Việt Nam đón 6,8 triệu khách quốc tế năm 2012
Năm 2012 lượng khách quốc tế tăng 14%, do số khách từ đường biển tăng gấp 6 lần năm trước. Tuy nhiên, khách đến từ các thị trường trọng điểm như Anh, Pháp, Canada có chiều hướng giảm.
Theo Tổng cục Du lịch, số khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2012 đạt hơn 6,8 triệu lượt, vượt kế hoạch 0,3 triệu lượt và tăng gần 14% so với năm 2011. Khách du lịch nội địa đạt 32,5 triệu lượt, tăng hơn 8,3% so với năm 2011. Nhờ vậy, tổng thu từ hoạt động du lịch năm 2012 đạt 160.000 tỷ đồng, tăng trên 23% so với năm trước.
Các quốc gia có lượng khách đến Việt Nam tăng mạnh nhất là Nga với gần 71,5%; Phần Lan tăng gần 43%; Hàn Quốc tăng gần 30%; Malaysia tăng hơn 28%; Lào tăng trên 27%; Thái Lan tăng hơn 24%; Nhật tăng gần 20%… Tuy nhiên, các thị trường châu Âu với số khách chi trả cao đã giảm mạnh như Tây Ban Nha giảm 3,6%, Đức giảm 6,4%, Bỉ giảm 13,5%…
Khách tàu biển của Saigontourist thăm miền Tây nam bộ. Ảnh: Đoàn Loan.
Video đang HOT
Đặc biệt, khách đi theo các tàu biển đến Việt Nam tăng gấp 6 lần năm trước, trong khi đi đường hàng không chỉ tăng 10%. Nhiều hãng tàu Costa, Amazara Journey, Star Cruises, SuperStar Aquarius… mang theo hàng nghìn khách du lịch đã cập các vùng biển Việt Nam.
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, dù có phân loại mục đích đến của khách quốc tế như nghỉ dưỡng, công tác, thăm thân… song trừ người đến Việt Nam học tập hay lao động có thời hạn, thì tất cả khách quốc tế đến đều được tính là khách du lịch vì có sử dụng dịch vụ đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi tại Việt Nam.
Tuy nhiên, lãnh đạo ngành du lịch thừa nhận nguồn khách có khả năng chi trả cao và đi đường hàng không có xu hướng giảm trong năm qua, chỉ tăng cao tại các thị trường khách đường bộ như Trung Quốc và khách tàu biển. Đây là số khách sử dụng dịch vụ không nhiều và có mức chi trả thấp.
Ông Cường cho biết, năm 2013, ngành du lịch sẽ tập trung cho chất lượng hơn là số lượng, hướng đến khách du lịch chi trả cao vì “thà đón một người chi trả cao còn hơn 100 người trả thấp”.
Theo VNE
Doanh nghiệp kêu khó khăn, xin hoãn tăng lương tối thiểu
Doanh nghiệp với lý do tiếp tục gặp khó khăn trong 6 tháng cuối năm 2012 nên xin hoãn thời điểm tăng lương tối thiểu từ 3 - 6 tháng so với quy định. Tuy nhiên khảo sát cho thấy, nếu không tăng lương, đời sống tối thiểu của người lao động không được đảm bảo.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đưa ra hai phương án về mức tăng lương tối thiểu áp dụng từ 1/1/2013. Cụ thể, phương án 1 sẽ tăng lên 2.700.000 đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I vùng II là 2.400.000 đồng/tháng vùng III là 2.130.000 đồng/tháng và vùng IV là 1.930.000 đồng/tháng.
Ở phương án 2: Mức 2.500.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I vùng II mức 2.250.000 đồng/tháng vùng III mức 1.950.000 đồng/tháng vùng IV 1.800.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên tại tại hội nghị lấy ý kiến đề án tăng lương do Bộ LĐ-TB&XH vừa tổ chức, Vụ Tiền lương đưa ra công bố từ Tổng cục Thống kê, có tới gần 26.600 doanh nghiệp (DN) giải thể, ngừng hoạt động trong 6 tháng đầu năm (tăng 5,4% so với cùng kỳ). Riêng tại TPHCM có tới gần 70% DN báo lỗ.
Với những khó khăn nhìn thấy trong 6 tháng cuối năm, một số DN đã đề nghị hoãn thời điểm tăng lương tối thiểu 3 - 6 tháng so với quy định (1/1/2013). Ông Ngô Chí Hùng, Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp - khu chế xuất Hà Nội, đưa ra đề xuất, nên dồn thời điểm điều chỉnh lương trong các loại hình DN cùng với thời điểm tăng của khối hành chính sự nghiệp (tức là vào ngày 1/5/2013).
Đời sống tối thiểu của NLĐ không được đảm bảo với mức lương hiện nay. (Ảnh: Lao Động)
Còn đại diện Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) chi nhánh phía Nam lại báo cáo không ít DN phía Nam không đóng góp ý kiến cho rằng chỉ nên tăng 10-15% so với mức lương hiện hành hoặc tăng cụ thể từ 300-350 nghìn đồng là phù hợp... Tuy nhiên, nhiều đại biểu tham gia tại hội nghị không đồng tình với ý kiến "bàn lùi" của DN, bởi hiện đời sống của người lao động (NLĐ) đang gặp rất nhiều khó khăn.
Đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đưa ra kết quả khảo sát, mức lương tối thiểu hiện nay chỉ đáp ứng được hơn 60% nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình. Khảo sát này tương đồng với với nghiên cứu của Bộ LĐ-TB&XH, mức lương tối thiểu theo từng vùng (2 triệu đồng/tháng áp dụng cho vùng I và 1,4 triệu đồng/tháng áp dụng cho vùng IV) mới chỉ đáp ứng được khoảng 57-63% nhu cầu của NLĐ. Trong khi liên tục trong thời gian gần đây, giá điện tăng, nước tăng, xăng dầu tăng kéo theo các mặt hàng khác đều tăng.
Nhận định vấn đề, ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH khẳng định, Bộ đã lường trước việc điều chỉnh lương tối thiểu sẽ gây ảnh hưởng đến DN trong thời điểm khó khăn. Tuy nhiên việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng theo đúng quy định của Bộ luật Lao động là cần thiết, bởi với mức trượt giá như hiện nay, mức lương cơ bản không còn đảm bảo đời sống cho NLĐ. Về phía DN, ông Huân khẳng định, Chính phủ sẽ có những điều chỉnh hỗ trợ đối với DN thực sự đang gặp khó khăn.
Ông Huân cũng cho biết, trong tháng 9 tới, dự thảo điều chỉnh lương tối thiểu trong các loại hình DN sẽ được trình Chính phủ và sẽ được công bố vào tháng 10 tới. Ngoài ra, từ năm 2013 sẽ có Hội đồng Tiền lương quốc gia. Hội đồng này có nhiệm vụ như một trọng tài điều hành và cân đối quyền lợi và trách nhiệm giữa hai bên gồm người lao động và giới chủ. Từ đó Hội đồng sẽ quyết định mức điều chỉnh lương phù hợp hàng năm.
Theo VNE
Cơn bão cuối cùng năm 2012 vào biển Đông Với sức gió 62-74 km/h, bão Wukong đang tiến vào biển Đông với tốc độ 20-25 km/h. Bão có khả năng ảnh hưởng đến quần đảo Trường Sa và các tỉnh từ Khánh Hòa đến Cà Mau. Ngày 25/12, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông miền Nam Philippines đã mạnh lên thành bão và có tên quốc tế là WuKong....