Việt Nam – Điểm sáng làm chủ kỹ thuật ghép tạng đỉnh cao của khu vực
Năm 2024 đã khép lại, cùng với nhiều thành công của ngành Y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Chuyên ngành ghép tạng của Việt Nam đã ghi thêm nhiều dấu ấn, đưa y học Việt Nam trở thành một trong những điểm sáng về ghép tạng của khu vực…
Thành công của chuyên ngành ghép tạng năm 2024 nổi trội là ca ghép tim – gan đồng thời trên cùng một bệnh nhân sự sống tính theo ngày; ghép khí quản cho bệnh nhân; ghép gan cho bệnh nhân suy gan tối cấp, sự sống tính theo giờ…
Cùng đó, nhiều ca ghép tạng khác như ghép phổi, ghép giác mạc, ghép tim, gan cho bệnh nhi… thành công, đã giúp hàng chục cuộc đời mong manh hồi sinh sự sống…
Những ca ghép tạng hồi sinh sự sống mong manh
Những ngày cuối năm 2024, bệnh nhân Hiền, 36 tuổ.i ở Nghệ An đã được rời Bệnh viện (BV) Phổi Trung ương về nhà với một cơ thể khỏe mạnh sau 7 tháng nằm viện, trải qua 1 ca ghép phổi, vài ca phẫu thuật do bệnh nền. Chị Hiền cho biết, giờ đây chị có thể tự làm các công việc phục vụ bản thân, đi bộ được hàng trăm mét mà không biết mệt. Chị mong muốn trở về nhà, nơi có gia đình của mình để phục hồi sức khỏe…
Bệnh nhân Hiền trước đó được chẩn đoán ngoài căn bệnh tràn dịch màng phổi, còn mắc thêm một căn bệnh hiếm có tên bệnh LAM – còn gọi là bệnh phổi đột lỗ. Nguyên nhân là do một sự tăng trưởng không đau của tế bào cơ trơn xung quanh phổi, các mạch má.u phổi, mạch bạch huyết và màng phổi.
Để cứu sống chị Hiền, các y bác sĩ BV Phổi Trung ương đã đưa ra một số giải pháp, trong đó ghép phổi là tối ưu nhất. May mắn, có nguồn phổi hiến tặng từ một người cho chế.t não, tháng 4/2024, chị Hiền bước vào ca ghép phổi với nhiều hy vọng.
Bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thực hiện ca ghép tim – gan đồng thời đầu tiên thành công. Ảnh: Bống Vũ
Theo chia sẻ của các y bác sĩ BV Phổi Trung ương, để có được tạng để ghép phổi, cứu sống bệnh nhân Hiền đã khó, nhưng để bệnh nhân hồi phục được đến ngày ra viện là một sự “thần kỳ”. Theo các bác sĩ, đây là ca ghép phổi phức tạp nhất từ trước đến nay do bệnh nhân mắc bệnh hiếm, lại mắc thêm nhiều bệnh nền.
“Thành công của ca ghép phổi này cho thấy trình độ tay nghề của các y bác sĩ Việt Nam không thua kém các nước phát triển. Thời gian tới đây, y tế Việt Nam có thể chủ động hoàn toàn các quy trình trong ghép phổi như ở các nước phát triển”- TS. Đinh Văn Lượng – Giám đốc BV Phổi Trung ương nói.
