Việt Nam đã kiềm chế được tốc độ gia tăng của đại dịch AIDS
Qua 25 năm, phòng, chống HIV/ AIDS, Việt Nam đã kiềm chế được tốc độ gia tăng của đại dịch.
Sáng 29/11, tạ i Bắc Ninh, Bộ Y tế và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12).
Tại đây, Bộ Y tế khẳng định, năm nay là năm thứ 8 liên tiếp, Việt Nam đều giảm được số ca nhiễm mới HIV, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số ca tử vong do căn bệnh này.
Một điểm phát thuốc kháng virus ẢV
Qua 25 năm, phòng, chống HIV/AIDS, Việt Nam đã kiềm chế được tốc độ gia tăng của đại dịch này, tiến hành điều trị thuốc kháng virus ARV cho khoảng 100.000 bệnh nhân và là quốc gia đầu tiên của Khu vực Châu Á Thái Bình Dương hưởng ứng mục tiêu 90-90-90 của Liên hợp quốc.
Video đang HOT
Cụ thể là phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam có 90% số người biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị liên tục bằng thuốc kháng virus ARV và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virus ở mức thấp và ổn định, nhằm tiến tới kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.
Với thông điệp: hãy tự bảo vệ chính mình và có ý thức trách nhiệm, tình yêu thương trong việc bảo vệ sức khỏe cho những người xung quanh, Bộ Y tế kêu gọi mọi người hãy hành động ngay hôm nay để tạo sức mạnh của cả cộng đồng, đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS ra khỏi cuộc sống. Bởi lẽ, hiện nay công cuộc phòng chống căn bệnh này còn nhiều khó khăn, thách thức. Để đạt được các mục tiêu do Liên Hợp Quốc đề ra, cần sự tập trung nguồn lực, tăng cường đầu tư của Nhà nước và sự chung tay tích cực hơn nữa của toàn xã hội.
Ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết: “Chúng ta đều biết rất rõ, hiện nay các nguồn viện trợ cho Việt Nam phòng chống HIV/AIDS đang bị cắt giảm nhanh. Đến hết năm 2017 chưa có cam kết mới. Trong khi đó, mặc dù chúng ta đã nỗ lực huy động các nguồn lực tài chính trong nước nhưng e rằng vẫn có một khoảng trống rất lớn xảy ra. Bên cạnh đó, hiện nay mới chỉ có khoảng 30% số người điều trị ARV có thẻ bảo hiểm y tế. Chúng tôi mong rằng tỷ lệ này phải tăng lên để gánh vác chi phí điều trị ARV”.
Cũng tại lễ mít tinh, đại diện các tổ chức quốc tế và bộ ngành trung ương cũng cho biết, 27 năm qua, kể từ ngày Thế giới phòng, chống AIDS lần đầu tiên được tổ chức, đại dịch HIV/AIDS đã có nhiều thay đổi, hơn 16,8 triệu người trên toàn thế giới đã được cứu sống do được tiếp cận điều trị bằng thuốc ARV, số ca nhiễm mới HIV đã giảm 35% từ năm 2000, số trường hợp tử vong do AIDS cũng đã giảm 42% kể từ cao điểm năm 2004. Nhưng HIV/AIDS vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật đối với mỗi quốc gia.
Đến nay, toàn thế giới đã có 36,9 triệu người đang nhiễm HIV và gần 40 triệu người đã tử vong do AIDS. Sau 10 năm phát hiện bệnh nhân trên thế giới, từ năm 1990 đến nay, Việt Nam phát hiện khoảng 230.000 người nhiễm HIV và khoảng 85.000 người đã chết vì bệnh AIDS./.
Văn Hải
Theo_VOV
Xóa bỏ kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS
Một trong những nguyên nhân làm gia tăng dịch bệnh HIV/AIDS là sự kỳ thị, cấm đoán, phân biệt đối xử và cần phải xóa bỏ
Sáng 9/10, tại TP HCM, Bộ Y tế và Bộ Tư pháp ký kết Chương trình phối hợp trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS, hỗ trợ và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015-2020.
Cần xóa bỏ việc kỳ thị người có HIV.
Hai bên sẽ phối hợp nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý và theo dõi thi hành pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS; tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS và quyền được trợ giúp pháp lý của người nhiễm HIV bằng nhiều hình thức khác nhau, cho đội ngũ cán bộ và cộng đồng; triển khai xây dựng các mô hình hoạt động hỗ trợ pháp lý có hiệu quả cho những người nhiễm HIV. Việc ký kết sẽ tăng cường vận động các địa phương trên địa bàn thành phố tham gia cam kết hỗ trợ các chính sách liên quan kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
Theo Tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục Trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, một trong những nguyên nhân làm gia tăng dịch bệnh HIV/AIDS là sự kỳ thị, cấm đoán, phân biệt đối xử và cần phải xóa bỏ: "Phân biệt kỳ thị và phân biệt đối xử là rào cản rất lớn đối với công tác phòng chống HIV/AIDS.
Chính sự kỳ thị và phân biệt đối xử khiến cho người nhiễm HIV và những người có nguy cơ nhiễm HIV họ không tiếp cận được với các dịch vụ xét nghiệm để biết tình trạng nhiễm để điều trị sớm. Chính vì vậy họ không biết tình trạng nhiễm của mình để dự phòng cho người thân và cộng đồng.
Tình trạng điều trị muộn làm cho họ rút ngắn tuổi thọ và có rất nhiều bệnh tật nếu anh không điều trị sớm".
Tại TP HCM, trong vòng 6 tháng đầu năm nay, đã có 765 người nhiễm HIV mới, nâng tổng số người nhiễm HIV trên địa bàn lên gần 41 ngàn người. Trong đó, lây nhiễm HIV qua đường tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất với 49%./.
Kim Dung
Theo_VOV
Được minh oan sau 9 năm 'nhiễm' HIV Một người phụ nữ ở H.Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên vừa được xác định không nhiễm HIV sau hơn 9 năm bị kỳ thị. Chị An xúc động kể lại nỗi oan của mình trong hơn 9 năm bị cho là nhiễm HIV- Ảnh: V.N.K Trao đổi với Thanh Niên sáng 21.7, ông Nguyễn Khắc Toàn, Chủ tịch UBND xã Cẩm Xá, H.Mỹ...