Việt Nam nội địa hóa nhiều khí tài tối tân
Việt Nam đã sản xuất thành công các hệ thống radar cảnh giới tầm xa, UAV tốc độ cao, hệ thống lái mô phỏng.
Việt Nam đã sản xuất thành công các hệ thống radar cảnh giới tầm xa RV-02, và tương lai sẽ nỗ lực sản xuất radar 3D, radar mạng pha…
Với chức năng là Trung tâm nghiên cứu khoa học của Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ), trong những năm qua, bằng nội lực, Viện Kỹ thuật Quân sự Phòng không-Không quân (KTQS PK-KQ) đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng trong nghiên cứu, thiết kế, chế tạo vũ khí, khí tài tiên tiến, phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; góp phần quan trọng vào tiến trình xây dựng lực lượng PK-KQ tiến thẳng lên hiện đại.
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với Đại tá Vũ Hồng Quang, Viện trưởng Viện KTQS PK-KQ, xung quanh vấn đề này.
- Thưa đồng chí Viện trưởng, đồng chí có thể giới thiệu khái quát về chức năng, nhiệm vụ của Viện KTQS PK-KQ?
Đại tá Vũ Hồng Quang.
Đại tá Vũ Hồng Quang: Được thành lập năm 1999 trên cơ sở hợp nhất Viện Kỹ thuật Quân sự Phòng không và Viện Kỹ thuật Quân sự Không quân, Viện KTQS PK-KQ trực thuộc Quân chủng PK-KQ, có chức năng là Trung tâm nghiên cứu giải quyết những vấn đề về kỹ thuật và công nghệ phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, xây dựng lực lượng của Quân chủng và các kỹ thuật công nghệ liên quan khác. Những năm qua, Viện KTQS PK-KQ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong nghiên cứu, cải tiến, nâng cấp vũ khí, trang bị kỹ thuật, góp phần tích cực bảo vệ bình yên bầu trời, chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Video đang HOT
- Đồng chí có thể nói rõ hơn về những kết quả đó?
Đại tá Vũ Hồng Quang: Những năm gần đây, công tác kỹ thuật của Quân chủng PK-KQ nói chung, công tác nghiên cứu khoa học của Viện KTQS PK-KQ nói riêng gặp không ít khó khăn và đứng trước những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao. Trước tình hình đó, Đảng ủy, chỉ huy Viện luôn xác định rõ nhiệm vụ chính trị của đơn vị là nghiên cứu khoa học kỹ thuật, phục vụ trực tiếp công tác đảm bảo kỹ thuật của toàn Quân chủng. Với tinh thần vượt lên mọi khó khăn, phát huy nội lực và tính năng động, sáng tạo trong nghiên cứu, Viện KTQS PK-KQ đã triển khai có hiệu quả nhiều nhiệm vụ từ đơn giản đến phức tạp, đảm bảo đồng bộ trên nhiều lĩnh vực như: nghiên cứu, khai thác làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật mới; chế tạo vật tư, phụ tùng thay thế; nghiên cứu chế tạo mới trang bị kỹ thuật…. Có thể kể đến một số sản phẩm tiêu biểu như radar cảnh giới tầm trung sóng mét RV02 (được triển khai trên cơ sở đề tài nghiên cứu chế tạo radar cảnh giới tầm trung sóng mét RV-01); máy bay không người lái tốc độ cao phục vụ huấn luyện tên lửa S-300 và máy bay Su-30 MK2; buồng tập lái phục vụ huấn luyện phi công các loại máy bay SU-22M, L-39, trực thăng MI-8 ….
Một sản phẩm khác được Viện nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công, cần phải đặc biệt nhấn mạnh là các mảng mạch, cụm khối của hệ thống máy tính dẫn đường A-313 trên máy bay SU-27, góp phần đảm bảo kịp thời linh kiện thay thế, không phải nhập ngoại với giá thành rất cao. Đây được coi là một thành công rất lớn trong việc sử dụng công nghệ mới để thiết kế, chế tạo và thay thế hoàn toàn một hệ thống hoàn chỉnh trên máy bay do Nga chế tạo.
