Việt Nam phản đối mạnh mẽ thông cáo của chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Dương Chí Dũng, Đại diện thường trực của Việt Nam bên cạnh Văn phòng Liên Hợp quốc, Tổ chức WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy sĩ) đã phản bác tài liệu về nữ công nhân Samsung bị ảnh hưởng sức khỏe do điều kiện lao động không đảm bảo là “không chuyên nghiệp, thiếu thiện chí, không khách quan, vô tư…”.
Đại sứ Dương Chí Dũng, trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh Văn phòng Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: TTXVN
Theo TTXVN, ngày 28.3, trả lời phỏng vấn báo chí vềthông cáo ngày 20.3 của một số chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Dương Chí Dũng, Đại diện thường trực của Việt Nam bên cạnh Văn phòng Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva phản đối mạnh mẽ thông cáo này.
Đại sứ Dương Chí Dũng nêu rõ: “Thông cáo thể hiện sự không chuyên nghiệp, thiếu thiện chí, không khách quan, vô tư, không tuân thủ Quy tắc xử sự và Quy chế hoạt động của các Thủ tục đặc biệt khi đưa những thông tin và quan ngại không có cơ sở, cũng như đánh giá tiêu cực về việc cơ quan chức năng Việt Nam trao đổi với một số cá nhân về vụ việc”.
Đại sứ khẳng định việc đối thoại giữa Chính phủ với cá nhân, tổ chức liên quan cũng như giữa Chính phủ với các cơ chế nhân quyền là nguyên tắc nền tảng trong hoạt động bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Chính phủ Việt Nam lấy làm tiếc về thái độ thiếu xây dựng của các chuyên gia trên.
Đại sứ nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người và nhất quán thể hiện thiện chí đối thoại và hợp tác với các cơ chế nhân quyền Liên Hợp Quốc. Chính phủ Việt Nam lấy làm tiếc vì thông cáo dựa trên thông tin một chiều, chưa kiểm chứng, thể hiện sự không khách quan, vô tư của các chuyên gia nói trên, trong khi Việt Nam đã và đang tích cực trao đổi về vụ việc.
Trước đó, tháng 11.2017, Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) và tổ chức phi chính phủ của Thụy Điển IPEN công bố một tài liệu cho rằng nữ công nhân Samsung bị ảnh hưởng sức khỏe do điều kiện lao động không đảm bảo. Samsung phản đối nội dung tài liệu xây dựng trên kết quả phỏng vấn chỉ 45 trên tổng số hơn 100.000 lao động của Samsung tại Việt Nam, nêu quan ngại về tính khoa học, khách quan của tài liệu này.
Video đang HOT
Sau khi tài liệu được công bố, tháng 11.2017, Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh hai lần mời Samsung Bắc Ninh và CGFED, IPEN gặp để trao đổi trực tiếp về thông tin trong tài liệu. Hai tổ chức này không cử đại diện dự họp.
Năm 2017, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức thanh tra trực tiếp 216 doanh nghiệp trong ngành điện tử, trong đó có Samsung Bắc Ninh (tháng 9.2017) và Thái Nguyên (tháng 7.2017). Kết luận thanh tra được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Tháng 10.2017, báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động của Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật sức khỏe và môi trường nhận định các chỉ tiêu về môi trường lao động tại nhà máy Samsung Bắc Ninh nằm ở mức giới hạn cho phép, khuyến nghị các biện pháp nhằm tiếp tục cải thiện và minh bạch điều kiện môi trường làm việc.
Samsung là một trong những nhà sản xuất điện thoại, máy tính bảng lớn nhất thế giới với nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt, trong đó đáng chú ý nhất là Apple.
Theo Laodong
Vụ điệp viên: Mạng lưới ngoại giao Nga "khủng" đến mức nào?
Quyết định trục xuất 140 nhà ngoại giao Nga ở 28 nước và 1 tổ chức gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao lớn nhất giữa Nga và phương Tây kể từ Chiến tranh Lạnh. Nhưng con số này chỉ là một phần rất nhỏ trong sự hiện diện ngoại giao của Nga trên toàn cầu.
