Việt Nam đang là ‘điểm nóng’ của blockchain
Cộng đồng blockchain Việt Nam dù mới trong giai đoạn đầu hình thành nhưng đang có nhiều thay đổi rõ rệt, một số dự án được quan tâm trên thế giới trong khi các nhà đầu tư cũng đang quan tâm đến thị trường tiềm năng này.
Blockchain có thể là khái niệm không rõ nghĩa với nhiều người, nhưng khi nhắc tới từ này thì gần như đều trả lời đã ít nhất một lần nghe qua và cũng có hình dung nhất định về công nghệ này khi gắn liền tới tiền mã hóa, Web3… Thực tế, cộng đồng blockchain tại Việt Nam đang phát triển với sự xuất hiện của nhiều startup, những dự án được cả giới đầu tư trong và ngoài nước quan tâm.
Blockchain không chỉ dừng ở câu chuyện của tiền mã hóa
Theo những khảo sát công bố gần đây, trong Top 200 công ty blockchain trên thế giới hiện có 5 – 7 doanh nghiệp do người Việt sáng lập. Có khoảng 10 startup của người Việt trong lĩnh vực này sở hữu vốn hóa trên 100 triệu USD, một số công ty khởi nghiệp được đầu tư hàng chục triệu USD từ các nhà đầu tư lớn nhỏ trên thế giới.
Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia nhanh nhạy với các công nghệ mới, trong khi lượng người sử dụng internet chiếm 73% dân số, tạo nên lợi thế trong việc thúc đẩy các xu hướng, trong đó có blockchain.
Video đang HOT
Trong khi nhiều người Việt biết tới blockchain thông qua tiền mã hóa, thì công nghệ này có thể được ứng dụng vào nhiều ngành nghề, sản phẩm khác nhau nhờ tính bảo mật và phi tập trung. Nền tảng này được xác định hữu dụng trong quá trình quản lý hàng hóa của ngành sản xuất, lưu trữ thông tin (ngành y tế) hay nghiệp vụ tài chính của mảng ngân hàng… Vì vậy, blockchain được nhiều chuyên gia đánh giá đang dần trở thành xu hướng công nghệ của tương lai.
Không chỉ nổi bật ở các số liệu báo cáo, Việt Nam đã chứng kiến sự ra mắt và tăng trưởng chóng mặt của một số dự án tốt, sáng giá trong Web3. Một số dự án được coi là thành công đã dẫn vòng vốn đầu tư mạo hiểm về cho các nhà phát triển của những đơn vị khác tại Việt Nam.
Anh Hồ Công Danh – CEO Công ty cổ phần Spac3ship – đơn vị chuyên đầu tư vào nền tảng blockchain nói: “Việt Nam không chỉ là quốc gia nổi bật về kỹ thuật tại Đông Nam Á mà còn là thị trường hàng đầu về mức độ sử dụng di động, internet. Nhờ đó, Việt Nam đang trở thành ‘điểm nóng’ cho sự phát triển của blockchain”.
Tuy vậy, có một thực tế rằng cộng đồng blockchain Việt Nam nói chung vẫn đang thiếu kiến thức về lĩnh vực này, và thiếu cả những dự án chất lượng để phát triển ổn định. “Thời gian qua đã có rất nhiều dự án ra mắt và cũng không ít ra đi, chung quy cũng vì thị trường này còn quá mới mẻ, và người dùng cũng vậy”, anh Danh nhận định. Chứng kiến những thay đổi đó, anh Công Danh cho rằng thị trường trong nước cần xây dựng những kênh cộng đồng có uy tín, giúp trang bị đủ kiến thức nền tảng để làm quen với lĩnh vực mới nhằm tránh những dự án lừa đảo.
Việc chia sẻ kiến thức blockchain thông qua các kênh cộng đồng sẽ giúp nhiều người tránh được các dự án lừa đảo
Lúc này, người dùng nói chung cần trang bị kiến thức đúng và đủ về blockchain để nâng cao nhận thức với các công nghệ mới, cần hiểu bản chất blockchain là gì, áp dụng nhằm giải quyết vấn đề nào, có giá trị ra sao.
Anh Hồ Công Danh cho biết thêm: “”Blockchain khá mới và phức tạp nên nếu học mà không thực hành thì sẽ khó để hiểu đủ sâu. Sự kết hợp giữa cộng đồng và nhà phát triển phải thật chặt chẽ bởi nhận thức người dùng càng cao thì sản phẩm cung ứng càng chất lượng và ngược lại. Dù Việt Nam đang nằm trong nhóm quốc gia phát triển về blockchain, phần lớn nhà phát triển nội dung lại chưa hoàn toàn hiểu rõ cách làm cho đúng”.
Giám đốc vận hành Nguyễn Đặng Quỳnh Anh của Spac3ship cũng cho biết công ty thừa hưởng hệ thống media đồ sộ của Yeah1 Group với hơn 40 triệu người dùng, vì vậy nên Spac3ship tập trung vào việc chuyển giao kiến thức blockchain đến tập người dùng này để xây dựng cộng đồng mới trong lĩnh vực blockchain, góp phần xóa bỏ ranh giới giữa người dùng truyền thống và người dùng blockchain.
Web3 có bình đẳng khi vẫn phải chịu kiểm duyệt từ Apple, Google?
Dù sinh ra để giảm bớt quyền lực và sự kiểm duyệt từ các "gã khổng lồ công nghệ', Web3 hay tiền mã hóa vẫn phải tuân theo quy định của Apple, Google trên kho ứng dụng di động.
Web3 ứng dụng công nghệ blockchain và được nhiều tên tuổi lớn trong ngành công nghệ ca tụng bởi khả năng chống kiểm duyệt nhờ tính phi tập trung. Điều này giúp giảm bớt quyền lực của các "ông lớn" trên interrnet như Google, Facebook, Twitter..., trao cho người dùng quyền kiểm soát dữ liệu, danh tính, số phận của chính họ trên môi trường mạng. Nhưng Web3 hay tiền mã hóa liệu có thực sự phi tập trung như cách người ta hình dung về nó?
Theo The Verge, tiền mã hóa vẫn vướng phải vấn đề lớn khi công nghệ này khá kén người dùng, ít nhất là với những người sử dụng internet thông thường. Do vậy, các dịch vụ tập trung hóa đã phát triển dành cho tập khách hàng không rành công nghệ như Coinbase, OpenSea, Metamask, VeVe hay Rarible. Trong khi đó, các ứng dụng thanh toán chính như Venmo, PayPay... bổ sung khả năng thanh toán tiền điện tử vào dịch vụ của mình. Bằng cách này, đại chúng có thể tiếp cận với tiền mã hóa nếu có nhu cầu. Những người đã rành rọt đương nhiên cũng sử dụng vì giao diện thân thiện và giúp bảo vệ họ khỏi các vụ lừa đảo.
Tính phi tập trung nhằm bình đẳng internet nhưng vẫn chịu sự kiểm duyệt của Apple, Google...
Nhưng người dùng sẽ cần lên kho ứng dụng của Google hay Apple để tải những phần mềm trên về máy di động cá nhân và sử dụng. Như vậy, các dịch vụ tập trung giúp người dùng tiếp cận tiền mã hóa đương nhiên phải nằm trên 2 kho phần mềm này. Và để xuất hiện tại đây, Apple lẫn Google sẽ bắt buộc nhà phát hành chấp thuận những yêu cầu mà họ đưa ra. Hiểu một cách đơn giản, hai tập đoàn này đang hình thành các điều khoản về nội dung cho Web3.
Trong một bài đăng của CEO Coinbase Brian Armstrong vào 4.2 vừa qua, ông khẳng định "Mọi ứng dụng muốn được xuất hiện trên kho ứng dụng của Apple hay Google đều phải thuận theo luật chơi của hai công ty này". Điều này đồng nghĩa bất kể điều gì được Apple, Google xác định nằm trong nội dung chính sách của họ, các công ty blockchain như Coinbase đều tuân theo. Nếu họ để ý tới nội dung nào và muốn đối tác xóa đi, Coinbase sẽ xóa. Công ty này theo đuổi chủ nghĩa thực dụng khi tránh các vấn đề không liên quan tới nhiệm vụ chính của doanh nghiệp - điều giúp hãng vẫn tồn tại trong khi nhiều đối thủ đã phải đóng cửa.
Chuyện Apple "nhào nặn" Web3 không phải suy diễn suông khi hãng từng nhiều lần tác động tới đối tác muốn xuất bản ứng dụng trên App Store nhằm giữ "lãnh địa" này trong tầm kiểm soát. Ví dụ, "táo khuyết" đã xử lý Parler - trang truyền thông xã hội vì kiểm duyệt không hiệu quả. Parler chỉ được quay lại App Store sau khi thay đổi hoạt động kiểm soát nội dung. Google, Amazon cũng làm điều tương tự. Hay như vụ lùm xùm giữa Apple và Epic Games liên quan tới chống độc quyền, công ty này không cho cửa hàng game Epic xuất hiện trong hệ sinh thái của mình vì nhiều lý do khác nhau. Thậm chí, "nhà táo" từng từ chối công cụ Goolge Search trên App Store hồi năm 2012 vì cho rằng "những ứng dụng thế này nên cho phép người dùng quyền lựa chọn bản đồ thay vì buộc sử dụng phiên bản độc quyền" bởi chưa đầy 4 tháng trước đó, hãng tung ra ứng dụng bản đồ của mình mang tên Apple Maps.
May mắn cho những người yêu thích tiền mã hóa là Apple tới nay vẫn có động thái khuyến khích khi cho phép một vài ứng dụng xuất hiện trên App Store. Nguyên nhân có thể bởi "táo khuyết" vẫn đang thu 30% phí hoa hồng từ giao dịch trong các sản phẩm kỹ thuật số trên kho ứng dụng của họ. Ví dụ, nếu một ai đó muốn mua sản phẩm NFT trong phần mềm bất kỳ ở App Store, Apple sẽ thu về tay 30% giá trị giao dịch bởi NFT rõ ràng là món hàng kỹ thuật số. Nhưng đồng thời hãng cũng có thể thay đổi bất kỳ lúc nào.
Như vậy, khi các nhà phát triển muốn đưa Web3, tiền mã hóa thành một công nghệ đại trà cho mọi người dùng trên thị trường thì Apple, Google hay Amazon là những hãng nắm đằng chuôi, điều phối thị trường này theo hướng họ muốn. Bởi bộ ba đang nắm giữ những kho ứng dụng di động lớn nhất thế giới, nơi các phần mềm muốn xuất hiện, được người dùng biết tới thì phải chấp thuận điều khoản họ đưa ra. Và dù người dùng có hào hứng với tương lai Web3 phi tập trung, tin vào một nền internet bình đẳng ra sao, thực tế công nghệ này vẫn tập trung vào tay các "gã khổng lồ công nghệ".
Tương lai blockchain sẽ ra sao khi xếp hạng Việt Nam theo Chỉ số chấp nhận tiền điện tử vượt mặt Mỹ, Trung Quốc? Theo dữ liệu về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu (GCAI) do Chainalysis thống kê từ 154 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam đứng đầu với số điểm tuyệt đối. Theo Chainalysis, công ty chuyên cung cấp dữ liệu nghiên cứu cho các cơ quan chính phủ, sàn giao dịch và các tổ chức tài chính tại hơn...