Việt Nam luôn tích cực phòng chống tệ nạn và tội phạm ma túy
Tham dự kỳ họp cao cấp của Ủy ban Kiểm soát ma túy Liên hợp quốc, Thượng tướng Lê Quý Vương, khẳng định Việt Nam luôn chủ động hội nhập quốc tế, tích cực tham gia và triển khai các chương trình phòng, chống ma túy và tội phạm ma túy.
Thông tin từ Bộ Ngoại giao, phiên họp cấp cao Kỳ họp 57 Ủy ban Kiểm soát ma túy Liên hợp quốc (Hội nghị CND lần thứ 57) diễn ra từ ngày 13/3 với chủ đề “Kết quả và thách thức trong quá trình triển khai Tuyên bố Chính trị và Kế hoạch Hành động hướng tới chiến lược lồng ghép và cân bằng trong đấu tranh phòng, chống ma túy toàn cầu”. Phiên họp có sự tham dự của gần 1.000 đại biểu đến từ các quốc gia thành liên Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, các vùng lãnh thổ, các tổ chức phi Chính phủ.
Kỳ họp cấp cao năm nay tập trung kiểm điểm, đánh giá tình hình, kết quả và những thách thức trong việc thực hiện Kế hoạch hành động theo tinh thần Tuyên bố Chính trị năm 1998 về thực thi các Công ước quốc tế trong việc hợp tác phòng chống rửa tiền, lạm dụng, buôn bán ma túy bất hợp pháp và hợp tác tư pháp.
Tại phiên khai mạc, ông I-u-ri Phê-đê-tốp, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Giám đốc điều hành Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) nhấn mạnh, tệ nạn và tội phạm ma túy tiếp tục đe dọa nghiêm trọng sức khỏe của con người, đặc biệt là giới trẻ, tài sản quý giá của xã hội; làm suy yếu sự phát triển bền vững, ổn định chính trị, thể chế dân chủ, nỗ lực xóa đói giảm nghèo và đe dọa an ninh quốc gia.
Phát biểu tại phiên họp cấp cao, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam, Thượng tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an khẳng định Việt Nam luôn là một thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, chủ động hội nhập quốc tế, tích cực tham gia và triển khai các chương trình phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống ma túy nói riêng ở tất cả các diễn đàn đa phương và song phương.
Thứ trưởng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chủ trương, biện pháp tích cực, toàn diện, đồng bộ và cân bằng nhằm ngăn chặn và đẩy lùi hiểm họa do ma túy gây ra với phương châm lấy phòng ngừa làm chính, lấy tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức là cơ bản, từ đó thúc đẩy sự đồng tình và tích cực tham gia của toàn dân vào các chương trình, hoạt động phòng chống ma túy.
Video đang HOT
Thứ trưởng Lê Quý Vương cho rằng, trước những nguy cơ và thách thức của tình hình sản xuất, buôn bán và vận chuyển trái phép các loại ma túy tổng hợp (ATS), sự xuất hiện và lan nhanh của các chất hướng thần mới nguy hiểm (NPS), bên cạnh nỗ lực của các nước thành viên trong tăng cường hợp tác và phối hợp đấu tranh phòng, chống ma túy, Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục chia sẻ nỗ lực, ủng hộ và giúp đỡ các quốc gia trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và đối thoại mang tính xây dựng.
Nhân kỳ họp CND 57, Việt Nam và các nước thành viên Bản thỏa thuận về hợp tác phòng, chống ma túy tiểu vùng sông Mê Công đã tổ chức triển lãm, hội thảo giới thiệu với cộng đồng các nước tài trợ, các tổ chức quốc tế và các đối tác tiềm năng về một số thành tựu, tình hình và kết quả hợp tác phòng, chống ma túy ở tiểu vùng sông Mê Công, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục dành sự quan tâm và hỗ trợ cho phòng, chống ma túy tại khu vực tiểu vùng sông Mê Công và đến chào xã giao ông I-u-ri Phê-đê-tốp, Phó Tổng thư ký kiêm Giám đốc Điều hành UNODC.
Được thành lập từ năm 1946, Ủy ban Kiểm soát ma túy Liên hợp quốc (CND) là cơ quan trực thuộc Hội đồng Phát triển Kinh tế – Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC), chuyên trách hoạch định các chủ trương, chính sách liên quan đến kiểm soát phòng, chống ma túy, chất hướng thần và tiền chất trên toàn cầu. Kỳ họp cấp cao của Ủy ban Kiểm soát ma túy Liên hợp quốc là sự kiện rất quan trọng, có tác động đến công tác kiểm soát và phòng, chống ma túy trên toàn thế giới.
Kỳ họp lần thứ 57 của Ủy ban kiểm soát ma túy sẽ kéo dài đến ngày 21/3/2014 và sẽ thông qua Tuyên bố chung cấp Bộ trưởng của Hội nghị.
Phạm Thanh
Theo Dantri
2013 - năm tồi tệ nhất đối với loài tê giác
1004 cá thể tê giác đã bị giết hại để phục vụ cho những niềm tin hoang đường về tác dụng của sừng tê giác đã khiến cho năm 2013 trở thành năm tồi tệ nhất của nạn săn trộm con vật đáng thương này ở Châu Phi...
