Việt Nam sẵn sàng cho ‘tàu tốc hành’ 5G
Việt Nam đã chính thức khởi động “ chuyến tàu 5G” với mục tiêu trở thành 1 trong những nước đầu tiên triển khai công nghệ này. Theo chuyên gia, đây là cơ hội để chúng ta thay đổi thứ hạng công nghệ trên bản đồ thế giới.
Cuộc cách mạng đang phủ rộng khắp thế giới
Năm 2013, sau 6 tháng ra mắt, mạng 4G chỉ xuất hiện tại 4 quốc gia và 3 nhà cung cấp tham gia sản xuất thiết bị. Nhưng trong cùng khoảng thời gian này năm 2019, đã có tới hơn 30 nhà mạng trên thế giới ra mắt 5G dù công nghệ mạng băng thông rộng này khó triển khai hơn nhiều so với 4G.
Nghiên cứu của Hãng tư vấn quản lý A.T. Kearney chỉ ra rằng, công nghệ 5G có tốc độ nhanh gấp 50 lần, độ trễ cực thấp và mức tiêu thụ năng lượng cho kết nối mạng không cao so với kết nối 4G. Tốc độ cao, độ trễ thấp sẽ giúp các nhà mạng cung cấp kết nối Internet siêu nhanh, truyền phát video độ phân giải cao, dịch vụ giải trí trên điện toán đám mây, nội dung tương tác dựa trên ứng dụng thực tế ảo tăng cường (AR/VR) tới người tiêu dùng. Họ cũng có thể thương mại hóa các mô hình dịch vụ và ứng dụng mới của mạng 5G như thành phố thông minh, các ứng dụng Internet vạn vật (IoT) quy mô lớn…
Các ưu điểm vượt trội của 5G được đánh giá là mang đến nhiều cơ hội cho các nhà mạng viễn thông, không chỉ đơn thuần là cung cấp dịch vụ viễn thông mà còn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh trong nhiều ngành kinh tế khác nhau.
Tính đến nay, trên thế giới đã có hơn 230 thiết bị 5G được ra mắt và phát triển. Dự báo, đến năm 2022 sẽ có hơn 1,4 tỉ chiếc smartphone 5G lưu thông trên toàn cầu. Trong năm 2019, có hơn 40 nhà mạng chính thức cung cấp dịch vụ trên nền tảng 5G; hơn 40 nhà sản xuất thiết bị phần cứng công bố các sản phẩm 5G và hơn 325 nhà mạng tại 109 quốc gia đầu tư vào công nghệ 5G.
Video đang HOT
Theo nghiên cứu “5G tại Đông Nam Á: Tái khởi động tăng trưởng tại các thị trường doanh nghiệp và tiêu dùng”, Cisco dự báo rằng đến năm 2025, tỷ lệ phổ cập của mạng 5G sẽ ở mức 25 – 40% tại các quốc gia chính trong khu vực. Tổng số thuê bao 5G tại khu vực ASEAN được dự báo vượt mức 200 triệu vào năm 2025. Cisco nhận định Việt Nam và Singapore dự kiến là hai quốc gia đầu tiên trong khu vực triển khai 5G năm 2020-2021. Triển khai dịch vụ 5G có thể giúp các công ty khai thác viễn thông Việt Nam tăng doanh thu thêm 300 triệu USD mỗi năm tính từ 2025.
Việt Nam: Nhà mạng lớn sẵn sàng
Nhận thức được tầm quan trọng của 5G, Việt Nam là 1 trong số những quốc gia đầu tiên thử nghiệm mạng di động thế hệ thứ 5. Từ cuối tháng 4/2019, Viettel đã lắp đặt, tích hợp trạm 5G đầu tiên Việt Nam tại Hà Nội và tiến hành cuộc gọi 5G đầu tiên tại Việt Nam một tháng sau đó.
Đến đầu tháng 8/2019, Viettel tích hợp hạ tầng mạng lưới và phát sóng thử nghiệm 5G tại quận 10, TP.HCM. Cả 2 nhà mạng lớn còn lại của Việt Nam là VinaPhone và MobiFone đều đã được cấp phép triển khai 5G và thử nghiệm phát sóng ở một số quận tại TP.HCM.
Ngày 21/9/2019, Viettel công bố phát sóng 5G, đưa vào khai thác hạ tầng kết nối vạn vật và công bố đã hoàn thành việc xây dựng 1.000 trạm NB-IoT phủ sóng 100% TP.HCM. Đồng thời, nhà mạng này cũng phủ sóng 5G trên toàn bộ phường 12, quận 10 của thành phố, đưa TP.HCM trở thành địa phương đầu tiên trên cả nước phủ sóng 5G liền mạch và IoT trên diện rộng.
Theo đại diện Viettel, cùng với Cloud, hệ thống cáp quang rộng khắp, hạ tầng 3G, 4G đã được Viettel đầu tư trước đó, NB-IoT và 5G được chính thức đưa vào khai thác là những nền tảng cốt lõi quan trọng cho việc xây dựng xã hội số và nền kinh tế số tại TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.
Hiện trên thế giới mới có khoảng 10 quốc gia thương mại hóa 5G (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Australia, Anh, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Na Uy, Nga). Với kế hoạch thương mại hóa 5G vào năm 2020, Viettel sẽ đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đi đầu trong việc triển khai 5G.
