Việt Nam là thị trường di động tiềm năng tại Đông Nam Á
Báo cáo của hãng nghiên cứu Pyramid cho thấy sự phát triển nhanh của thị trường di động tại khu vực Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia tăng trưởng nóng nhất.
Theo dự đoán, từ nay đến năm 2020, các thuê bao di động tại khu vực Đông Nam Á sẽ phần lớn sử dụng mạng 3G (71%), trong khi chỉ 17% sử dụng 4G và 12% dùng 2G. Dữ liệu di động sử dụng hàng tháng sẽ tăng từ 1 GB lên 3 GB trong khoảng thời gian này.
Các nhà khai thác dịch vụ mạng của khu vực tập trung phủ sóng tại các đô thị lớn do mật độ dân cư cao. Tuy nhiên, trong 5 năm tới khu vực này sẽ bão hòa và các nhà mạng sẽ chuyển dần ra khu vực nông thôn. Ngoài ra, giá cước tại đây sẽ giảm, cùng với đó là sự xuất hiện các chương trình khuyến mại và liên kết với các dịch vụ tin nhắn OTT nhằm tăng tính cạnh tranh.
Biểu đồ thể hiện kết nối di động/dân số tại các khu vực trọng điểm.
Video đang HOT
Nhà mạng Viettel là một trong bốn nhà mạng được hãng nghiên cứu Pyramid nhắc đến bên cạnh Maxis (Malaysia), MPT (Myanmar) và AIS (Thái Lan).
Việt Nam cùng với Singapore, Brunei, Malaysia và Thái Lan được đánh giá là những thị trường di động có tốc độ tăng trưởng nóng, đặc biệt là việc sử dụng dữ liệu di động. Lào, Campuchia và Myanmar vẫn đang tăng trưởng về số lượng thuê bao mới.
Theo báo cáo, tốc độ thâm nhập di động của Đông Nam Á lên tới 124 kết nối di dộng trên 100 dân, ngang với khu vực Tây Âu và cao hơn Bắc Mỹ cũng như các khu vực khác của châu Á.
Trần Tiến
Theo Zing
Tỷ lệ smartphone tại Việt Nam vượt tỷ lệ đô thị hoá
Thống kê mới nhất của Ericsson cho thấy, tỷ lệ đô thị hoá của Việt Nam chỉ đạt 34% nhưng tỷ lệ thuê bao di động sử dụng smartphone đã lên tới 40% trong năm 2015.
Báo cáo Ericsson Mobility Report chuyên về khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương cho thấy tính đến cuối năm 2015, số thuê bao di động của khu vực này đạt 1 tỷ, chiếm 14% toàn cầu. Dự kiến tới năm 2021, mạng 4G/LTE sẽ cung cấp cho 75% khu vực.
Trong khi đó, tại Việt Nam, tỷ lệ thuê bao di động sử dụng smartphone hiện đạt 40% và dự kiến sẽ tăng lên 70% trong vòng ba năm tới. Đại diện Ericsson đánh giá Việt Nam đã sẵn sàng để triển khai 4G/LTE trong năm 2016.
Tỷ lệ thuê bao smartphone của Việt Nam hiện là 40% còn tỷ lệ đô thị hoá là 34%.
Rất nhiều smartphone bán ra ở Việt Nam đã tích hợp sẵn LTE và sự tăng trưởng về lưu lượng dữ liệu di động đang đặt ra yêu cầu cao cho các nhà khai thác trong việc đảm bảo mạng di động hoạt động hiệu quả và ổn định.
Báo cáo cũng cho thấy, Việt Nam sẽ gặp những thách thức về vùng phủ ứng dụng. Vùng phủ ứng dụng là phạm vi địa lý mà ở đó băng rộng di động đảm bảo cho ứng dụng nhất định có thể hoạt động ưng ý cho người dùng.
Việc sử dụng các thiết bị thông minh tạo nên sự gia tăng về lưu lượng di động và ngày càng nhiều thuê bao nâng cấp lên những gói cước có dung lượng lớn hơn. Số thuê bao dùng gói dữ liệu dưới 1 GB trong năm 2015 đã giảm đi so với năm 2014 trong khi số thuê bao chuyển sang các gói cước có dung lượng cao lại tăng nhanh. Trong năm 2015, 40% thuê bao ở khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương đăng ký gói cước 2,1-5 GB trong khi năm 2014 tỉ lệ này chỉ có 30%.
Minh Minh
Theo VNE
Người dùng hào hứng xen lẫn lo lắng với mạng 4G tại Việt Nam Kết nối 4G gây ấn tượng khi có tốc độ thử nghiệm cao hơn cả mạng cáp quang nhưng người dùng vẫn lo lắng về chất lượng dịch vụ khi đưa vào sử dụng rộng rãi. Người dùng đổi sim hỗ trợ 4G tại TP Vũng Tàu và TP HCM. Các nhà mạng tại Việt Nam đang tiến hành thử nghiệm rộng rãi...