Việt Nam nói về việc Nhật xả nước thải Fukushima ra biển
Việt Nam cho rằng mọi hoạt động phát triển nguyên tử vì mục đích hòa bình cần đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường biển, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao.
“Việt Nam ủng hộ quyền phát triển, sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình. Trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân thuộc về quốc gia, nhưng đòi hỏi có sự hợp tác chặt chẽ quốc tế, minh bạch trong chia sẻ thông tin, ứng xử có trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn”, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt nói trong cuộc họp báo thường kỳ chiều nay khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc Nhật Bản quyết định xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra đại dương.
“Việt Nam đề cao duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, bảo vệ môi trường biển và các tài nguyên biển, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 và cá cquy định của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA)”, ông Việt nói thêm.
Video đang HOT
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima và các bể chứa nước đã qua xử lý hôm 14/2. Ảnh: AFP .
Chính phủ Nhật Bản hôm 13/4 thông báo phê duyệt kế hoạch xả 1,25 triệu tấn nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra đại dương. Lượng nước này được thu gom tại nhà máy sau thảm họa kép động đất, sóng thần năm 2011 gây ra vụ nổ tại lò phản ứng, gồm nước của hệ thống làm mát nhà máy, nước mưa và nước ngầm bị nhiễm xạ.
Phó Thủ tướng Nhật Taro Aso cho biết nguồn nước này đã được xử lý, pha loãng sẽ rất an toàn, có thể uống, đồng thời cho rằng Nhật nên xả nước thải sớm hơn.
Theo kế hoạch, Nhật sẽ bắt đầu xả nước từ nhà máy Fukushima ra đại dương trong hai năm tới. Chính phủ Nhật cho biết nước sẽ được xử lý thêm để loại bỏ các đồng vị phóng xạ nguy hiểm và pha loãng để đáp ứng các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về nước uống, dù không thể loại bỏ triti, một dạng phóng xạ của hydro.
Quyết định được đưa ra khi Công ty Điện lực Tokyo, hay còn gọi Tepco, đang dần hết không gian trữ nước tại nhà máy Fukushima. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cũng nhất trí với quyết định này và sẽ giám sát hoạt động xả nước.
Các nước láng giềng của Nhật là Trung Quốc, Hàn Quốc, cùng ngư dân Nhật và các nhóm khác đều bày tỏ lo lắng về quyết định xả nước thải ra đại dương. Tuy nhiên, giới khoa học cho rằng không nên quá lo ngại về nguồn nước thải được xử lý từ nhà máy Fukushima, khẳng định việc uống nước này chỉ làm tăng lượng bức xạ trong một phút và tritium trong nước sẽ nhanh chóng bị cơ thể đào thải.
Hàn Quốc sẽ tham gia giám sát kế hoạch của Nhật Bản xả nước từ nhà máy Fukushima
Ngày 20/4, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết nước này chắc chắn sẽ tham gia nhóm quốc tế do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) dẫn đầu giám sát kế hoạch của Nhật Bản xả nước nhiễm xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển.
Các bể nước thải có chứa phóng xạ đã qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở tỉnh Fukushima, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc khẳng định cam kết trên trong một báo cáo trình Quốc hội nước này, trong bối cảnh có nhiều quan ngại về các nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe sau khi Nhật Bản thông báo sẽ bắt đầu xả hơn 1,2 triệu tấn nước nhiễm xạ từ Fukushima ra Thái Bình Dương. Hàn Quốc phản đối mạnh mẽ kế hoạch này và muốn tham gia các nỗ lực của IAEA để xác minh tính an toàn của hoạt động trên.
Theo Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, có nhiều ý kiến cho rằng Hàn Quốc có thể bị tổn hại nhiều nhất do kế hoạch trên của Nhật Bản, vì vậy, ngoài việc tham gia nhóm giám sát của IAEA, Seoul cũng dự kiến yêu cầu chia sẻ thông tin và tham vấn giữa hai nước về việc này.
Cùng ngày, một nhóm chuyên gia nghiên cứu hạt nhân của Hàn Quốc đã kêu gọi Nhật Bản rút lại quyết định xả nước nhiễm phóng xạ từ nhà máy hạt nhân Fukushima ra biển và cung cấp thêm thông tin về kế hoạch này.
Nhóm chuyên gia trên cho rằng Nhật Bản không cung cấp thông tin cụ thể về kế hoạch trên với cộng đồng quốc tế, đồng thời bày tỏ lo ngại về tác động tiềm ẩn của kế hoạch này đối với Hàn Quốc. Các chuyên gia nhấn mạnh để dự đoán một cách khoa học thời gian và phạm vi tác động của việc xả nước nhiễm xạ này đối với Hàn Quốc, việc cung cấp các dữ liệu về nước nhiễm xạ được cộng đồng quốc tế kiểm chứng là yêu cầu cấp thiết.
Tranh cãi về nước thải nhà máy hạt nhân Fukushima Việc Nhật quyết định xả nước thải từ nhà máy Fukushima ra đại dương bị nhiều nước phản đối, nhưng giới khoa học cho rằng nó không nguy hiểm. Sau trận động đất mạnh 9 độ vào ngày 11/3/2011, ba trong số 6 lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, thuộc tỉnh Fukushima, Nhật Bản, gặp sự cố với...