Việt Nam khởi xướng và đồng sáng lập Nhóm bạn bè của UNCLOS
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc cảm ơn các nước đã ủng hộ và hưởng ứng sáng kiến, khẳng định Việt Nam vinh dự là một trong 12 nước sáng lập Nhóm bạn bè của UNCLOS.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc. (Ảnh: Hữu Thanh/TTXVN)
Lễ ra mắt Nhóm bạn bè của Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 với sự tham dự của Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề pháp lý kiêm Cố vấn pháp lý của Liên hợp quốc Miguel de Serpa Soares và đại diện 96 nước thành viên Liên hợp quốc đã diễn ra ngày 30/6 tại New York.
Đây là sáng kiến do Việt Nam và Đức khởi xướng.
Phát biểu tại sự kiện, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Soares khẳng định UNCLOS là văn kiện toàn diện, điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển và đại dương, là khuôn khổ cho hợp tác quốc tế, khu vực và quốc gia trong các lĩnh vực biển, đóng góp vào quản trị đại dương, thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững biển và đại dương, duy trì trật tự pháp lý trên biển, giải quyết hòa bình tranh chấp.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc đề nghị các quốc gia thành viên UNCLOS tăng cường xây dựng năng lực nhằm tuân thủ UNCLOS và tham gia tích cực vào các diễn đàn thảo luận các vấn đề liên quan đến biển và đại dương.
Video đang HOT
Đại diện nhiều nước tham gia Nhóm bạn bè của UNCLOS đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam và Đức, cho rằng sáng kiến này đã đáp ứng kịp thời sự quan tâm và nhu cầu đề cao vai trò, giá trị của UNCLOS, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS , tạo cơ chế phối hợp cùng giải quyết thách thức đối với UNCLOS và thách thức trong lĩnh vực biển và đại dương như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Các ý kiến cho rằng tất cả quốc gia, bất kể điều kiện kinh tế- xã hội, địa lý, đều có lợi ích chặt chẽ trong tuân thủ thực hiện UNCLOS, đánh giá cao Nhóm bạn bè tạo diễn đàn cởi mở, trao đổi thẳng thắn, rộng rãi về các vấn đề cùng quan tâm.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc cảm ơn các nước đã ủng hộ và hưởng ứng sáng kiến, khẳng định Việt Nam vinh dự là một trong 12 nước sáng lập Nhóm bạn bè, qua đó khẳng định cam kết của Việt Nam tuân thủ, đề cao UNCLOS, Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Đại sứ Đặng Đình Quý bày tỏ mong muốn Nhóm bạn bè sẽ đóng góp vào tăng cường hiểu biết về UNCLOS, chia sẻ thực tiễn tốt trong áp dụng UNCLOS vào phân định biển, giải quyết hòa bình tranh chấp, mô hình quản trị đại dương, từ đó hỗ trợ thực hiện UNCLOS và đáp ứng quan tâm chung của cộng đồng quốc tế.
Trả lời phóng viên TTXVN trong cuộc phỏng vấn nhanh bên lề sự kiện trên, Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định: “Sự kiện này là cơ hội để các nước cùng trao đổi nâng cao nhận thức của mình về tầm quan trọng của các luật biển theo cách nào đó mà vừa thực hiện được lợi ích của mình nhưng đồng thời cũng vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, đồng thời tạo ra diễn đàn đẩy mạnh tinh thần thượng tôn pháp luật trong giải quyết các vấn đề khúc mắc khác nhau trong quan hệ quốc tế. Đối với Việt Nam sự kiện này có ý nghĩa rất quan trọng bởi đây là nhóm đầu tiên do chúng ta khởi xướng, chúng ta vận động để hoạt động trong một lĩnh vực rất thiết thân với mình: đó là hiểu luật biển như thế nào cho đúng, áp dụng luật biển thế nào cho đúng, vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.”
Nhóm bạn bè là một hình thức tổ chức mở, không chính thức, nhằm quy tụ các nước có cùng quan tâm về một vấn đề cụ thể.
Theo thống kê không chính thức, hiện có khoảng 90 nhóm bạn bè về các lĩnh vực khác nhau tại Liên hợp quốc. Việt Nam đã tham gia một số nhóm bạn bè.
