Việt Nam nhập cả triệu tấn một loại hạt từ Campuchia, chế biến bán cho Mỹ, Trung Quốc
Năm 2021, Việt Nam nhập khẩu gần 1 triệu tấn hạt điều thô từ Campuchia, tăng 4,6 lần so với cùng kỳ năm trước.
Điều này có là bất thường?
Việt Nam mua 1 triệu tấn hạt điều thô từ Campuchia về chế biến
Nếu như trước đây Campuchia là thị trường tiêu thụ nông sản lớn của Việt Nam thì năm 2021 ghi nhận dòng chảy nông sản từ Campuchia tràn vào Việt Nam, điều, tiêu, lúa gạo,… là những mặt hàng có lượng nhập khẩu vào Việt Nam nhiều nhất.
Chỉ tính riêng mặt hàng điều, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2021, Việt Nam nhập khẩu gần 1 triệu tấn hạt điều thô, tăng 4,6 lần so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, trong 3 năm trở lại đây, nhập khẩu điều của Việt Nam từ Campuchia cũng tăng mạnh.
Theo nhiều doanh nghiệp, việc nhập khẩu một lượng lớn điều thô về phục vụ chế biến là điều bình thường, diễn ra trong nhiều năm nay của ngành điều vì nguyên liệu trong nước không đủ cho công suất chế biến.
Chỉ khác, những năm trước, nguồn nguyên liệu điều chủ yếu từ châu Phi thì nay dịch chuyển về Campuchia.
Video đang HOT
Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Campuchia mặt hàng điều, chiếm 61,7% kim ngạch nhập khẩu. Trong ảnh: Chế biến hạt điều tại một doanh nghiệp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ảnh: Báo BRVT.
Trong một hội nghị của ngành trồng trọt, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cũng thông tin, tổng diện tích điều niên vụ 2019 – 2020 của cả nước 302.500ha, tăng 5.300 ha; năng suất bình quân 12,1 tạ/ha; sản lượng khoảng 339.800 tấn.
Trong khi đó, mỗi năm Việt Nam cần nhập khẩu khoảng 1,4 triệu tấn điều thô phục vụ chế biến.
Đưới góc độ thương mại, bà Bùi Kim Thùy, đại diện cấp cao của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN cho rằng, việc nhập khẩu nguyên liệu điều là hoàn toàn bình thường.
Theo bà Thùy, không nên quá quan ngại khi nhìn vào lượng kim ngạch nhập khẩu vì chúng ta đang sử dụng các yếu tố nhập khẩu như yếu tố đầu vào để gia công, chế biến, xuất khẩu đến những thị trường có FTA và những thị trường đó cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan đặc biệt thì tại sao lại không làm?
“Tổng giá trị nhập khẩu hạt điều so với tổng hạt điều sử dụng để chế biến xuất khẩu có thể chiếm 50% nhưng theo quan điểm của tôi thì không đáng lo ngại vì nhiều thị trường quy tắc xuất xứ rất linh hoạt. Trong khi nhu cầu thế giới về sản phẩm điều đang rất lớn, cung trong nước không đủ thì tại sao chúng ta không nhập để sản xuất, chế biến và xuất khẩu” – bà Thùy nêu câu hỏi.
Mua nguyên liệu từ Campuchia, Việt Nam chế biến điều bán đi Mỹ, Trung Quốc. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu điều có thể đạt 3,6 tỷ USD.
Mua nguyên liệu điều từ Campuchia, Việt Nam chế biến bán đi Mỹ, Trung Quốc
Do nhu cầu tăng cao của thị trường thế giới, năm 2021, xuất khẩu hầu hết các chủng loại hạt điều của Việt Nam tăng.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 11 tháng năm 2021, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt xấp xỉ 531.500 tấn, trị giá 3,34 tỷ USD, tăng 14,4% về lượng và tăng 14,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, cả năm 2021, con số xuất khẩu điều có thể đạt 3,6 tỷ USD.
Đáng chú ý, trong 11 tháng năm 2021, xuất khẩu hạt điều W320 của Việt Nam đạt trên 218.000 tấn, trị giá 1,54 tỷ USD, tăng 10,2% về lượng và tăng 7,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị trường xuất khẩu hạt điều W320 lên đến khoảng 90 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Mỹ, Trung Quốc hiện là thị trường mua lượng lớn của Việt Nam.
Theo thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, nhập khẩu hạt điều của nước này trong 11 tháng năm 2021 đạt 166.830 tấn, trị giá 1,07 tỷ USD, tăng 8,8% về lượng và tăng 7,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, nhập khẩu hạt điều của Mỹ từ Việt Nam trong 11 tháng năm 2021 đạt 149.000 tấn, trị giá 955,46 triệu USD, tăng 8,4% về lượng và tăng 7,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ giảm nhẹ từ 89,64% trong 11 tháng năm 2020 xuống 89,35% trong 11 tháng năm 2021.
Thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, nhập khẩu hạt điều của nước này 11 tháng năm 2021 đạt 174,75 triệu USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam, đạt 155,73 triệu USD, tăng 26,9%. Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 86,92% trong 11 tháng năm 2020 lên 89,12% trong 11 tháng năm 2021.
Ninh Hòa: Lan tỏa phong trào phụ nữ làm kinh tế giỏi
Thời gian qua, phong trào "Phụ nữ (PN) tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" ở thị xã Ninh Hòa đã lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, hội viên PN.
Qua đó đã xuất hiện nhiều tấm gương PN điển hình làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình hạnh phúc...
Nỗ lực vươn lên
Chị Nguyễn Thị Kim Nga - hội viên Chi hội PN thôn Đại Mỹ, xã Ninh Thân được nhiều người dân trong thôn biết đến bởi sự năng động trong phát triển kinh tế gia đình. Trước đây, gia đình chị rất khó khăn, tuy có 6 sào đất trồng lúa nhưng thu nhập không đủ trang trải cuộc sống. Năm 2012, chồng chị đột ngột qua đời, để lại một mình chị nuôi 2 đứa con thơ và mẹ chồng già. Thế nhưng, bằng sự cần cù, chịu khó, chị Nga đã chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng rau màu và 2ha bưởi. Mỗi năm, trừ hết các khoản chi phí, chị có khoản thu nhập hơn 50 triệu đồng, cuộc sống ổn định hơn.
Chị Nga chăm sóc vườn bưởi.
Chị Nguyễn Thị Lấn - Chi hội phó Chi hội PN tổ dân phố Tân Kiều (phường Ninh Đa) là một trong những hộ điển hình sản xuất kinh doanh giỏi của địa phương. Trang trại của gia đình chị rộng 1,2ha, chăn nuôi 250 con gà, trồng xoài Thái và mít. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, gia đình chị thu lãi từ chăn nuôi và trồng cây ăn quả 100 triệu đồng. Ngoài ra, chị Lấn còn vận động những hội viên khác cùng xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả như: Tổ hợp tác "Trồng rau sạch", mô hình "Hoán đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi"...
Bà Huỳnh Thị Ngọc Diễm - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Ninh Hòa đánh giá, chị Lân, chị Nga là những tấm gương PN tiêu biểu của thị xã. Các chị không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn là những hội viên rất tích cực, năng động tham gia các phong trào thi đua ở chi hội; vận động, tuyên truyền người dân tham gia các phong trào của địa phương.
Đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp
Xác định việc hỗ trợ PN phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá của công tác hội, hàng năm, Hội LHPN thị xã Ninh Hòa đã có nhiều cách làm, giải pháp sáng tạo, tập trung nguồn lực, kết nối để hỗ trợ PN; tổ chức hoạt động tuyên truyền nhằm cung cấp kiến thức, hướng dẫn kỹ năng xây dựng và phát triển ý tưởng khởi nghiệp cho PN, thu hút 1.323 hội viên tham dự. Trong năm 2021, hội đã tham mưu UBND thị xã cấp kinh phí hoạt động Đề án "Hỗ trợ PN khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025" với số tiền 39 triệu đồng; cử PN tham gia lớp tập huấn "Hỗ trợ PN khởi nghiệp năm 2021" do Hội LHPN tỉnh tổ chức nhằm giúp các chị có kỹ năng quản lý, điều hành tổ hợp tác; xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị của tổ hợp tác; hướng dẫn xây dựng kế hoạch marketing... Với những PN không có điều kiện khởi nghiệp, hội phối hợp với công ty, doanh nghiệp giới thiệu việc làm cho 924 chị làm việc tại cơ sở nem, đan mây tre lá, may công nghiệp, chế biến thủy sản, rau củ, chế biến hạt điều...
Song song đó, hội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động PN ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình, xóa đói, giảm nghèo; duy trì, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, góp vốn xoay vòng tạo nguồn vốn tại chỗ để hỗ trợ hội viên, PN nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vay vốn phát triển sản xuất... "Thời gian tới, hội sẽ tiếp tục khảo sát, lựa chọn đối tượng để tham gia lớp khởi sự kinh doanh, quản lý kinh doanh và có hỗ trợ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Đặc biệt, hội sẽ quan tâm hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn, ưu tiên các mô hình kinh tế tập thể, hộ kinh doanh có ý tưởng sáng tạo hiệu quả, hộ tham gia vào các ngành nghề tạo ra sản phẩm chủ lực của địa phương" - bà Diễm cho biết.
Nguồn nước bớt "căng", Cục Trồng trọt dự kiến hoàn thành gieo cấy vụ lúa quan trọng nhất năm trong tháng 2 Ông Nguyễn Hồng Khanh - Cục trưởng Cục Quản lý công trình thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi, Bộ NNPTNT) cho biết, năm nay, nguồn nước tốt nên trưa ngày 4/1, mực nước tại Trạm thủy văn Hà Nội ghi nhận ở mức hơn 2m. Đây là mực nước khá cao, thuận lợi cho các tỉnh phía Bắc lấy nước phục vụ gieo...