Không dừng lại ở việc tiên phong triển khai mạng lưới hạ tầng và triển khai thử nghiệm thành công dịch vụ 5G trong phạm vi Việt Nam, công nghệ 5G của Viettel còn vươn ra quốc tế khi thử nghiệm thành công dịch vụ 5G Roaming với đối tác LG Uplus (nhà mạng đứng thứ 2 của Hàn Quốc về số lượng thuê bao 5G) vào tháng 10/2019. Kết quả đo kiểm bằng phần mềm Speedtest trong cuộc thử nghiệm dịch vụ 5G Roaming với đối tác LG Uplus cho thấy tốc độ Download đạt 72.4Mbps, ở mức gần như tối ưu trên băng thông hiện tại của Viettel và trung bình gấp khoảng 10 lần tốc độ Data 4G/LTE Roaming (chỉ đạt 5-10Mbps). Với thành công này, Viettel đã chuẩn bị sẵn sàng bùng nổ Roaming 5G ngay sau khi hạ tầng 5G trong nước được cấp phép và triển khai.
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, 5G sẽ tạo ra những thay đổi lớn, đó là tăng dung lượng và tốc độ cho thông tin băng rộng; tạo kết nối cho vạn vật, IoT, nhất là các kết nối đòi hỏi phản ứng thời gian thực; thay đổi căn bản nhiều ngành công nghiệp (Vertical Industries), như các ngành công nghiệp sản xuất (Smart Factories), giao thông, y tế, nông nghiệp, thành phố thông minh. Theo Bộ trưởng, 5G cũng tạo ra một ngành công nghiệp mới, công nghiệp sản xuất hàng ngàn tỷ thiết bị, sensors, cũng như kích hoạt đổi mới sáng tạo trong hầu hết các ngành, và tạo ra sự kết nối không giới hạn cho tất cả.
Nhiều chuyên gia đánh giá, 5G là cơ hội để Việt Nam thay đổi thứ hạng công nghệ trên bản đồ thế giới. Việc Việt Nam thương mại hóa công nghệ này trong năm 2020 để trở thành một trong những nước đầu tiên triển khai 5G phù hợp với nỗ lực bắt kịp cuộc cách mạng 4.0, giúp doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh hơn ở quy mô toàn cầu.
Theo VietNamNet
Federer loại Djokovic tại vòng bảng ATP Finals
"Tàu tốc hành" người Thụy Sĩ thể hiện phong độ ấn tượng trong trận quyết đấu với Djokovic để tranh tấm vé vào bán kết ATP Finals.
Rạng sáng 15/11 (giờ Hà Nội), trận đấu cuối cùng của bảng Bjorn Borg là cuộc đọ sức giữa Roger Federer và Novak Djokovic. Hai tay vợt buộc phải loại nhau để tranh tấm vé vào bán kết khi mỗi người đều có 1 trận thắng và 1 trận thua trước đó.
Ở trận đấu mang tính chất quan trọng này, Federer thể hiện được phong độ cao. Lối đánh của "Tàu tốc hành" khiến người hâm mộ không nghĩ anh đã bước sang tuổi 38. Giao bóng tốt và lên lưới giúp Federer không gặp nhiều khó khăn ở các game cầm giao bóng trong set đầu.
Federer vào bán kết ATP Finals lần thứ 16. Ảnh: Reuters.
Bên kia lưới, Djokovic có ngày thể hiện phong độ giao bóng bất ổn. Tay vợt Serbia mắc 3 lỗi kép và để mất break ở game thứ 3 của set đấu. Sai lầm nhỏ của "Nole" khiến anh trả giá bằng set thua 4-6.
Sang set 2, thế trận trở nên hấp dẫn hơn ở những game đầu khi hai tay vợt đều có cơ hội để vươn lên dẫn trước. Thế nhưng, chỉ có Federer tận dụng thành công. Trong ngày thi đấu Djokovic mắc quá nhiều lỗi đánh bóng hỏng, Federer không gặp nhiều khó khăn để bẻ 2 break và thắng 6-3.
"Bầu không khí thật tuyệt vời, đối thủ lớn tại O2 London, chắc chắn vô cùng đặc biệt. Chỉ là một đêm mà tôi đã thi đấu đáng kinh ngạc và biết phải làm thế vì đối thủ là Novak. Tôi đã giao bóng tuyệt vời, kế hoạch rõ ràng và hoạt động đến mức hoàn hảo. Đó là màn trình diễn tuyệt vời", ATP Tour trích dẫn chia sẻ của Federer.
Thắng lợi sau 72 phút thi đấu giúp Federer ghi tên vào bán kết, đồng thời nuôi hy vọng lần thứ 7 vô địch giải đấu. Djokovic dừng bước tại vòng bảng giúp cho Rafael Nadal chắc chắn kết thúc năm ở ngôi số một thế giới.
Theo Zing
Viettel tiếp tục triển khai thử nghiệm mạng 5G tại Peru Tốc độ mạng 5G của Bitel - thương hiệu của Viettel tại Peru đạt tốc độ tải xuống là 1.506 Mbps và tải lên là 78,7 Mbps, các con số này vượt xa giới hạn của mạng 4G. 9 tháng năm 2019, lợi nhuận trước thuế của Bitel tăng 254% so với cùng kỳ năm ngoái Thương hiệu của Viettel tại Peru là...