Việt Nam nói về khả năng kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài quốc tế
“Là quốc gia trực tiếp liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ việc giải quyết tất cả các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết.
Tại cuộc họp báo Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 3.3, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Bộ Ngoại giao Việt Nam có tính đến các phương án phản đối các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông mạnh mẽ hơn, như kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài quốc tế như Philippines đã làm hay không, ông Lê Hải Bình cho biết:
“Là quốc gia trực tiếp liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ việc giải quyết tất cả các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Việt Nam sẽ kiên quyết và kiên trì bảo vệ chủ quyền cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông, bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ. Cho đến nay, lập trường nhất quán nêu trên của Việt Nam đã góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và được cộng đồng quốc tế hoan nghênh”.
Hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông khiến các nước lo ngại.
Video đang HOT
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc tuần trước, Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOC) CNOC đã mời các doanh nghiệp nước ngoài đấu thầu các lô dầu khí ở Biển Đông, Hoa Đông và Hoàng Hải có nằm trong vùng biển Việt Nam hay vùng chưa phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc hay không, ông Lê Hải Bình cho biết: “Hiện nay, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang nghiên cứu kỹ nội dung thông báo mời thầu mà Trung Quốc công bố. Tuy nhiên lập trường nhất quán của Việt Nam là tại khu vực mà hai bên đang đàm phán, phân định đối với vùng biển thực sự chồng lấn ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ thì, theo luật pháp quốc tế, không bên nào được đơn phương thăm dò, khai dầu khí”.
Về phản ứng của Việt Nam trước việc truyền thông Trung Quốc gần đây công bố, 3 trong 4 người dân sống trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là binh sĩ và truyền thông Philippines đưa tin Trung Quốc cử tàu công vụ ra bãi Hải Sâm, ngăn tàu cá vào đánh bắt trong khu vực này, ông Lê Hải Bình nhấn mạnh:
“Một lần nữa chúng tôi khẳng định chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì vậy mọi hoạt động của các bên tại các khu vực này mà không có sự chấp thuận của Việt Nam đều là bất hợp pháp. Các bên liên quan cần có những hành động cũng như lời nói thiết thực để đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982, và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)”.
Theo Danviet
Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là phi pháp và vô giá trị
Liên quan đến việc Trung Quốc xây dựng, cải tạo trái phép tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khẳng định, Việt Nam kiên quyết phản đối những hành động phi pháp và vô giá trị này, yêu cầu Trung Quốc nghiêm túc thực hiện DOC.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tại cuộc họp báo chiều ngày 16/4 (Ảnh: Hữu Nghị)
Chiều ngày 16/4, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo thường kỳ. Vấn đề về Biển Đông tiếp tục nhận được sự quan tâm lớn của đông đảo phóng viên.
Trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc hôm 9/4 vừa qua đã công khai việc mở rộng các bãi đá ngầm ở Trường Sa phục vụ cho mục đích quân sự và việc Trung Quốc liên tiếp có những hành động xây dựng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa, ông Lê Hải Bình cho biết: "Về vấn đề này, Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với phía Trung Quốc, kể cả ở cấp cao. Một lần nữa, chúng tôi tuyên bố, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Mọi hành động xây dựng và mở rộng của nước ngoài ở các đảo, đá thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam là hoàn toàn phi pháp và vô giá trị. Việt Nam kiên quyết phản đối các hoạt động nêu trên và yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc thực hiện DOC, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông".
Làm rõ việc phi công và tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt
Trước đề nghị xác minh thông tin phi công và tiếp viên của Việt Nam Airlines bị bắt tại sân bay Gimhae (Hàn Quốc) vì bị nghi buôn lậu vàng, người phát ngôn Lê Hải Bình cho hay: "Bộ Ngoại giao đã phối hợp các cơ quan chức năng trong nước đồng thời chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc làm việc với cơ quan nước sở tại để xác minh thông tin và giải quyết vụ việc".
Liên quan đến thông tin cho rằng ngày 12/4 vừa qua, phía Indonesia đã bắt giữ 7 tàu cá không giấy tờ, mang cờ Việt Nam, chở 84 ngư dân vì đánh bắt cá trái phép trên vùng biển nước này, ông Bình nói: "Ngay lúc này, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đang tích cực làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để xác minh thông tin".
"Nếu đúng là công dân Việt Nam thì Đại sứ quán sẽ tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết, kịp thời để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của các công dân sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế và luật pháp sở tại", ông Bình cho biết thêm.
Tại cuộc họp báo, phóng viên cũng nêu câu hỏi về thông tin một người đàn ông Việt Nam bị tạm giữ tại thủ đô Kiev, Ukraine khi chuẩn bị lên máy bay với hành lý có chứa đồng hồ nhiễm phóng xạ, ông Bình nói: "Ngày 12/4 một công dân của Việt Nam đã bị cơ quan biên phòng của Ukraine tạm giữ vì nghi là trong hành lý có chất phóng xạ. Hiện nay Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine đang phối hợp với cơ quan chức năng Ukraine làm rõ vụ việc và tìm hướng giải quyết".
Nam Hằng
Theo Dantri
Việt Nam đặc biệt lo ngại tình trạng quân sự hóa Biển Đông Trong buổi họp báo chiều 25/2 của Bộ Ngoại giao, báo chí đã đặt câu hỏi về phản ứng của Việt Nam nếu Mỹ đề nghị cùng tuần tra trên Biển Đông. Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc điều máy bay chiến đấu ra đảo Phú Lâm, quần...