Việt Nam lần đầu ghép tim cho người từng cấy tim nhân tạo bán phần
Người phụ nữ 39 tuổi từng cấy tim nhân tạo bán phần cách đây 5 năm, đã được ghép tim thành công, sẵn sàng cho một cuộc đời mới.
Tối 19-5, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết vừa thực hiện thành công ca ghép tim cho một nữ bệnh nhân 39 tuổi, ngụ ở Thanh Hóa. Đáng lưu ý, bệnh nhân này đã cấy tim nhân tạo bán phần cách đây 5 năm.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện ca ghép tim cho người từng cấy tim nhân tạo.
Các y bác sĩ dành phút mặc niệm tri ân người chết não hiến đa tạng. Ảnh: BVCC
Ca ghép tim này là một trong 4 ca ghép tạng được thực hiện vào ngày 14-5 tại bệnh viện. Người hiến đã hiến 4 tạng gồm tim, gan và 2 thận để mang lại cuộc đời mới cho 4 người bệnh.
Trước đó, ngày 13-5, bệnh viện đã tổ chức hội chẩn đa ngành xuyên đêm để xây dựng kế hoạch ghép tạng, đảm bảo nhân lực, trang thiết bị, thuốc cho các ca ghép sẽ được tiến hành tại bệnh viện.
Trong 4 ca ghép được tiến hành, ca ghép tim cho bệnh nhân đã cấy tim nhân tạo bán phần được đánh giá là phức tạp nhất.
Theo Thiếu tướng – bác sĩ Lê Hữu Song, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, nguy cơ rủi ro của ca ghép tim cho nữ bệnh nhân từng cấy tim nhân tạo bán phần này là rất cao.
Nữ bệnh nhân này được chẩn đoán suy tim giai đoạn cuối, phân suất tống máu giảm do bệnh cơ tim giãn.
Video đang HOT
Các y bác sĩ thực hiện ca ghép tim cho người từng cấy tim nhân tạo. Ảnh: BVCC
Là phẫu thuật viên chính của ca ghép tim, Đại tá – TS.BS Ngô Vi Hải, Chủ nhiệm Khoa Ngoại lồng ngực, cho biết: “Bệnh nhân sống hoàn toàn lệ thuộc vào máy, nghĩa là nếu hệ thống ngừng hoạt động, bệnh nhân sẽ tử vong ngay”.
Chia sẻ về những khó khăn của ca phẫu thuật này, bác sĩ Ngô Vi Hải nói: “Khó khăn đầu tiên của ca ghép tim này là bệnh nhân đã từng được mổ, cấy tim nhân tạo bán phần, do vậy tim sẽ rất dính. Khi mở ngực, nếu không cẩn thận sẽ có nguy cơ thủng, rách buồng tim gây chảy máu ồ ạt”.
Cùng với đó, khối tim nhân tạo bán phần cũng khá lớn, nằm ở vị trí sâu nhất trong khoang màng tim, có nguy cơ dính rất nhiều vào các cơ quan lân cận như phổi, màng tim, cơ hoành, gây khó khăn rất nhiều cho việc bóc tách.
Tiếp đó, cần phải điều khiển đồng bộ giữa hoạt động của tim nhân tạo bán phần và máy tuần hoàn ngoài cơ thể sử dụng thay thế cho tim và phổi trong phẫu thuật.
“Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện tại Việt Nam, do vậy chưa đơn vị nào trong nước có kinh nghiệm. Chúng tôi đã rất thận trọng tính toán mọi tình huống và đưa ra giải pháp chiến thuật hợp lý để thực hiện ca mổ một cách an toàn”, bác sĩ Hải nói.
Quá trình gỡ dính, cắt trái tim bệnh lý và khối tim nhân tạo bán phần ra khỏi cơ thể người bệnh mất 3 giờ đồng hồ. Sau khi ghép tim mới cho người bệnh, các bác sĩ mất thêm 1 giờ nữa để cầm máu kỹ lưỡng các diện bóc tách.
