Việt Nam lần đầu tiên có thí sinh giành HCV Olympic Thiên văn học và Vật lý thiên văn quốc tế
Đây là lần thứ ba Việt Nam tham dự IOAA, là lần đầu tiên Việt Nam đoạt Huy chương Vàng tại Olympic Thiên văn học và Vật lý thiên văn quốc tế.
Theo thông tin từ đoàn học sinh Việt Nam tham dự tại cuộc thi Olympic Thiên văn và Vật lí thiên văn quốc tế – International Olympiad on Astronomy and Astrophysics – IOAA 2018 tại Trung Quốc cho biết, đoàn học sinh Việt Nam đã giành được 4 huy chương. Toàn bộ thí sinh dự thi đều đến từ Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam
- Trần Xuân Tùng, học sinh lớp 12 Lý 1 Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam giành Huy chương Vàng.
- Hồ Phi Dũng, học sinh lớp 11 Lý 1, Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam đoạt Huy chương Bạc.
- Lê Trần Đạo và Nguyễn Tô Vĩnh Huy, học sinh lớp 12 Lý 1, Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam đoạt Huy chương Đồng.
Với thành tích này, đoàn Việt Nam đứng thứ 10 trong các nước tham dự cuộc thi.
Olympic Thiên văn học và Vật lý thiên văn quốc tế năm 2018 có 38 nước tham dự với 46 đội, 313 người tham dự gồm 71 giáo viên, 214 học sinh và 28 quan sát viên. Đây là lần thứ ba Việt Nam tham dự IOAA, là lần đầu tiên Việt Nam đoạt Huy chương Vàng.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam đoạt Huy chương Vàng. (Ảnh: Minh Khoi)
Hồ Phi Dũng, học sinh lớp 11 Lý 1, Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam đoạt Huy chương Bạc. (Ảnh: Minh Khoi)
Video đang HOT
Olympic Thiên văn học và Vật lý thiên văn quốc tế tất cả đều bằng tiếng Anh gồm cá phần: Bài thi thực hành (thi quan sát Sao trong nhà chiếu hình, thi bản đồ Sao và thi quan sát bầu trời đêm qua kính thiên văn), bài thi lý thuyết, bài thi xử lý số liệu và bài thi đồng đội.
Olympic Quốc tế về Thiên văn học và Vật lý thiên văn là một kỳ thi thiên văn học thường niên dành cho học sinh trung học.
Năm 2016, trong lần đầu tiên tham dự Olympic quốc tế về Thiên văn học và Vật lý thiên văn, đội tuyển Việt Nam gồm 5 thí sinh đã đoạt giải: 1 Huy chương Bạc, 4 giải khuyến khích.
Đội tuyển Việt Nam tại Olympic Thiên văn học và Vật lý thiên văn quốc tế 2018
Theo Trí Thức Trẻ
Hà Tĩnh: Cô giáo dạy GDCD được học sinh thần tượng lập Fanpage
Phương pháp dạy sinh động của cô Nguyễn Thị Thúy khiến các em học sinh tại trường THTP Cẩm Bình (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) say mê và trông chờ đến tiết học Giáo dục công dân (GDCD). Thậm chí, học trò còn lập hẳn một Fanpage với hơn 3.000 lượt yêu thích dành riêng cho cô Thúy.
Phương pháp "gây nghiện" của cô giáo Thúy
Dù chưa được học hay tiếp xúc, nhưng ở trường THPT Cẩm Bình không học sinh nào không biết đến tên "cô Thúy GDCD". Nhiều thế hệ học sinh đi trước đến học sinh khóa sau đều truyền tai nhau về những bài giảng thú vị của cô.
Điều kì diệu nhất là cô đã khiến các bạn học sinh trở nên say mê giờ học GDCD. Nhiều học sinh thường cúp tiết nhưng cứ giờ cô Thúy là luôn có mặt. Đủ thấy phương pháp của cô "gây mê" các bạn như thế nào.
Bộ môn GDCD được nhiều học sinh đánh giá là khô khan, nhiều lý thuyết nhưng những bài giảng của cô Thúy thiên về rèn luyện kỹ năng và thái độ của học sinh. Mỗi bài học cô Thúy thường xây dựng câu chuyện mà học sinh chính là các nhân vật xử lý tình huống trong đó.
Những bài học cuộc sống cũng được cô lồng ghép để thêm "gia vị" giúp nội dung bài giảng dễ nhớ lâu hơn. Những câu chuyện ấy có thể là những sự kiện đang diễn ra, hoặc cũng có thể là câu chuyện của một người bạn, thậm chí chuyện mà cô gặp trên đường... Nhưng có lẽ câu chuyện các bạn học sinh nhớ nhất vẫn là những câu chuyện từ chính cuộc đời của cô.
Bên cạnh đó, cô Thúy được các bạn học sinh nhận xét là người rất hài hước, dí dỏm. Cô luôn giao lưu, trò chuyện với học sinh để tạo cảm giác gần gũi, khiến các bạn cởi mở hơn, không còn tâm lý "sợ" thầy cô nữa.
Cô Thúy tâm sự: "Lợi thế của bộ môn GDCD chính là thông qua bài kiểm tra mình có thể nắm được tâm lý của các em học sinh. Dù chỉ là giáo viên bộ môn nhưng tôi rất muốn hiểu các em nhiều hơn để giúp các em trong học tập và cuộc sống".