Video đang HOT
Cách đây vài tháng, đêm 1/10/2024, các thầy thuố.c BV Hữu nghị Việt Đức đã bước vào thực hiện một ca ghép tạng đầy cân não; ghép đồng thời tim – gan trên cùng một người bệnh. Mặc dù đã có nhiều kinh nghiệm ghép tạng như tim, gan, thận, khí quản… nhưng đây là lần đầu tiên một ca ghép đồng thời cả hai tạng khó trên cùng một bệnh nhân rất nặng cũng khiến các ê-kíp chuyên gia của BV Hữu nghị Việt Đức đối mặt với nhiều rủi ro, áp lực về gây mê, hồi sức…
Thế nhưng bằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng về chuyên môn, nhân lực và quá trình làm chủ kỹ thuật cao trong y tế đã giúp các thầy thuố.c tự thực hiện thành công ca ghép. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử y học Việt Nam, các bác sĩ tiến hành thành công ca ghép tim – gan đồng thời trên một người bệnh đặc biệt ở giai đoạn nặng. Người bệnh may mắn này là anh Đinh Văn Hòa (41 tuổ.i) bị căn bệnh cơ tim giãn từ lâu khiến chức năng tim suy giảm theo thời gian kèm theo gan, thận và các tạng khác cùng suy giảm, làm cho sự sống của anh chỉ còn được tính theo ngày…
Theo TS. Dương Đức Hùng – Giám đốc BV Hữu nghị Việt Đức chia sẻ, số trường hợp ghép tim – gan ở giai đoạn cấp cứu trên thế giới không nhiều, tập trung chủ yếu ở các nước có nền y học và điều kiện kinh tế phát triển.
“Thành công của ca ghép này không chỉ thể hiện trình độ y bác sĩ Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn các kỹ thuật ghép tạng kể cả các trường hợp ghép đa phức tạp, nặng mà còn mang lại sức khỏe, sự sống cho người bệnh”- TS. Dương Đức Hùng nói.
Trước đó, tháng 8/2024, cũng các thầy thuố.c của BV Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công ca ghép khí quản từ đoạn khí quản của người cho chế.t não kết hợp với phẫu thuật tạo hình thực quản hẹp cho nam bệnh nhân Nguyễn Văn Ngọc. Đây cũng là ca bệnh hiếm gặp, phức tạp lần đầu tiên thành công tại Việt Nam.
Theo TS. Dương Đức Hùng cho tới thời điểm này, phẫu thuật ghép khí quản nói chung và phẫu thuật ghép đường thở nói riêng vẫn còn là một thách thức trong ngành Ngoại khoa và trong giới y học trên thế giới. Tuy nhiên với kết quả thành công của bệnh nhân này đã mở ra một viễn cảnh tươi sáng cho những bệnh nhân có tổn thương đoạn khí quản dài trên 6cm (do chấn thương, hẹp bẩm sinh hoặc u…) có thể phục hồi trở lại đường thở tốt nhất.
Cũng chính các thầy thuố.c BV Hữu nghị Việt Đức tháng 5/2024 đã tiến hành ca ghép gan “ngoạn mục” lần đầu tiên thành công. Đây cũng là lần đầu tiên hệ thống ghép tạng của Việt Nam tiến hành ghép tạng đối với bệnh nhân đã hôn mê, sự sống chỉ còn tính bằng giờ…
Là BV hạng đặc biệt của khu vực miền Trung, các bác sĩ BV Trung ương Huế đã không ngừng làm chủ nhiều kỹ thuật cao trong ghép tạng. Mới đây, từ trái tim hiến tặng của người cho chế.t não được vận chuyển từ BV Bạch Mai (Hà Nội) vào Huế, các bác sĩ của BV Trung ương Huế đã thực hiện thành công ca ghép tim xuyên Việt, xác lập kỷ lục với thời gian cấy ghép tim chỉ hơn 50 phút. Sau phẫu thuật 6 tiếng, bệnh nhân được rút ống nội khí quản với tình trạng huyết động ổn định…
Nhiều trẻ mắc bệnh hiểm nghèo được “tái sinh” nhờ ghép gan
Ghép gan tr.ẻ e.m là một trong những kỹ thuật khó bậc nhất của ghép tạng, đòi hỏi khắt khe về chuyên môn. Với 66 ca ghép gan cho tr.ẻ e.m, trong đó có 48 ca tự chủ hoàn toàn về kỹ thuật, BV Nhi Trung ương hiện là đơn vị có số ca ghép gan nhi nhiều nhất tại Việt Nam. Có nhiều ca bệnh lý phức tạp như: Ghép gan bất đồng nhóm má.u, bệnh lý di truyền, đặc biệt là ghép gan cho bệnh nhi có cân nặng thấp,… đã được thực hiện thành công.