“Gần 5 giờ chiều 14-5, những nhịp đập đầu tiên ở người nhận tim đã chạy trên màn hình monitor, các tạng khác cũng thực hiện thành công”, bác sĩ Hải cho biết.
Hiện, sức khỏe của các bệnh nhân đều phục hồi tốt, tiếp tục được theo dõi và chăm sóc tại bệnh viện.
Bà hiến tạng cứu sống cháu 2 tuổi suy gan giai đoạn cuối
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec vừa cứu sống thành công bé gái 2 tuổi suy gan giai đoạn cuối bằng gan hiến của bà ngoại 52 tuổi.
Hai bà cháu hồi phục nhanh chóng sau phẫu thuật.
Nhập viện với thời gian sống chỉ tính bằng ngày
Ngày 14/3/2024, khi được đưa đến Vinmec, bé B.L.C (27 tháng tuổi) đã ở trong tình trạng suy gan giai đoạn cuối, nhiều lần nhiễm trùng đường mật và nhiễm khuẩn huyết, liên tục sốt. Cân nặng bé chỉ 10 kg nhưng bụng đã chứa tới hơn 1,3 lít dịch cổ chướng gây nên tình trạng khó thở, chèn ép cơ hoành, chảy máu, vỡ tĩnh mạch thực quản do tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
Trước đây, bé L.C được xác định bị teo đường mật bẩm sinh, từng được phẫu thuật Kasai để nối mật - ruột lúc 3 tháng tuổi. Diễn biến 1 năm sau mổ cho thấy bé không may nằm trong số các trường hợp teo đường mật bẩm sinh, không đạt được hiệu quả sau mổ. Hệ thống đường mật trong và ngoài gan của bé không được lưu thông, khiến gan ứ mật dẫn đến xơ hóa và cuối cùng là suy gan với nhiều biến chứng nặng như vỡ tĩnh mạch thực quản gây xuất huyết tiêu hóa, cổ chướng. Các bác sĩ tại Vinmec cho biết bé L.C phải được ghép gan, nếu không sẽ nguy hiểm tính mạng.
Tuy nhiên, các kết quả kiểm tra, đánh giá giải phẫu gan cả bố và mẹ L.C đều cho kết quả không phù hợp. Tình trạng xơ gan của bé ngày càng xấu đi, không đáp ứng với điều trị và suy dinh dưỡng nặng, thời gian sống của bé có thể chỉ tính được bằng ngày, bằng tuần. May mắn thay, bà ngoại của bé - bà H.T.L (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) lại đủ điều kiện hiến gan cho cháu gái sau khi xét nghiệm và vượt qua 3 vòng kiểm tra chặt chẽ.
Ngay lập tức, đội ngũ y bác sĩ Vinmec khẩn trương hội chẩn, chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thực hiện thành công ca đại phẫu phức tạp. Ca ghép không chỉ nhằm mục đích giải quyết triệt để vấn đề suy gan, mà giải quyết gốc rễ các biến chứng của tình trạng teo đường mật bẩm sinh nguy hiểm cho bé L.C.
Được các bác sĩ trong ekip phẫu thuật chăm sóc kỹ lưỡng trong suốt quá trình mổ và hậu phẫu, thể trạng bé L.C. đã cải thiện nhanh chóng sau ca mổ, da không còn vàng, bụng thon gọn hơn, ăn uống tốt và bắt đầu tăng cân. Các chỉ số cho thấy chức năng mảnh ghép đã ổn định. Theo các bác sĩ, tiếp theo, chỉ cần sử dụng thuốc chống thải ghép, bé hoàn toàn có thể trở lại với cuộc sống bình thường.
Bà H.T.L - bà ngoại bé B.L.C (ngoài cùng bên trái) hồi phục nhanh chóng, ra viện chỉ sau 5 ngày phẫu thuật hiến gan
Bên cạnh đó, bà ngoại của bé cũng đã hồi phục sức khỏe và được xuất viện chỉ sau 5 ngày kể từ khi phẫu thuật hiến gan.
