Việt Nam phối hợp với cảnh sát quốc tế xử lý cá độ bóng đá
Bộ Công an đã chỉ đạo đơn vị chức năng có những biện pháp cụ thể để ngăn ngừa, xử lý các đối tượng lợi dụng vào World Cup để thực hiện hành vi cá độ bóng đá.
Chỉ còn vài ngày nữa, World Cup 2014 sẽ chính thức diễn ra, những người hâm mộ bóng đá trên khắp thế giới đang háo hức chờ đợi các trận đấu đẹp mắt của giải bóng đá lớn nhất hành tinh này.
Tuy nhiên, ở một góc độ khác, vào thời điểm hiện nay, hoạt động cá độ bóng đá cũng được đánh giá là đang “ nóng” dần lên. PV đã có cuộc trao đổi riêng với Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng cục Cảnh sát Hình sự (C45 Bộ Công an) về những vấn đề liên quan trong việc ngăn ngừa, xử lý các đối tượng lợi dụng vào World Cup để thực hiện hành vi phạm pháp.
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến.
- Thưa Cục trưởng, World Cup 2014 đang đến rất gần, ông nhìn nhận như thế nào về hoạt động cá độ bóng đá đang diễn ra hiện nay?
Qua các đường dây lớn về cá độ bóng đá do C45 phối hợp với C50 và nhiều đơn vị nghiệp vụ triệt phá, có thể nhận thấy, tất cả các trang mạng “khủng”, các đối tượng tổ chức cá độ chủ yếu là ở nước ngoài chuyển về Việt Nam như M88, Ibet888… Các đối tượng “đại lý” trong nước chủ yếu có vai trò làm thuê cho đối tượng cầm đầu ở nước ngoài, hưởng hoa hồng. Còn các con bạc sẽ thông qua những tài khoản này để thỏa mãn “máu đỏ đen”. Kết quả tất cả các đối tượng bị cục Cảnh sát Hình sự bắt thì không có đối tượng nào thắng cả, gần như 100% thua. Người được hưởng lợi nhiều nhất là ở nước ngoài.
- Từ các vụ án “khủng” được phá trong thời gian qua, Thiếu tướng đánh giá như thế nào về mức độ tinh vi, phức tạp của các đường dây cá độ?
Nói chung, các đối tượng hiện nay lợi dụng triệt để công nghệ thông tin, sử dụng internet lắp đặt tại nhà hoặc sử dụng wifi để đến tất cả các điểm công cộng nhằm tổ chức cá độ và cá độ. Cụ thể vừa qua, lực lượng công an đã bắt được các đối tượng không phải đang thực hiện hành vi phạm pháp ở nhà mà các đối tượng này đến nhiều địa điểm khác nhau, sử dụng hệ thống wifi để tổ chức và cá độ bóng đá, hòng che mắt lực lượng chức năng.
Có một điều phức tạp nữa là các đối tượng ở nước ngoài đưa mạng cá độ bất hợp pháp vào Việt Nam liên tục thay đổi mật khẩu và đường truyền. Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng, với sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng với các nhà mạng hiện nay thì chúng ta đủ trình độ để chặn tất cả mạng đường truyền bất hợp pháp vào Việt Nam, kể cả các đối tượng đánh bạc theo kiểu “di động”.
Video đang HOT
- Mới đây nhất, C45 phối hợp với Công an Đà Nẵng, Ninh Bình phá hai vụ án đánh bạc và tổ chức đánh bạc gây chấn động dư luận. Vậy mùa World Cup này, cục Cảnh sát Hình sự có kế hoạch gì để ngăn chặn tình trạng cá độ, đặc biệt là trong giới cầu thủ chuyên nghiệp?
Để phục vụ cho mùa World Cup 2014, Bộ Công an cũng như Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm chỉ đạo các cơ quan chức năng, phối hợp với nhà mạng để chặn tất cả các đường truyền liên quan đến cá độ bóng đá. Thứ hai, tập trung điều tra, bóc gỡ các đối tượng tổ chức cá độ bóng đá ở trong nước và xử lý thật nghiêm. Đặc biệt, xử lý các đối tượng lợi dụng mạng internet hoặc lợi dụng các quán cà phê bóng đá để đánh bạc “tay bo” với nhau…
Mùa giải này, C45 chỉ đạo lực lượng cảnh sát hình sự ở tất cả các địa phương để có phương án phòng ngừa, đấu tranh. Trước đây, việc cá độ chủ yếu xảy ra tại các thành phố lớn, nhưng hiện nay, tệ nạn cá độ xảy ra ở nhiều nơi, từ thành thị đến nông thôn, miễn ở đâu có internet là các đối tượng có thể tham gia cá độ.