Gần 30 nước trục xuất các nhà ngoại giao Nga vì vụ điệp viên Sergey Skripal. Ảnh: BBC
Theo BBC, Nga có 242 cơ quan ngoại giao trên khắp thế giới, với 143 đại sứ quán, 87 lãnh sự quán và 12 phái đoàn ngoại giao khác. Mạng lưới ngoại giao của Nga có mặt ở 145 nước.
Về quy mô ngoại giao, Nga đứng thứ 4 thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc và Pháp - theo Chỉ số Ngoại giao toàn cầu 2017 của Viện Lowy. Anh, đứng thứ 7 trong danh sách, có 225 cơ quan.
Nga cũng đang mở rộng mạng lưới ở các vị trí chiến lược, chẳng hạn gia tăng đáng kể quy mô của đại sứ quán ở Dublin.
Trong bối cảnh này, các vụ trục xuất nhà ngoại giao Nga vừa qua chẳng mấy hề hấn với Nga, ít quan trọng hơn so với ấn tượng đầu tiên.
Các nước trục xuất nhân viên ngoại giao Nga. Đồ họa của BBC.
Hồi giữa năm 2017, Nga trục xuất 755 nhân viên ngoại giao Mỹ ở Nga để trả đũa các biện pháp trừng phạt của Washington. Tuy nhiên, số lượng thực sự các nhà ngoại giao Mỹ bị trục xuất thấp hơn nhiều, vì nhiều nhân viên ở đại sứ quán Mỹ là người Nga được tuyển vào làm tại các vị trí hành chính.
Ngược lại, để so sánh, Nga không thuê nhân viên địa phương tại các cơ quan ngoại giao nước ngoài, có thể vì lý do an ninh.
Bộ Ngoại giao Mỹ có 74.400 nhân viên, trong đó 13.700 là người trong Bộ Ngoại giao, 9.400 nhân viên còn lại ở các cơ quan ngoại giao Mỹ tại nước ngoài.
Khó có thể nói chính xác số lượng các nhân viên ngoại giao Nga ở nước ngoài, nhưng nó có thể lên đến vài nghìn người. Đấy là chưa kể các nhân viên tình báo được cài cắm vào trong hoặc ngoài các đại sứ quán và lãnh sự quán.
Mỹ trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga, trong đó 48 người ở đại sứ quán và lãnh sự quán, 12 người ở phái đoàn Nga tại Liên Hợp Quốc.
Nga có 116 nhà ngoại giao ở Washington và 50 nhà ngoại giao ở Liên Hợp Quốc và 3 lãnh sự quán tại Mỹ.
Ngoài ra, Nga còn có các văn phòng văn hóa, thương mại, thông tin, quốc phòng, hải quân và không quân ở Mỹ.
Nga có ngân sách quân sự bằng khoảng 1/10 so với Mỹ, chưa đầy 1/2 so với Trung Quốc, nhưng mạng lưới ngoại giao gần như bằng quy mô cùng 2 nước này. Nga có dân số lớn thứ 8 thế giới và nền kinh tế đứng thứ 12 tính theo GDP.
Theo BBC, các vụ trục xuất nhà ngoại giao Nga trong tuần này vì vụ điệp viên Sergey Skirpal chẳng qua chỉ là một sự giảm sút tạm thời đối với ảnh hưởng của ngoại giao Nga mà thôi.
VÂN ANH
Theo Laodong
Chuyên gia Liên Hợp Quốc nghi Triều Tiên sử dụng công nghệ tên lửa của Ukraine Sputnik dẫn lời một chuyên gia của Liên Hợp Quốc cho biết Triều Tiên có thể đang sử dụng công nghệ tên lửa của Ukraine trong chương trình phát triển vũ khí của nước này. Tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 của Triều Tiên trong vụ phóng thử hồi tháng 7/2017 (Ảnh: Reuters) Hãng tin Sputnik (Nga) ngày 29/3 dẫn lời...