Fanpage của cô Thúy có gần 4.000 lượt yêu thích.
Từ những lần kiểm tra như vậy giúp cô hiểu hơn tính cách, tâm tư của các bạn học sinh. Nhiều trường hợp cá biệt được cô gần gũi cảm hóa trở thành học sinh khá, giỏi. Như bạn K.A. (học sinh khóa 2007 -2010), do hoàn cảnh đặc biệt nên K. A. khá ngỗ nghịch, không muốn học nhất là những tiết học các môn phụ như GDCD. Tuy nhiên, chỉ sau nửa học kỳ, A. đã thay đổi hoàn toàn thái độ với môn học và cả chính với cuộc sống.
K. A cũng là Admin của fanpage "Hội những người yêu thích cô Thúy - GDCD THPT Cẩm Bình". K.A. chia sẻ về cô giáo của mình trên fanpage: "Tôi đã không còn là con bé bướng bỉnh, để cô phải để mắt tới ngay lần đầu tiên nhận lớp chủ nhiệm, cũng không còn để cô phải viết thư tay gửi riêng suốt, cuốn sổ tu dưỡng đạo đức nhoe nhoét mực đỏ cũng chỉ còn là dĩ vãng;... tôi giữ trong tim kí ức về những ân tình những kỉ niệm, và sẽ nhắc nhớ đến mãi mãi về sau! Để cám ơn cô về một thời đã vì tôi như thế!".
Nghị lực sống của cô là bài giảng thực tiễn nhất
Điều khiến học sinh khâm phục và yêu quý hơn ở cô Thúy chính là nghị lực vươn lên trong cuộc sống của cô. "Bản lĩnh sống mạnh mẽ vượt qua bệnh tật ốm đau, nụ cười lạc quan yêu đời, tấm lòng yêu thương chan chứa, cảm hóa những "học trò cá biệt"... của cô, là tấm gương sáng để lớp lớp học trò Cẩm Bình noi theo", một học sinh cũ đã viết về cô Thúy trên facebook.
Rất nhiều thế hệ học sinh đều dành những lời yêu thương trên fanpage đến cô Thúy.
Gần 20 năm trong nghề thì có đến 20 năm cô phải chống chọi với hội chứng thận hư. Sau một đêm ngủ dậy, cô tự dưng bị sưng mắt và sau đó cả người cũng sưng tấy. Cô được các bác sĩ chẩn đoán là viêm cầu thận cấp. Sau khi điều trị cô về nhà nhưng chỉ sau 2 năm cô bị tái phát và bệnh nặng hơn.
Do uống thuốc lâu ngày, cô đã bị một số biến chứng do tác dụng phụ của thuốc như loãng xương, đau dạ dày, đục thủy tinh thể...
Nhớ lại quãng thời gian này, cô Thúy tâm sự "Đây là thời gian khó khăn nhất với tôi nhưng vô cùng đáng nhớ. Trong thời gian tôi nằm điều trị 19 ngày thì mỗi ngày đều có 19 giáo viên của nhà trường thay nhau lên viện chăm sóc cơm nước cho tôi và các con. Họ còn vận động chồng con nấu cơm mang vào cho tôi. Phụ huynh học sinh còn quyên góp tiền đóng tiền thuốc, tiền viện phí cho tôi".
Mỗi bài học của cô Thúy đều hấp dẫn học sinh bởi phương pháp gần gũi và thực tiễn.
Vừa chống chọi với bệnh tật, cô vừa hăng say tham gia các công tác của trường và giành được nhiều thành tích cao. Năm 1998-1999, cô đạt danh hiệu Giáo viên giỏi cấp tỉnh, từng có 5 năm liên tục có sáng kiến kinh nghiệm đạt bậc 4/4 cấp sở; điển hình tiên tiến Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của huyện.
Từ năm 1997 đến nay, năm nào cô cũng được tập thể tín nhiệm bầu vào Ban chấp hành Công đoàn, Phó Chủ tịch Công đoàn trường; từ năm 2008 đến nay, cô là Tổ trưởng chuyên môn Tổ Sử - GDCD; từ năm 2012 đến nay, là Bí thư Chi bộ Văn - Ngoại ngữ - Sử - GDCD. Năm 2009 cô là giáo viên "giỏi việc nước - đảm việc nhà" do Liên đoàn Lao động tỉnh tặng thưởng, Giải Nhất toàn tỉnh cuộc thi Bí thư chi bộ cơ sở...
Nhận xét về cô Thúy, thầy Nguyễn Văn Quang - Hiệu trưởng trường THPT Cẩm Bình cho biết: "Dù mang bệnh trong người nhưng cô Thúy luôn lạc quan, yêu đời, là người truyền lửa cho giáo viên và học sinh trong trường. Dù là dạy học hay các nhiệm vụ kiêm nhiệm, cô đều hoàn thành xuất sắc".
Phượng Vũ - Hà Phương
Theo Dân trí
Đưa đờn ca tài tử vào trường học Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (xã Trường Tây, H.Hòa Thành, Tây Ninh) vừa đưa môn học đờn ca tài tử Nam bộ vào giảng dạy cho học sinh như là cách bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Học sinh Trường THPT Nguyễn Chí Thanh trong giờ học môn đờn ca tài...