Việt Nam ở đâu trong tốp 1.000 trường Đại học thế giới?
Trong tốp 100 trường đại học (ĐH) tốt nhất thế giới, Hoa Kỳ dẫn đầu với 46 trường, Trung Quốc có 3 trường và Nga chỉ có 1 trường.
Thông tin trên được GS.TSKH Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT đưa ra tại hội thảo khoa học quốc gia “Sắp xếp mạng lưới giáo dục đào tạo trong bối cảnh tự chủ giáo dục và hội nhập quốc tế…” diễn ra ngày 12-6 tại Hà Nội.
Ông Thiệp cho biết, theo số liệu nghiên cứu về xếp hạng chất lượng ĐH thế giới (ARWU) do Đại học Thượng Hải triển khai năm 2018, trong tốp 100 trường ĐH tốt nhất thế giới, Hoa Kỳ dẫn đầu với 46 trường, tiếp theo là Anh với 8 trường, Úc 6 trường, Thụy Sĩ 5 trường và Nga 1 trường. Riêng trong tốp 1.000 trường ĐH thế giới, Việt Nam vẫn chưa lọt vào tốp này.
Theo ông Thiệp, có hai nguyên nhân dẫn đến vấn đề trên. Một là Việt Nam đang tách rời giữa hệ thống các trường ĐH và các viện nghiên cứu lớn. Hai là hiện Việt Nam không có trường ĐH nào theo mô hình ĐH đa lĩnh vực thực sự.
“Tại Hoa Kỳ, các viện nghiên cứu nằm trong các trường ĐH, các trung tâm nghiên cứu đặc biệt như NASA vẫn tận dụng nhân lực ĐH. Thế nhưng ở những nước như Liên Xô, Việt Nam lại tách rời viện nghiên cứu và các trường ĐH, do đó kinh phí nghiên cứu phần lớn rót về các viện nghiên cứu, sinh viên ĐH không được tham gia nghiên cứu”, ông Thiệp dẫn chứng.
Ông Thiệp cho biết thêm, từ thập niên 1990, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã cố gắng sáp nhật hai hệ thống là viện nghiên cứu và các trường ĐH nhưng thất bại. Năm 2012 lại đổi tên các viện nghiên cứu lớn thành Viện Hàn lâm rập khuôn theo Liên Xô cũ.
Dẫn chứng về bài học từ Trung Quốc, ông Thiệp cho biết trước cải cách mở cửa, giáo dục ĐH Trung Quốc cũng theo mô hình của Liên Xô. Tuy nhiên từ sau khi đổi mới, Trung Quốc tập trung xây dựng các trường ĐH hàng đầu như ĐH Bắc Kinh, ĐH Thanh Hoa… theo hướng đa lĩnh vực, tăng cường nghiên cứu và công bố quốc tế, đào tạo theo hướng giáo dục khai phóng thì chất lượng giáo dục ĐH đã có bước phát triển vượt bậc. Họ lần lượt lọt vào tốp 1.000 trường ĐH thế giới (123 trường), tốp 200 (12 trường), tốp 100 (3 trường).
Video đang HOT
Do đó, muốn Việt Nam sớm có trường đại học đẳng cấp thế giới, ông Thiệp cho rằng Việt Nam cần kết hợp chặt chẽ hệ thống các trường ĐH và các viện nghiên cứu lớn, xây dựng những trường ĐH đa lĩnh vực thực sự.
Theo PLO
GS.TS Vũ Dũng tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam
Ngày 25/11, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam đã tiếp tục bầu GS.TS Vũ Dũng làm Chủ tịch Hội tâm lý học Xã Hội Việt Nam nhiệm kỳ 2018 - 2023.
Đại hội lần thứ II Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam
Được thành lập từ năm 2013, Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động được 05 năm với nhiều đóng góp trong lĩnh vực tâm lý học xã hội cho đất nước. Bên cạnh đó, công tác kiện toàn bộ máy tổ chức và phát triển Hội cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Trong 5 năm qua, Hội đã tập trung vào một trong những nhiệm vụ trọng tâm là củng cố và phát triển Hội, từ 250 hội viên lúc ban đầu, đến nay đã có trên 1.000 hội viên tham gia hoạt động, 25 chi hội được thành lập ở hầu hết các trường đại học, các học viện, viện nghiên cứu và một số trung tâm ứng dụng tâm lý, giáo dục được phân bổ trên khắp cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
Hội đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng, phản biện, giám định những vấn đề thuộc lĩnh vực Tâm lý học, đưa khoa học Tâm lý vào cuộc sống, đặc biệt vào nhiều lĩnh vực mới như kinh doanh, du lịch, thương mại, dịch vụ, quản lý hành chính, tư pháp, y tế, bảo vệ sức khỏe, môi trường, văn hóa, học đường, truyền thông và an toàn cho con người...
