Việt Nam có tỷ lệ lừa đảo thẻ thấp gần nhất thế giới
Tuy nhiên người dùng vẫn còn lo ngại với các hình thức thanh toán di động, đặt ra nhu cầu cần triển khai những tiêu chuẩn bảo mật mới.
Trong quãng thời gian 3 năm từ 2016-2018, Việt Nam có tỷ lệ lừa đảo bằng thẻ thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á, và thấp gần nhất thế giới. Tỷ lệ lừa đảo liên quan đến thẻ ở Việt Nam luôn thấp hơn trung bình khu vực và một số nước, vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Đài Loan, theo số liệu của Visa.
“Đây là kết quả từ nỗ lực của cả chính phủ Việt Nam và các đối tác của chúng tôi”, ông Joe Cunningham, phó chủ tịch cấp cao Quản lý rủi ro tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Visa cho biết.
Ông Joe Cunningham, phó chủ tịch cấp cao Quản lý rủi ro khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Visa tại sự kiện công bố lộ trình an toàn thanh toán của Visa cho Việt Nam.
Xét theo mặt bằng chung, khu vực Đông Nam Á cũng có tỷ lệ an toàn khi sử dụng thẻ khá cao, ngoại trừ một số nước đến giờ vẫn chưa chấp nhận tiêu chuẩn chip an toàn EMV. Tuy nhiên, đối với thanh toán trên di động thì người tiêu dùng vẫn chưa cảm thấy an tâm.
Theo khảo sát về thái độ người tiêu dùng do Visa thực hiện tháng 8/2017 tại 8 quốc gia Đông Nam Á, có tới 67% người dùng bày tỏ sự quan ngại về độ an toàn của thông tin cá nhân khi thanh toán bằng điện thoại.
Có lẽ đó là lý do thanh toán bằng tiền mặt, thẻ tín dụng, ghi nợ vẫn là thói quen tiêu dùng phổ biến nhất của người dùng Việt Nam. Tổng giá trị giao dịch được thực hiện bởi người tiêu dùng Việt Nam bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của Visa tăng 37%, trong khi đó số lượng giao dịch tăng 25% theo số liệu của Visa từ năm 2017 đến năm 2018. Thương mại điện tử nói riêng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ với tổng giá trị giao dịch bằng thẻ Visa là 40%.
Khi được hỏi về 3 mối lo ngại lớn nhất khi sử dụng điện thoại để thanh toán, người tiêu dùng Việt Nam liệt kê những trường hợp như mất điện thoại, điện thoại bị hack hoặc xâm nhập trái phép vào dữ liệu cá nhân, điện thoại bị nhiễm virus hay cài đặt phần mềm độc hại.
Video đang HOT
Các khía cạnh chính để đảm bảo bảo mật, an ninh khi thanh toán của Visa.
Để nâng cao tiêu chuẩn an toàn đối với mọi ngân hàng và đối tác, Visa đã xây dựng lộ trình an ninh thanh toán cho Việt Nam, nhằm áp dụng các tiêu chuẩn an toàn và bảo mật trong tương lai gần.
Cụ thể hơn, 4 khía cạnh bảo mật của Visa bao gồm: giảm giá trị dữ liệu, bảo mật dữ liệu, tăng quyền của người dùng và xử lý dựa trên nhiều dữ liệu hơn.
Lộ trình an ninh thanh toán sẽ được Visa áp dụng trước đối với các đơn vị thanh toán lớn. Dự kiến đến hết năm 2021, tất cả phương thức bảo mật tiêu chuẩn do Visa đề xuất đều sẽ được áp dụng.
“Việc áp dụng các tiêu chuẩn toàn cầu giúp cho các đơn vị dễ dàng triển khai, đảm bảo an toàn trong xử lý giao dịch và tối ưu hóa chi phí. Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật những tiêu chuẩn mới nhất của ngành cho lộ trình an ninh”, ông Joe Cunningham nói với Zing.vn.
Ông Cunningham cũng nhận định bên cạnh các ngân hàng, những sản phẩm fintech như ví điện tử, các dịch vụ thanh toán trên nền tảng di động cũng cần được bảo vệ và áp dụng các tiêu chuẩn bảo mật tương tự. Tại Việt Nam, Visa cũng sẽ hỗ trợ các công ty fintech nhằm đảm bảo an toàn thanh toán.
Theo Zing
Nhật Bản đối phó với tội phạm trên mạng
Trong khi số vụ phạm tội tại Nhật Bản giảm mạnh giai đoạn 2002 - 2007, từ 2,85 triệu vụ xuống còn 915.000 vụ, thì một sự thật đáng buồn khác lại đang diễn ra.
Đó là tỷ lệ tội phạm trên mạng gia tăng đến mức báo động, buộc các cơ quan chức năng phải đưa ra biện pháp ngăn chặn phù hợp.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ngày càng nguy hiểm
Theo thống kê của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản (NAP), số vụ lừa đảo qua mạng xã hội và các dịch vụ internet năm 2017 tăng gấp gần 4 lần so với năm 2013. Báo cáo cập nhật ngày 9/3 của NAP cho thấy, chỉ tính riêng năm 2018, số lượng trường hợp phạm tội qua mạng, gồm cả hành vi lừa đảo là 9.040 vụ.