Để tạo nên những dấu mốc trên là sự nỗ lực không ngừng nghỉ, vượt qua mọi khó khăn của các y bác sĩ của BV Nhi Trung ương, góp phần mang đến rất nhiều hy vọng sống cho tr.ẻ e.m mắc bệnh lý hiểm nghèo như: teo mật bẩm sinh, suy gan, ung thư gan…
Người bệnh ghép tim – gan tập phục hồi chức năng. Ảnh: VOV
PGS.TS. Phạm Duy Hiền – Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương cho biết, trong số các ca ghép tại BV, phần lớn là trẻ nhỏ. Bệnh nhi nhỏ tuổ.i nhất được phẫu thuật ghép gan tại BV là một bé 9 tháng tuổ.i, cùng với bệnh nhi có cân nặng thấp nhất (5,6kg) tới nay vẫn giữ kỷ lục là em bé được ghép gan có tuổ.i đời nhỏ nhất và cân nặng thấp nhất tại Việt Nam.
Do đặc điểm giải phẫu của các bệnh nhi còn chưa trưởng thành và hoàn thiện, cấu trúc mạch má.u của trẻ rất nhỏ và dễ sang chấn. Do đó kỹ thuật ghép gan cho trẻ không chỉ đòi hỏi trình độ và tay nghề của các phẫu thuật viên mà còn cần sự kiên trì và quyết tâm của các y bác sĩ.
Tại một cơ sở điều trị bệnh nhi của phía Nam là BV Nhi đồng 2, trong 1 tuần đã thực hiện thành công 3 ca ghép gan cho các trẻ mắc bệnh hiểm nghèo. Thành công này đã cơ hội duy nhất giúp cứu sống trẻ suy gan, xơ gan…
Tự hào chia sẻ thành tựu ghép tạng Việt Nam với bạn bè quốc tế
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khi đến thăm, động viên và tặng quà bệnh nhân ghép tim – gan đầu tiên tại Việt Nam thành công, đã đán.h giá cao các thầy thuố.c BV Hữu nghị Việt Đức. Theo Bộ trưởng, thành công của ca ghép này thêm khẳng định trình độ chuyên môn, tay nghề làm chủ kỹ thuật cao, khó trong ghép tạng của các y bác sĩ BV Hữu nghị Việt Đức. Thành công này đã không chỉ làm hồi sinh sự sống cho bệnh nhân mà còn mang đến hy vọng cho gia đình, dòng họ của người bệnh.
Người đứng đầu ngành Y tế cũng cho biết, trong nhiều chuyến đi công tác nước ngoài, Bộ trưởng đều chia sẻ với các bạn bè quốc tế về thành tựu ghép tạng của Việt Nam. “Các bạn bè quốc tế đều đán.h giá cao và ngạc nhiên trước sự phát triển của y học Việt Nam. Qua đây cũng khẳng định tay nghề, chuyên môn, trình độ của đội ngũ y bác sĩ Việt Nam trong đó y bác sĩ BV Hữu nghị Việt Đức là một trong những đơn vị hàng đầu” – Bộ trưởng Đào Hồng Lan bày tỏ.
Theo PGS.TS. Đồng Văn Hệ – Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, hiện nay Việt Nam đã thực hiện và làm chủ được hầu hết các kỹ thuật ghép các tạng trên người như: Ghép thận, ghép gan, ghép phổi, ghép tim, ghép tụy.
Xuân mới đã về, nụ cười, sức khỏe và sự hồi sinh ngoạn mục của những bệnh nhân sau ghép tạng là minh chứng rõ nhất cho thành công của chuyên ngành ghép tạng tại Việt Nam.
Thành công này có cả tâm, trí, lực của thầy thuố.c, có cả nghĩa cử cao đẹp, nhân ái của các gia đình đã hiến tặng mô tạng của người thân để cứu người…
Chính những nghĩa cử cao đẹp của các gia đình người hiến tạng đã làm nên con số kỷ lục về hiến tặng mô tạng từ người cho chế.t não ở nước ta năm 2024. Theo ghi nhận từ Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, số lượng ca chế.t não hiến mô tạng năm 2024 là 41 ca, góp phần làm tăng số tạng hiến từ người chế.t não trên bệnh nhân ghép (đạt tỷ lệ 10,49%). Đây cũng được coi là số kỷ lục của Việt Nam, vì trước đây, tỷ lệ tạng hiến từ người chế.t não khoảng từ 5 – 6%…
Mỗi tháng có 2 trẻ t.ử von.g do không được ghép gan
Số trẻ chờ ghép gan tại Bệnh viện Nhi đồng 2 lên đến hơn 100 bé nhưng nguồn tạng vô cùng khan hiếm.