Chứng kiến con gái và mẹ đều bình an và hồi phục rất tích cực, chị P.T.L - mẹ bé L.C xúc động chia sẻ: "Được bà ngoại cho một phần cơ thể, được các bác sĩ Vinmec hết lòng cứu chữa, con tôi như được sinh ra lần thứ 2. Là mẹ cháu, không có hạnh phúc nào trọn vẹn với tôi hơn lúc này".
Hoàn toàn làm chủ ca đại phẫu "đa khoa" phức tạp
Ca đại phẫu kéo dài 8 giờ đồng hồ cho bệnh nhân chỉ vỏn vẹn 10 kg bị suy gan thực sự là một thách thức. Để có thể tạo hình mạch máu chính xác, khớp với mạch máu của người lớn, vốn có đường kính lớn gấp 3 lần mạch máu của trẻ em, kỹ thuật của bác sĩ thực hiện phải rất cao. Đồng thời, toàn bộ quy trình gây mê cũng như hồi sức tích cực, chăm sóc sau mổ đòi hỏi sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nhiều chuyên khoa, tuân thủ các quy trình chuyên môn nghiêm ngặt để tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kinh nghiệm thực hiện nhiều ca ghép gan trẻ em cùng các chuyên gia Hàn Quốc, Nhật Bản, trong đó có trường hợp bệnh nhân chỉ nặng 7 kg, ekip ghép gan của Vinmec đã hoàn toàn làm chủ ca mổ của bé L.C.
Ngay sau khi hoàn tất ca phẫu thuật, ekip gây mê đã rút ống nội khí quản để bé tự thở, giúp giảm áp lực trong lồng ngực, tăng chất lượng mảnh gan mới ghép và tránh nguy cơ viêm phổi cho người bệnh.
Bé L.C đã được đội ngũ y bác sĩ Vinmec phẫu thuật giảm đau bằng phương pháp ESP an toàn và không gây tác dụng phụ
"Ekip gây mê Vinmec đã liên tục xét nghiệm, điều chỉnh các chỉ số máu, nước tiểu cần thiết, chăm chút từng chi tiết nhỏ trong suốt ca mổ. Bệnh nhân được giảm đau bằng phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống ESP, an toàn và không gây tác dụng phụ. Nhờ đó, ngay khi ca mổ kết thúc, con đã được rút nội khí quản, tỉnh táo" , ThS.BS Vũ Tuấn Việt - Trưởng Khoa Gây mê, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City chia sẻ về ca phẫu thuật.
PGS.TS.BS Phạm Đức Huấn - Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật - Tiết niệu Vinmec nhận định, những thành công trong ghép gan ở trẻ em có thể đem lại sự thay đổi cuộc sống lâu dài, rất có ý nghĩa cho người bệnh. Teo đường mật là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhiều trẻ đang phải chờ ghép. Vì vậy, những ca phẫu thuật thành công như bé L.C như tiếp thêm hy vọng cho các gia đình có con đang phải chiến đấu với căn bệnh này.
Ths.BS Đào Đức Dũng - phẫu thuật viên chính của ca mổ, có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tiêu hóa, Gan - Mật - Tụy và Ngoại tiêu hóa
"Thời gian tới đây, Vinmec cũng sẽ đẩy mạnh ghép gan trẻ em, cùng với phát triển kỹ thuật ghép gan ở người lớn hiện nay", ông cho biết.
Cho đến nay, Vinmec cũng là một trong số ít các bệnh viện ở Việt Nam thực hiện thường quy ghép gan cho cả trẻ em và người lớn và là bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam thực hiện được việc rút ống nội khí quản ngay sau phẫu thuật ghép gan. Trong những năm qua, Vinmec đã chia sẻ kinh nghiệm trong gây mê hồi sức ghép gan với nhiều đồng nghiệp trong và ngoài nước, góp phần nâng cao chất lượng ghép gan ở Việt Nam.
Bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt. Việc thiếu máu do thiếu sắt kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu phải chú ý bổ sung sắt đầy đủ, đúng cách để có...