Số vụ tấn công email có mục đích cũng tăng, lên 6.740. Đặc biệt, các nhà chức trách nhận thấy có sự gia tăng tội phạm sử dụng phương pháp mới là gửi email đính kèm file PDF khiến máy tính nhiễm độc và đánh cắp thông tin cá nhân hoặc doanh nghiệp.
Ước tính, những tổn thất do tội phạm qua mạng có thể lên đến 610 triệu USD. Điều đáng lo ngại hơn cả là con số phạm tội liên quan đến trẻ em đáng báo động. Có đến gần 2.000 trẻ em dưới 18 tuổi đã trở thành nạn nhân.
Lý giải cho tỷ lệ tội phạm mạng gia tăng mạnh năm vừa qua, đặc biệt là các vụ nạn nhân là trẻ em, các nhà phân tích cho rằng ngày nay, mọi người dân Nhật Bản đều có thể tiếp cận internet thường xuyên và dễ dàng. Theo thống kê, có đến 90% học sinh cấp 3, 60% học sinh cấp 2 sử dụng điện thoại thông minh.
Với quan điểm đề cao tính cá nhân, không gian riêng tư, phụ huynh Nhật Bản hiếm khi kiểm tra con mình truy cập, tiếp cận thông tin gì. Cũng do vấn đề quyền riêng tư, các vụ xâm hại trẻ em không được đăng tải cụ thể mà thường tổng hợp thành báo cáo mang tính số liệu của cơ quan chức năng. Điều đó phần nào không tạo được sự răn đe mạnh đối với hoạt động tội phạm nhằm vào giới trẻ qua mạng.
Báo cáo của NAP chỉ ra rằng, tội phạm mạng hiện nay tại Nhật Bản có 3 đặc điểm nguy hiểm: Ngày càng quy mô, tinh vi và có tổ chức. Tất cả tạo áp lực rất lớn lên việc bảo đảm an ninh mạng ở nước này.
Nỗ lực từ mọi phía
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, ngay từ năm 1998, Nhật Bản đã xây dựng chương trình cảnh sát mạng. Tính đến nay, trên toàn đất nước hoa anh đào, tất cả các đơn vị cấp tỉnh đều có phòng an ninh mạng chuyên đấu tranh với tội phạm trên internet. Cùng với sự gia tăng của loại hình tội phạm mới, chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe phải tăng cường nhân lực và tài chính cho lực lượng này.
Đặc biệt, để chuẩn bị cho hàng loạt sự kiện tầm cỡ thế giới do Nhật Bản đăng cai như: World Cup bóng bầu dục, Hội nghị G20, và nhất là Olympics 2020, xứ sở Phù Tang đang gấp rút đẩy mạnh bảo vệ an ninh mạng. Đầu tháng 2 vừa qua, Viện Công nghệ thông tin và truyền thông quốc gia Nhật Bản bắt đầu khảo sát vấn đề an ninh mạng của hàng trăm triệu thiết bị với sự đồng ý của nhà cung ứng dịch vụ internet. Cơ quan này tiến hành kiểm tra nhiều lỗ hổng tiềm ẩn trong các bộ định tuyến, webcam và hàng loạt thiết bị gia dụng kết nối mạng.
Ông Tsutomu Youshida, phát ngôn viên của Viện cho biết: "Nhiều sản phẩm như webcam dễ dàng bị tin tặc tấn công bởi cài mật khẩu quá đơn giản. Do đó, nhiều hình ảnh dễ bị phát tán mà chủ nhân không biết. Đợt khảo sát sẽ cho biết tỷ lệ các sản phẩm dễ bị tấn công mạng trong số 200 triệu thiết bị được kiểm tra". Dù không tiến hành kiểm tra các vật dụng cá nhân như smartphone, nhưng khảo sát có thể được áp dụng đối với các bộ định tuyến tại nhiều quán cà phê có cung ứng internet miễn phí cho người dùng di động.
Ngoài ra, các công ty lớn của Nhật Bản cũng chủ động hợp tác với cảnh sát để phòng ngừa tội phạm mạng. Điển hình như Rakuten, trang thương mại điện tử lớn nhất của đất nước mặt trời mọc đã ký thỏa thuận định kỳ trao đổi thông tin với Cục Cảnh sát để ngăn ngừa các hành động tấn công mạng, mua bán hàng bằng thẻ tín dụng ăn cắp hay đánh cắp thông tin cá nhân.
Tuy nhiên, cùng với các biện pháp ngăn chặn tội phạm mạng từ phía nhà chức trách, Nhật Bản cũng khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác và tự bảo vệ mình trước những hình thức lừa đảo trên không gian ảo.
Theo tài chính
Một thủ lĩnh của tiền mã hóa OneCoin bị bắt với cáo buộc lừa đảo đa cấp tới 3,7 tỷ USD Nếu bị buộc tội, những người đứng đầu của dự án tiền mã hóa này có thể phải đối mặt với án tù tới 85 năm. Thứ Tư tuần trước, các nhà chức trách đã bắt giữ một trong những lãnh đạo của dự án tiền mã hóa có tên OneCoin, với các cáo buộc cho rằng thực tế dự án này là...