Ngoài ra, cũng bằng nội lực, Viện đã nghiên cứu, chế tạo thành công nhiên liệu tên lửa O và G của tên lửa phòng không.
Các kỹ sư hàng không của Viện KTQS PK-KQ trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu khoa học.
- Thực hiện lộ trình xây dựng Quân chủng PK-KQ tiến thẳng lên hiện đại, trong thời gian tới, những đề tài, sản phẩm nào sẽ được Viện ưu tiên triển khai, thưa đồng chí?
Đại tá Vũ Hồng Quang: Đảng ủy, chỉ huy Viện KTQS PK-KQ đã xác định hướng phát triển xuyên suốt trong thời gian tới và những năm tiếp theo là nghiên cứu, chế tạo các chủng loại radar hiện đại, như: radar 3D, radar mạng pha…. Đây là hướng nghiên cứu tốt, góp phần nâng cao năng lực của Bộ đội PK-KQ trong quản lý, bảo vệ vùng trời. Với những kinh nghiệm có được và với nền tảng công nghệ hiện có, chúng tôi tin đội ngũ cán bộ, kỹ sư của Viện hoàn toàn có thể làm chủ công nghệ và chế tạo thành công những sản phẩm này.
Nhiệm vụ quan trọng thứ hai mà chúng tôi ưu tiên triển khai đó là chế tạo máy bay không người lái phục vụ huấn luyện và các nhiệm vụ khác. Trong thời gian vừa qua, Viện KTQS PK-KQ đã xây dựng một hướng đi phù hợp, từng bước làm chủ công nghệ tiên tiến trên thế giới trong sản xuất máy bay không người lái. Viện đã nghiên cứu, sản xuất thành công máy bay không người lái phục vụ huấn luyện máy bay SU-30MK2, hoàn toàn dựa trên nền tảng công nghệ của Viện KTQS PK-KQ. Nhiều cụm, khối phức tạp như: hệ thống tự động lái, dẫn đường, truyền dữ liệu…đều được tích hợp từ những linh kiện có trên thị trường trong nước và trên thế giới. Kết quả này đã mở ra hướng chế tạo máy bay không người lái với dải độ cao, tốc độ khác nhau, phục vụ nhiệm vụ củng cố quốc phòng- an ninh và phát triển kinh tế, xã hội.
Ngoài hai mũi nhọn kể trên, Viện còn được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ rất quan trọng khác là nghiên cứu, chế tạo thiết bị phân biệt địch, ta. Đây là công việc khó, phức tạp, nhưng tập thể cán bộ, kỹ sư, nhân viên kỹ thuật của Viện sẽ quyết tâm thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Xin cảm ơn đồng chí!
Theo_Kiến Thức
Bổ sung phác đồ điều trị 3 chiến sĩ đặc công bị thương vụ trực thăng rơi
Đến trưa ngày 16-7, sức khỏe của 3 chiến sĩ đặc công bị thương trong vụ trực thăng rơi ngày 7-7 vẫn rất nguy kịch, hiện đang được điều trị tích cực tại Viện Bỏng quốc gia.
Trao đổi với chúng tôi trưa 16-7, GS-TS Nguyễn Tiến Bình, Giám đốc Học viện Quân y, cho biết sau hơn 1 tuần điều trị tích cực tại Viện Bỏng Quốc gia, vết thương của 3 chiến sĩ đặc công bị thương trong vụ trực thăng rơi ngày 7-7 vừa qua tại huyện Thạch Thất (Hà Nội) vẫn rất nặng.