Tất cả lực lượng công an các địa phương đều đồng loạt ra quân điều tra cơ bản, quản lý các đối tượng nghi vấn. Đặc biệt hiện nay, nhiều trường hợp là công chức, sinh viên, học sinh cũng tham gia cá độ bóng đá cho nên cần lưu ý các đối tượng này.
Đề nghị các cơ quan, nhà trường, địa phương tăng cường giáo dục, tuyên truyền chấp hành pháp luật. Gia đình cũng cần quan tâm, quản lý con em mình. Tại các cơ quan thì thủ trưởng các đơn vị cần lưu ý quản lý chặt chẽ, vì trên thực tế hiện nay có nhiều người sử dụng chính máy tính cơ quan để chơi cá độ thông qua mạng.
Đối với các điểm cà phê vui chơi, giải trí, các điểm dịch vụ internet có wifi, đề nghị chủ các cơ sở có cam kết là không để cho các đối tượng tụ tập cá độ ngay tại nơi đó.
Công an Việt Nam cũng sẽ phối hợp với cảnh sát quốc tế để điều tra xử lý các đối tượng tổ chức cá độ. Kể cả các đối tượng ở nước ngoài đưa đường truyền về Việt Nam bất hợp pháp cũng sẽ bị xử lý.
Trần Mạnh Dũng (áo đỏ) được xác định cầm đầu vụ bán độ của V. Ninh Bình
- Vừa rồi, vụ bê bối mà các cầu thủ đội tuyển V.Ninh Bình “bán mình vì độ” đã khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Vậy, trong thời gian tới, C45 có kế hoạch gì phối hợp với liên đoàn bóng đá để ngăn chặn tình trạng tiêu cực tương tự?
C45 và liên đoàn bóng đá trước nay vẫn thường xuyên trao đổi thông tin. Đối với những trận đấu có vấn đề, có dấu hiệu tiêu cực của trọng tài hoặc cầu thủ thì sẽ tiến hành xác minh làm rõ. Nếu vấn đề gì thuộc phạm vi xử lý của liên đoàn thì liên đoàn sẽ xử lý, còn nếu có dấu hiệu tiêu cực vi phạm hình sự thì tùy cấp độ sẽ chuyển cho các địa phương, nơi vụ việc xảy ra để xử lý. Còn nếu mức độ đặc biệt nghiêm trọng thì có thể C45 sẽ trực tiếp điều tra, xử lý.
Qua vụ việc ở Ninh Bình rút ra một vấn đề là không chỉ có hình thức cá độ thua mà còn cá độ thắng. Trước kia, các cầu thủ bán độ là bán độ thua nhưng thực tế ở vụ Ninh Bình là cá độ thắng. Như vậy, không có nghĩa là những trận thắng không có vấn đề. Đây là điều cần suy nghĩ. Thường thì, khi các cầu thủ của chúng ta thắng đội bạn thì liên đoàn bóng đá hoặc các cơ quan chủ quản hoan hỉ, mừng chiến thắng, ít ai dò xét, để ý đến việc tiêu cực. Nhưng thực tế, nhiều vụ các đối tượng có thể “ăn” theo tỉ số nhất định, hai bên thỏa thuận cá độ một mức tỉ số nào đó, thắng theo tỉ số đã định. Thắng thì dễ xuôi, còn thua thì dễ bị lộ nên nhiều người nghĩ rằng sẽ cá độ theo tỉ số thắng.
- Ở vụ đường dây đánh bạc online cực khủng (lên đến hàng chục triệu USD) mà C45 vừa phối hợp với công an Đà Nẵng triệt phá, một số dư luận cho rằng có liên quan đến “trùm” cá độ đất Cảng, mà đối tượng này cũng tham gia vào vụ cá độ của đội tuyển V.Ninh Bình. Ông có thể nói điều gì về những dư luận này?
Việc này cơ quan điều tra đang tiếp tục mở rộng, làm rõ nên chưa thể công bố.
Trân trọng cảm ơn Thiếu tướng!
Theo Đời sống Pháp luật
Mất cả trăm triệu vì tưởng con đi du học bị bắt cóc
Bất ngờ nhận được cuộc gọi thông báo, người thân ở nước ngoài nợ nần và nếu không chuyển tiền trả nợ thay sẽ bị làm hại, ông T. lo lắng đã mang tiền đi gửi cho bọn lừa đảo mà không biết rằng người thân của mình bình an.