Biểu đồ số lượng tê giác bị săn trộm tại Nam Phi từ năm 1990 - 2013
Bộ Môi trường Nam Phi vừa công bô sô liêu chinh thưc về số tê giac bi giêt hại trai phep trong năm 2013 tai Nam Phi là 1004 cá thể, tương đương với gần ba cá thể tê giac bi giêt môi ngay. Con số này khiên 2013 trơ thanh năm tôi tê nhât được ghi nhận về nạn săn trộm tê giác tai quôc gia nay
Con sô nay gâp hơn 1,5 lân sô liêu chinh thưc của năm 2012 với 668 con tê giac bi giêt hại đê lây sưng va đa đây quần thể tê giac trắng ơ Nam Phi tiên gân hơn đên điêm bao đông khi tỷ lệ tử vong sẽ vượt quá tỷ lệ sinh sản va quần thể loài này sẽ suy giam nghiêm trong.
Nhiều cuộc điều tra cho thấy, sưng tê giac được cac mang lươi tôi pham co tô chưc xuyên quôc gia buôn lậu tơi nhưng thi trương tiêu thu chinh tại Viêt Nam va Trung Quôc. Tại những nơi này, sừng tê giác đươc sư dung chủ yếu nhằm thể hiện đẳng cấp hay như môt loai thần dược. Đã có băng chưng vê sư liên kêt giưa cac băng nhom tôi pham chu mưu trong viêc buôn lâu sừng tê giác với nhưng loại hìnhtôi pham co tô chưc khac, bao gôm ca buôn ngươi, ma túy va vu khi.
Quốc gia láng giềng của Nam Phi là Mô-zăm-bích được biết đến rộng rãi với vai trò là điểm trung chuyển cho các hoạt động buôn lậu sừng tê giác, đồng thời là căn cứ hoạt động cho những kẻ thường vượt qua biên giới nhằm săn trộm tê giác.
"Nam Phi và Mô-zăm-bích phai hanh đông dưt khoat nêu các nươc nay muôn chấm dứt sư cươp đoat di san tự nhiên trăng trơn kê trên.2014 phai là năm đanh dâu bươc chuyên minh khi ca thê giơi đông loat lên tiếng &'đã quá đu'va triêt pha nhưng mang lươi tôi pham nay" - ông Tom Milliken, chuyên gia tê giac cua TRAFFIC lên tiếng.
Còn theo Tiên si Naomi Doak, Trương đai diên TRAFFIC Đông Nam Á- Chương trinh Tiêu vung Mêkông Mơ rông tai Viêt Nam, "Nhưng con tê giac trên thê giơi đang phai đối măt vơi môt cuôc khung hoang thưc sư; nhưng thoa thuân va tuyên bố cấp cao cân phai đươc chuyên thanh hành động bao tôn co y nghia, tại cả các nước có sự phân bố tê giác va các nươc tiêu thu chinh như Viêt Nam và Trung Quốc".
"Chung tôi vân đang chơ đơi kêt qua phan quyêt trong nhưng vu băt giư va truy tô quan trong đôi vơi nhưng kẻ tổ chức viêc buôn lâu sưng tê giac."
"Chung tôi cung rât cân thấy được sự giảm thiểu nhu câu sư dung sưng tê giac tai Viêt Nam, việc giới thiệu hê thông giám sát các chiến lợi phẩm săn bắntrên ca nươc, va cácbản án nghiêm khắcdanh cho nhưng ke bi kêt tội buôn lâu sưng tê giac."
Hôi nghi London vê Buôn ban bất hợp pháp các loài hoang da diễn ra vào ngày 12 và 13/2/2014 tới đây hướng đến nhưng cam kêt tư phía cac chinh phu được ưu tiên hang đâu nhằm đâu tranh vơi môi đe doa toàn cầu ngay cang lơn mạnh cua nan buôn ban bất hợp pháp các loài hoang da.Theo dự đoán, sẽ có các nguyên thủ quốc gia va bộ trưởng ngoai giao tư khoang 50 nước, bao gồm các nươc trọng điểm cua nhưng cuôc khung hoang săn trôm tê giac va voi, tham dư Hôi nghi thương đinh câp cao được triêu tâp bơi Thái tư Charles va Thu tương Anh David Cameron này.
Hôi nghi se đi đến một tuyên bố chung nhăm đam bao sự hưởng ứng mang tính hơp tac toan câu cung như nhưng nguôn lưc cân thiêt nhằmxoay chuyển vấn nan buôn ban bất hợp pháp các loài hoang da thông qua cai thiên việc thưc thi phap luât va vai tro cua hê thông tư phap hinh sư; giam thiêu nhu câu sư dung cac san phâm bất hợp pháp tư các loài hoang da, va hô trơ qua trinh phat triên sinh kê thay thế bên vưng.
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Myanmar sẽ giải quyết vấn đề Biển Đông như thế nào? Báo Myanmar Times ngày 30/12 dẫn lời ông U Aung Htoo, Vụ phó Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao Myanmar cho biết, khi đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm tới, nước này sẽ phải tránh bất kỳ hình thức gây áp lực nào từ bên ngoài về vấn đề tranh chấp...