Nhóm bạn bè của UNCLOS là nhóm đầu tiên Việt Nam khởi xướng, đồng chủ trì vận động thành lập và tham gia nhóm nòng cốt chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động trong thời gian tới.
Thành viên Nhóm bạn bè của UNCLOS đại diện cho tất cả các khu vực địa lý, bao gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhiều nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Indonesia, Philippines, Brunei, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Australia, New Zealand và các khu vực khác.
Việt Nam kêu gọi duy trì hỗ trợ nhân đạo cho Syria trong bối cảnh tiến trình chính trị bế tắc
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 25/6 đã tiến hành phiên họp định kỳ về tiến trình chính trị tại Syria.
Tại cuộc họp, Việt Nam kêu gọi duy trì hỗ trợ nhân đạo cho người dân Syria trong bối cảnh tiến trình chính trị tại quốc gia này vẫn đang bế tắc.
Quang cảnh phiên họp, ngày 25/6 (giờ địa phương). Ảnh: Hữu Thanh/TTXVN
Báo cáo trước HĐBA, Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Syria Geir Pedersen nhấn mạnh cần có sự thống nhất trong việc tìm kiếm giải pháp chính trị cho khủng hoảng tại Syria trên cơ sở Nghị quyết 2254 của HĐBA; kêu gọi cộng đồng quốc tế thiết lập các cơ chế đối thoại mới nhằm từng bước hỗ trợ giải quyết tình hình.
Hiện nay, Đặc phái viên đang tiếp tục làm cầu nối thúc đẩy đàm phán trong khuôn khổ Uỷ ban Hiến pháp giữa các Chính phủ và phe đối lập. Phó Đặc phái viên đang trực tiếp có mặt tại Damascus để trao đổi với hai bên nhằm thống nhất thủ tục làm việc, hướng tới việc đi vào trao đổi thực chất về nội dung dự thảo Hiến pháp sau khi không có tiến triển gì kể từ khi thành lập Uỷ ban Hiến pháp vào tháng 11/2019. Đặc phái viên cho biết đang duy trì trao đổi chặt chẽ với các đối tác quốc tế và khu vực nhằm hỗ trợ tiến trình đàm phán này.
Dù các thoả thuận ngừng bắn cơ bản được duy trì trên thực địa trong hơn một năm nay, Đặc phái viên chỉ ra nhiều dấu hiệu của khả năng leo thang xung đột trong tháng vừa qua, đặc biệt là vụ tấn công ngày 12/6 vào bệnh viện Al-Shifa'a tại Afrin, phía Bắc Syria, gây nhiều thương vong cho dân thường và nhân viên y tế. Khu vực Tây Bắc gần đây cũng chứng kiến căng thẳng leo thang khiến hàng ngàn dân thường bị buộc rời khỏi nơi cư trú. Hoạt động của khủng bố ở nhiều khu vực không có dấu hiệu suy giảm .
Ngoài ra, trong bối cảnh HĐBA chuẩn bị xem xét gia hạn cơ chế viện trợ xuyên biên giới tới Syria, Đặc phái viên nhắc lại lời kêu gọi của Tổng thư ký LHQ về việc cần tiếp tục duy trì cơ chế này thêm 12 tháng để bảo hỗ trợ nhân đạo cho người dân tại khu vực Tây Bắc.
Chia sẻ quan tâm của thành viên HĐBA, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, nhấn mạnh việc cần xây dựng lòng tin giữa các bên nhằm thúc đẩy tiến trình chính trị, đề cao vai trò hỗ trợ quan trọng của cộng đồng quốc tế thông qua việc tăng cường đối thoại, giải quyết các khác biệt hiện có. Đại sứ Đặng Đình Quý kêu gọi các bên kiềm chế và duy trì môi trường an ninh thuận lợi cho việc thúc đẩy giải pháp chính trị; nhấn mạnh cần phối hợp trong cuộc chiến chống khủng bố để bảo đảm tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có luật nhân đạo quốc tế.
Các bên ở Myanmar cần ngừng ngay bạo lực, khôi phục lòng tin, bắt đầu đối thoại, hòa giải Ngày 18/6, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã họp và thông qua Nghị quyết về tình hình ở Myanmar với 119 phiếu thuận, 1 phiếu chống và 36 phiếu trắng. Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đại sứ Đặng Đình Quý. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại LHQ) Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng...