Việt Nam nhập khẩu hàng hóa chủ yếu từ Trung Quốc
Kim ngạch nhâp khâu hàng từ Trung Quôc vào Viêt Nam 11 tháng qua ước tính đạt 26,2 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng qua, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Viêt Nam, kim ngạch ước tính đạt 26,2 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiêp theo là các thị trường khác gồm ASEAN, Hàn Quốc, Nhật, EU, Mỹ…
Trung Quôc hiên là thị trường nhâp khâu hàng hóa lớn nhât của Viêt Nam. Ảnh:Hoàng Hà
Video đang HOT
Trong khi đó, báo cáo của Tổng cục Hải quan đến hết tháng 10 cho thấy, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa vào Trung Quốc đạt chỉ 10,2 tỷ USD. Con sô này chưa bằng một nửa của mức nhập khẩu.
Đông thời,11 tháng qua, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ở Viêt Nam ước đạt 104 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ. Nhập khẩu tính đến hết tháng 11 cũng ước đạt gần 104 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ.
Theo VNE
Cách nhận biết khoai tây Trung Quốc
Người bán thường "phù phép" khoai tây Trung Quốc trở thành hàng Ðà Lạt bằng cách dùng đất đỏ bao thành một lớp áo bên ngoài củ, để thu lợi từ chênh lệch giá.
Theo những người nội trợ có kinh nghiệm, thời điểm chính vụ của khoai tây Đà Lạt là từ tháng 1 - 5, khoai tây ta từ tháng 1 - 3 hằng năm. Ngoài ra, bằng mắt thường cũng dễ dàng nhận biết đâu là khoai Đà Lạt, đâu là hàng Trung Quốc, chưa cần đến việc kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hay chất bảo quản.
Đặc điểm dễ nhận biết nhất là vỏ khoai tây Đà Lạt mỏng hơn nên thường bị trầy xước nhiều ngay khi thu hoạch và trong quá trình đóng hàng, vận chuyển. Khoai tây Trung Quốc có kích cỡ củ rất đều, củ thường dài hơn khoai tây Đà Lạt, vỏ khoai trơn bóng, ít trầy xước. Ngoài ra, giống khoai của Trung Quốc có mắt ở củ to hơn khoai Đà Lạt. Ruột khoai Trung Quốc cũng trắng hơn khoai nội địa.
Khoai tây Trung Quốc. Khoai tây Đà Lạt. Ảnh: TL
Khoai tây Trung Quốc trên thị trường cũng được bao một lớp đất đỏ như hàng Đà Lạt. Theo những người chuyên buôn khoai tây, để "nhuộm" khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt phải rất tỉ mỉ và tốn thời gian. Đầu tiên phải rửa sạch củ khoai tây. Khoai đang ướt thì lăn qua một lớp đất đỏ hồng của Đà Lạt (còn gọi là đất hồng phấn) đã được tán mịn, sau đó đem phơi nắng cho đất vừa khô thì dùng tay xoa nhẹ bề ngoài củ khoai. Lúc đó màu khoai rất đẹp, người tiêu dùng rất khó phát hiện, kể cả người Đà Lạt cũng không phân biệt được.
Nhiều khi khoai tây Đà Lạt nhưng canh tác ở những vườn đất đen, màu khoai không đẹp nên giá rẻ. Nhà buôn mua về hàng tấn, bỏ vào kho phủ kín bạt để củ không bị xanh, chờ đến thời điểm hút hàng, giá tăng và cũng đem ra "nhuộm" theo kiểu ngụy trang cho khoai Trung Quốc.
So với các loại rau xanh thì khoai tây ít để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, do đặc điểm là rau dạng củ nằm sâu dưới đất. Hiện chưa phát hiện những hóa chất độc hại đáng báo động gây nguy hại cho sức khỏe con người, tuy nhiên theo những người bán hàng lâu năm thì khoai tây Trung Quốc chắc chắn phải sử dụng đến những hóa chất bảo quản sau thu hoạch. Điều đó khoai Đà Lạt từ trước tới nay chưa từng có.
Tuy nhiên dù là khoai tây Trung Quốc hay khoai tây Đà Lạt thì người tiêu dùng không nên mua những củ có vỏ màu xanh hay đã nảy mầm, vì trong củ khoai lúc này sẽ có những độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Khoai tây cũng là loại cây mẫn cảm với thời tiết, quá trình canh tác phải sử dụng nhiều đến các loại thuốc nấm bệnh.
Theo Hoài An (Sức khỏe & Đời sống)
Vào kho hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt Do bị người tiêu dùng quay lưng với hàng Trung Quốc kém chất lượng, nhiều sản phẩm chuyển sang "phù phép" thành hàng Việt để đánh lừa người tiêu dùng. Với lợi thế giá rẻ cùng mác hàng Việt, những sản phẩm kém chất lượng này đang len lỏi khắp nơi. Tem nhãn chổi lau nhà hiệu Vạn Gia bán cùng thùng hàng...