Ngày 25/11/2018, được sự nhất trí của các Bộ, Ban, Ngành liên quan, Ban chấp hành Trung ương Hội tổ chức Đại hội lần thứ hai, Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, nhằm kiểm điểm, tổng kết việc thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội lần thứ nhất đề ra, đồng thời xác định phương hướng và xây dựng kế hoạch hoạt động giai đoạn 2018 - 2023.
Tại Đại hội, các đại biểu cho rằng, một trong những nhiệm vụ trọng trong thời gian tới đó là, tăng cường ứng dụng tâm lý học vào thực tiễn cuộc sống, đưa các tri thức tâm lý học đến mọi người, mọi nhà.
Đồng thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, gắn công tác nghiên cứu khoa học vào những vấn đề thời sự của quốc gia, quốc tế hiện nay. Tổ chức các hội thảo quốc gia và quốc tế...
Đại hội đã bầu 61 hội viên vào Ban chấp hành trung ương Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam khóa mới nhiệm kỳ 2018 - 2023. GS.TS Vũ Dũng tiếp tục được bầu là Chủ tịch Hội.
GS.TS Vũ Dũng
Nhân dịp này, Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam đã tặng Bằng khen cho nhiều tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hội, đồng thời tặng Bằng khen cho các sinh viên xuất sắc.
Đại hội Tâm lý học xã hội Việt Nam lần thứ II đã thành công tốt đẹp
Được biết, trước đại hội, ngày 24/11, Hội tâm lý học Xã hội Việt Nam đã tổ chức Hội thảo quốc gia "Tâm lý học và phát triển bền vững".
Hội thảo nhằm mục đích chỉ ra những tác động của tâm lý học đến sự phát triển kinh tế - xã hội mang tính bền vững của đất nước. Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được 98 bài của các nhà khoa học từ các trường dại học,cao đẳng, học viện, viện nghiên cứu, trường phổ thông, bệnh viện, trung tâm ứng dụng tâm lý và các nhà khoa học đang làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp... từ khắp mọi miền đất nước.
Tại hội thảo, GS Vũ Dũng cho biết, phát triển bền vững phản ánh sự tương tác giữa các lĩnh vực gối lên nhau là Kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa. Bốn trụ cột này luôn nằm trong mối liên hệ biện chứng và hữu cơ với nhau.
Từ mối quan này có thể khái quát thành 3 yếu tố cấu thành của phát triển bền vững là: Tăng trưởng kinh tế ổn định, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội; Duy trì bản sắc văn hóa và hội nhập quốc tế và môi trường được bảo vệ và được giữ gìn trong sạch, lành mạnh.
Để phát triển và duy trì bất cứ thành tố nào của phát triển bền vững thì đều cần một nhân tố quan trọng, không thể thiếu được là con người - con người với một thế giới tâm lý phong phú, phức tạp; con người với nhận thức, thái độ và hình vi của mình; con người với tư cách cá nhân, nhóm và cộng đồng, dân tộc và quốc gia luôn là yếu tố quyết định cho các trụ cột của phát triển bền vững (kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa).
Theo GS Dũng, có thể nói trong nhiều yếu tố tác động đến sự phát triển bền vững của đất nước, thì yếu tố tâm lý bao giờ cũng là một yếu tố quan trọng hàng đầu. Bởi vì, tâm lý là yếu tố thúc đẩy nội tâm của hoạt động thực tiễn con người. Ở đâu có con người, có các nhóm người, có hoạt động của con người là ở đó có các yếu tố tâm lý được thể hiện và tác động. Các yếu tố tâm lý có thể thúc đẩy, tạo ra tính tích cực, hiệu quả làm việc của con người, song các yếu tố tâm lý cũng có thể kìm hãm, tác động tiêu cực làm cho hoạt động của con người kém hiệu quả và qua đó tác động tiêu cực đến sự phát triển của xã hội.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Cụ ông 84 tuổi tham dự kỳ thi đại học ở Trung Quốc "Bỏ nhiều công sức cho kỳ thi, tôi không muốn kết thúc khi chưa đạt thành tích mong muốn", ông Yao Keliang chia sẻ lý do thi lần thứ tư. Yao Keliang, công nhân về hưu sống tại thị trấn Hoài Nam, phía đông nam tỉnh An Huy, Trung Quốc, đã chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh đại học (gaokao) trong nhiều năm....