết.
Trước đó, Liên minh Blockchain Việt Nam (VBU) cũng được lập dưới hình thức câu lạc bộ, trực thuộc Hội truyền thông số (VDCA).
Trong tháng 4, cũng có tới 2 đơn vị mang tên Liên minh Blockchain Việt Nam được ra đời. Công ty TNHH Liên Minh Blockchain Việt Nam ra mắt vào ngày 19/4 là doanh nghiệp xã hội, hoạt động phi lợi nhuận với mục tiêu kết nối, thúc tiến hợp tác, đổi mới sáng tạo của ngành chuỗi khối trong nước và trên thế giới.
Trong khi đó, Liên minh blockchain Việt Nam (VBU), được ra mắt ngày 21/4, hoạt động theo hình thức câu lạc bộ, trực thuộc Hội truyền thông số VDCA. VBU được giới thiệu là tổ chức có vai trò tư vấn, tham mưu cho các cơ quan quản lý nhằm xây dựng chính sách, khung pháp lý về Blockchain, tài sản số, tiền số tại Việt Nam.
Một quỹ đầu tư crypto ở Việt Nam mất trắng 16 tỷ đồng vốn huy động
Tổ chức cung cấp thông tin và đầu tư tiền số tại Việt Nam MMEG thông báo "cháy" tài khoản. Đội ngũ này cho biết đang bồi thường cho các cá nhân đã góp vốn.
Quỹ đầu tư của tổ chức MMEG chuyên cung cấp thông tin về tiền số, blockchain thông báo khoản thua lỗ toàn bộ tiền gọi vốn được. Các cá nhân đứng sau quỹ này đã đứng ra nhận lỗi và cho biết họ sẽ hoàn trả một phần tiền cho nhà đầu tư.
Theo thông tin do MMEG cung cấp cho nhà đầu tư, quỹ của họ hoạt động theo hình thức ký quỹ, nhà đầu tư phải chịu 2% phí tham gia lúc đầu. Mỗi tháng tổng kết lợi nhuận, MMEG sẽ thu 20% trên tổng lợi nhuận. Ngoài ra, tổ chức này đưa ra chế độ an toàn cho nhà đầu tư. Khi chạm mức thua lỗ 18%, MMEG ngưng đầu tư và hoàn trả lại tiền.
Cụ thể, MMEG nhận tổng cộng 719.000 USD (tương đương 16 tỷ đồng) của người tham gia để đầu tư tiền số. Theo cam kết đã đề ra, người nắm quỹ không được để thua lỗ quá 18% tổng số tiền đầu tư. Tuy nhiên, MMEG đã đánh margin dẫn đến mất trắng 719.000 USD. Do đó, người tham gia yêu cầu đơn vị này hoàn trả 82% tổng số tiền góp vốn, tương đương 590.000 USD.
Lời kêu gọi đầu tư trên trang Discord của tổ chức.
Có ý kiến cho rằng phía MMEG không thua lỗ khi tham gia giao dịch đòn bẩy. Quỹ này chỉ thông báo thua lỗ để ăn chênh lệch 120.000 USD.
Đội ngũ MMEG, đặc biệt là thành viên đứng sau vụ thua lỗ, người quản lý 2 quỹ với biệt danh MeoMeo đã đứng ra nhận lỗi với cộng đồng. Thành viên này cũng rời khỏi tổ chức ngay sau đó.
"Việc MMEG kịp cắt lỗ 18% hay đã cháy sạch khoản đầu tư thì không ai biết. Tuy nhiên, phía MMEG đã chấp nhận bồi thường thì người dùng không nên suy xét", ông Nguyễn Hoàng Hưng, chuyên gia tiền mã hóa chia sẻ với Zing.
Đoạn tin nhắn thừa nhận lỗi và cam kết hoàn trả vốn cho nhà đầu tư.
Tình trạng các quỹ đầu tư tự xưng, chuyên gia tài chính xuất hiện như nấm sau mưa trên nhiều trang mạng xã hội. Các nhân vật này thường xây dựng kênh truyền thông trên Tiktok với các nội dung tập trung nhiều vào đầu tư hoặc chia sẻ "kèo" cho người xem.
Trước khi tham gia vào các hội nhóm hay xuống tiền, nhà đầu tư cần tìm hiểu đầy đủ thông tin về hội nhóm mà mình dự định sẽ tham gia. Theo ông Hưng, người dùng cần chọn các quỹ uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain để tham gia. Đồng thời, nhà đầu tư cần quan sát và có trách nhiệm với khoản tiền bản thân đã bỏ ra.
Tổ chức MMEG hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tiền mã hóa. Hầu hết kênh truyền thông của họ được thành lập vào khoảng tháng 5/2021. MMEG có các mảng như MM Labs, bộ phận phát triển tài chính phi tập trung hay MM Magazines, tạp chí của tổ chức và quỹ đầu tư.
Đối với mô hình quỹ, MMEG đã gọi vốn cho quỹ riêng (private fund) và quỹ dài hạn (long-term) theo từng đợt. Tùy vào mỗi đợt thì phần vốn (fund) sẽ được đầu tư theo một chu kì khác nhau. Đồng thời nhà đầu tư còn được mời vào nhóm "tín hiệu" riêng, một nhóm gọi lệnh đầu tư của MMEG.
Sau khi nhận vốn từ người dùng, đại diện của MMEG đem tiền đi đầu tư theo một số phương pháp mà họ đã công bố như spot (mua nắm giữ), vay để đầu tư (margin) hay đầu tư theo tuần (swing trade). Tuy nhiên họ không công bố các loại tài sản mà họ đầu tư.
Chiêu trò 'lùa gà' của các quỹ đầu tư tiền số ở Việt Nam Nhiều quỹ tiền số tại Việt Nam thu phí của người tham gia góp vốn. Tuy nhiên, dù token tăng hay giảm, nhà đầu tư luôn có nguy cơ chịu thiệt. Venture capital (quỹ đầu tư mạo hiểm) là tổ chức tập hợp tiền của người dùng để đầu tư vào các công ty ở giai đoạn đầu thành lập. Gần đây, tại...