Chiến sĩ bị thương nặng trong vụ máy bay rơi đang được điều trị tích cực tại Viện Bỏng quốc gia. Ảnh do bác sĩ cung cấp
Theo GS Bình, những ngày qua, sau khi cắt bỏ chi hoại tử, các chiến sĩ tiếp tục được lọc máu, phác đồ điều trị cũng được bổ sung thêm nhiều loại kháng sinh mạnh để chống bội nhiễm. Hiện cả 3 chiến sĩ vẫn đang bị nhiễm trùng, nhiễm độc rất nặng, đang phải thở máy, cho dùng thuốc an thần và không thể nói trước được điều gì. Tuy vậy, mọi người đang rất hy vọng tình trạng của các chiến sĩ sẽ được tốt hơn. Những ngày qua các bác sĩ giỏi, các trang thiết bị máy móc hiện đại cũng đã được dành để cứu chữa cho các chiến sĩ.
Chiến sĩ bị thương nặng đều là chiến đấu viên Tiểu đoàn 18 đặc công thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô, gồm: Trung úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Văn Tuấn (sinh năm 1981, quê ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang), chẩn đoán đa chấn thương, bỏng lửa 74%, bỏng hô hấp; Trung úy quân nhân chuyên nghiệp Đinh Văn Dương (sinh năm 1983, quê ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) chẩn đoán đa chấn thương, bỏng lửa 53%, bỏng hô hấp; Trung úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Hoàng Anh (sinh năm 1981, quê ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình), chẩn đoán đa chấn thương, bỏng lửa 52% ở mặt, chân, chi, bỏng hô hấp; gãy 1/3 dưới xương cẳng chân, vỡ xương sọ.
Trước đó khoảng 7 giờ 45 phút ngày 7-7, máy bay trực thăng Mi 171 mang số hiệu 01 của Trung đoàn Không quân trực thăng 916, Sư đoàn Không quân 371, thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân chở 21 cán bộ, chiến sĩ bay huấn luyện nhảy dù do sự cố kỹ thuật, trực thăng rơi tại địa phận thôn xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Phi công đã cố gắng điều khiển máy bay ra xa khu vực đông dân cư trước khi trực thăng rơi xuống đất. Vụ tai nạn máy bay thảm khốc đã khiến 16 cán bộ, chiến sĩ hy sinh tại hiện trường, 5 chiến sĩ bị thương được chuyển đến điều trị tại Viện bỏng quốc gia nhưng do bị thương quá nặng, 2 chiến sĩ đã hy sinh.
Ngày 9-7 Viện Bỏng quốc gia đã hội chẩn liên viện với đại diện các Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Trung ương Quân đội 108, Vinmec... để đưa ra giải pháp điều trị tốt nhất cho 3 chiến sĩ bị thương trong vụ máy bay rơi đang được điều trị tại viện này.
Ngày 11-7, Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức lễ truy điệu tập thể cho các chiến sĩ đã hy sinh tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội với các nghi lễ trọng thể của quân đội.
Các đơn vị quân đội có chiến sĩ hy sinh trong vụ tai nạn trực thăng vừa qua cũng đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để gửi Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội ra quyết định công nhận liệt sĩ, đồng thời có những chế độ, chính sách thiết thực để động viên, hỗ trợ gia đình các chiến sĩ còn gặp khó khăn.
Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng ký quyết định truy tặng và tặng thưởng Huân chương Chiến công cho những người hy sinh và bị thương trong vụ rơi trực thăng Mi 171 tại Hòa Lạc.
Theo Người Lao Động
Sức khoẻ 3 chiến sĩ trong vụ máy bay rơi đang rất xấu Trung tướng Võ Văn Văn Tuấn Phó Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN cho hay, tình hình sức khỏe của 3 chiến sĩ bị thương trong vụ máy bay rơi vẫn đang được điều trị tích cực tại Viện Bỏng Quốc gia nhưng vết thương vẫn đang rất nặng. Bộ trưởng Bộ Y tế trao đổi với các y bác sĩ về tình trạng...