Dù bệnh viện đã cố gắng tăng số ca ghép nhưng trung bình mỗi tháng có khoảng 2 bé t.ử von.g do suy gan giai đoạn cuối.
Chia sẻ thông tin với báo chí sáng nay (17/10), BSCK2 Nguyễn Hồng Vân Khánh - Phó khoa Gan Mật Tụy - Ghép gan, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) cho biết, kể từ khi được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện tự chủ ghép tạng, trong 3 năm 2021- 2024, có 28 ca ghép gan đã được thực hiện, trong khi 15 năm trước (2005 - 2020) bệnh viện chỉ triển khai được 13 ca.
Hiện nay, mỗi năm bệnh viện thực hiện trung bình 10-14 ca ghép gan, đặc biệt trong tuần cuối tháng 8, có 3 ca ghép được thực hiện liên tiếp.
Bệnh viện Nhi đồng 2 chia sẻ về các ca ghép tạng ngày 17/10. Ảnh: Bạch Dương
Theo TS.BS Trần Thanh Trí - Trưởng khoa Gan Mật Tụy - Ghép gan, 3 ca được thực hiện liên tục vào các ngày 26, 28 và 30/8. Các bé đều trong tình trạng xơ gan, teo ống mật, dù đã thực hiện phẫu thuật Kasai (dùng một đoạn ruột thế chỗ ống mật nối với rốn gan, giúp thoát mật được sản xuất từ gan) nhưng tình trạng vẫn rất nặng, chỉ ghép gan mới có cơ hội sống.
Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện liên tiếp 3 ca ghép gan trong một tuần. BS Trí cho biết, quá trình chuẩn bị phải rất đồng bộ, từ 2 phòng mổ, ê kíp phẫu thuật (khoảng 50 người/ca) đến cả quá trình hậu phẫu phức tạp và kéo dài.
"Mặc dù đã đẩy nhanh tốc độ nhưng hiện nay bệnh viện có khoảng 100 ca chờ ghép gan, 70 ca chờ ghép thận. Mỗi tháng trung bình có 2 bé t.ử von.g do suy gan giai đoạn cuối mà không có nguồn tạng để ghép" - bác sĩ Vân Khánh chia sẻ.
Một ca ghép gan tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh: BVCC
Theo BS Trần Thanh Trí, khó khăn lớn nhất chính là nguồn tạng rất khan hiếm. Hiện nay, nguồn gan và thận ghép cho trẻ chủ yếu do người thân trong gia đình hiến, nguồn tạng từ người cho chế.t não rất ít. Bệnh viện đã nhiều lần đề xuất người từ 11-18 tuổ.i chết não được hiến tạng nhưng do chưa được đưa vào luật nên không thực hiện được.
Hiện Bệnh viện Nhi đồng 2 là cơ sở duy nhất phía Nam triển khai ghép tạng cho tr.ẻ e.m. Chi phí một ca ghép gan tại bệnh viện sau khi trừ bảo hiểm y tế, dao động khoảng 300 - 500 triệu đồng.
Dự kiến trong tháng 11 tới, bệnh viện sẽ thực hiện tiếp 4 ca ghép gan.
Cuộc điện thoại tối muộn và ca ghép tạng đặc biệt được tập dượt 1 năm Cuộc điện thoại lúc tối muộn 18/12/2024 khiến bác sĩ Nguyễn Thu Hương (Bệnh viện Nhi Trung ương) khấp khởi nhưng không thể vui mừng ngay vì sợ lại hụt hẫng như bao lần... Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thu Hương là Trưởng khoa Thận và Lọc má.u. Đầu dây bên kia là Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia thông báo...