Ngày 18.3, Phòng Đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức và yếu tố nước ngoài (Phòng 8), Cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Trật tự xã hội (C45, Bộ Công an) cho biết, cơ quan này đang điều tra về một nhóm chuyên gọi điện lừa đảo, tống tiền từ ngoài biên giới.
Ảnh minh họa.
Theo cán bộ Phòng 8, từ ngày 12 đến 17.3, Cục C45 nhận được trình báo của gia đình ông Đ.H.T (Cầu Giấy, Hà Nội) và gia đình bà N.T.H (Cầu Giấy, Hà Nội) về việc họ bị bọn tội phạm lừa đảo hàng trăm triệu đồng.
Theo trình báo của ông Đ.H.T với cơ quan điều tra, ông Đ.H.T có con đang du học bên Cộng Hòa liên bang Đức. Ngày 14.3, gia đình ông Đ.H.T nhận được một cuộc điện thoại từ số máy lạ ở nước ngoài gọi về. Đối tượng này thông báo rằng, con ông nợ họ 300 triệu đồng. Tính đến hiện tại, cả gốc và lãi lên tới 700 triệu đồng. Chúng yêu cầu ông Đ.H.T phải gửi tiền sang trả thay nếu không sẽ làm hại con ông.
Sau khi đàm phán, thương lượng qua điện thoại, bọn tội phạm yêu cầu ông Đ.H.T trả cho chúng 300 triệu đồng đúng với số nợ. Ông T. đã ra ngân hàng và chuyển 44 triệu đồng qua ngân hàng cho 1 tài khoản ngân hàng theo chỉ dẫn của đối tượng.
Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền xong, ông Đ.H.T về nhà mới biết con mình ở Đức vẫn bình yên vô sự và không có chuyện nợ nần số tiền lớn như vậy.
Cùng cảnh ngộ với ông Đ.H.T, gia đình bàN.T.H cũng bị bọn tội phạm này lừa số tiền lên đến 200 triệu đồng.
Một cán bộ điều tra C45 cho biết, cả 2 gia đình bị hại đều bị bọn tội phạm gọi điện lừa đảo đúng vào dịp các gia đình và người thân ở nước ngoài không liên lạc được với nhau. Chúng còn cho người giả vờ khóc lóc trong điện thoại như bị bắt giữ thật. Phương thức hoạt động của chúng khá nhanh gọn. Khi nạn nhân vừa chuyển tiền vào tài khoản, chúng lập tức rút tiền ngay.
Qua điều tra, xác minh, C45 bước đầu xác định, những kẻ tống tiền đều đang ở Trung Quốc. Cảnh sát còn làm rõ, cách đây không lâu, một đối tượng quốc tịch Trung Quốc đã sang Việt Nam, tìm cách mở tài khoản ngân hàng và đăng ký dịch vụ Internet Banking. Khi nạn nhân gửi tiền vào tài khoản lập tức chúng truy cập tài khoản và chuyển tiền đến tài khoản của chúng có chi nhánh đặt ở Trung Quốc. Chúng chỉ việc rút tiền ra sử dụng.
Một cán bộ điều tra C45 khuyển cáo, người dân cần đề cao cảnh giác khi bị kẻ lạ gọi điện đe dọa, tống tiền. Nếu gặp phải trường hợp này, người dân cần phải bình tĩnh kiểm tra lại những người thân và trình báo cơ quan công an gần nhất để được giúp đỡ.
Vị cán bộ điều tra cũng cho biết, loại tội phạm chuyên nhắm vào gia đình có con du học hoặc có người nhà đang sinh sống, làm việc ở nước ngoài.
Hiện, C45 cũng đang làm thủ tục đề nghị Công an Trung Quốc phối hợp điều tra làm rõ vụ việc.
Theo VNE
Giải cứu thương nhân người Việt bị bắt cóc ở TQ Sang Trung Quốc giao dịch làm ăn, thương nhân người Việt đã bị bắt cóc đòi tiền chuộc gần 7 tỷ đồng. Cảnh sát hai nước đã giải cứu thành công thương nhân bị bắt cóc, tống tiền ở Trung Quốc (ảnh minh họa). Cục Cảnh sát Hình sự (C45 - Bộ Công an) vừa phối hợp với Công an Trung Quốc giải...