Việt Nam có tiến sĩ đầu tiên về quần vợt
Bảo vệ thành công luận văn Tiến sĩ về công trình nghiên cứu ứng dụng một số phương tiện bổ trợ chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu ngành quần vợt, ông Trần Trọng Anh Tú đã trở thành tiến sĩ khoa học đầu tiên tại Việt Nam về các phương pháp ứng dụng thực hành của bộ môn thể thao này.
Là Trưởng Bộ môn quần vợt Trường Đại học TDTT TP HCM, đồng thời cũng là Phó ban chuyên môn của Liên đoàn Quần vợt Việt Nam, tháng 12/2017, ông Trần Trọng Anh Tú đã bảo vệ thành công đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng một số phương tiện bổ trợ chuyên môn trong hoàn thiện kỹ thuật cơ bản cho sinh viên chuyên sâu Quần vợt Trường Đại học TDTT TP HCM, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hiệp và TS Đặng Hà Việt.
Việc có thêm danh vị tiến sĩ khoa học cho các cán bộ quản lý thể thao là điều đáng mừng. Tuy vậy, giới chuyên môn cũng hy vọng các tiến sĩ sẽ có nhiều công trình mang tính ứng dụng, chứ không đơn thuần là những công trình mang tính lý thuyết suông và bảo vệ xong để đó.
Công trình nghiên cứu của ông Lý Đại Nghĩa cũng được đưa vào ứng dụng
Video đang HOT
Hiện tại, ngoài ông Trần Trọng Anh Tú, đề tài: “Nghiên cứu các đặc điểm chức năng sinh lý, tâm lý và tố chất thể lực của vận động viên đội tuyển Judo TP HCM” được ông Lý Đại Nghĩa bảo vệ thành công vào cuối năm 2017 cũng được đánh giá cao khi giúp Judo TP HCM đang dần khẳng định lại vị trí của mình sau nhiều năm ngủ quên.
Quang Liêm
Theo tiin.vn
Giáo sư Finn E. Kydland: Tôi chưa bao giờ cố gắng chỉ để đạt được giải Nobel!
"Thật ra, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tôi làm những công trình nghiên cứu này để nhận được giải thưởng Nobel. Theo tôi, nếu bắt đầu một sự nghiệp, một công trình nghiên cứu mà nghĩ rằng mình sẽ giành giải Nobel thì thật là ngờ nghệch. Bản thân tôi chưa bao giờ nghĩ là mình sẽ được nhận giải. Tôi chỉ cố gắng làm những điều mà mình muốn làm!" - Giáo sư Finn E. Kydland nói.
Sáng 14/5, Giáo sư Finn E. Kydland đã có buổi gặp mặt và cùng giao lưu trò chuyện với các cán bộ, giảng viên và sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế. Buổi trò chuyện thu hút gần 1.000 sinh viên tham dự.
Tại buổi trò chuyện, Giáo sư Finn E Kydland (được trao giải Nobel Kinh tế năm 2004) đã chia sẻ về cuộc đời của mình trước và sau khi nhận giải Nobel đồng thời chia sẻ về một số chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế. Ông cho rằng: "Chúng ta sinh ra là ai, xuất thân từ đâu không quan trọng, quan trọng là chúng ta đã làm được những gì và đạt được những gì!".
Giáo sư Finn E. Kydland giao lưu, trả lời những câu hỏi của sinh viên
Trước câu hỏi của sinh viên về những điều cần tìm hiểu trong lĩnh vực kinh tế để áp dụng vào thực tế. Giáo sư Finn E. Kydland chia sẻ: "Có rất nhiều điều cần phải tìm hiểu nếu bạn đam mê lĩnh vực kinh tế. Kinh tế và đời sống có mối quan hệ mật thiết. Chính điều này làm cho kinh tế trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống".
Sau buổi trò chuyện, GS Finn E. Kydland muốn nhắn nhủ với tất cả mọi người rằng: "Tôi không có bí quyết gì để đạt được giải Nobel. Chỉ là niềm đam mê, nỗ lực cố gắng cộng với một chút may mắn đã giúp tôi làm nên điều kì diệu. Chính vì vậy, chỉ cần mọi người cố gắng, nỗ lực làm những điều mình thích thì sẽ có ngày thành công!".
Một sinh viên đặt câu hỏi cho GS Finn E. Kydland.
Sinh viên chăm chú lắng nghe những chia sẻ của GS Finn E. Kydland.
Giáo sư Finn Erling Kydland sinh năm 1943, là nhà kinh tế học người Na Uy. Ông hiện là Giáo sư Kinh tế mang tên Henley tại Đại học California, Santa Barbara. Ông cũng giữ chức danh Giáo sư ưu tú mang tên Richard P. Simmons tại Trường Kinh tế Tepper thuộc Đại học Carnegie Mellon nơi ông nhận bằng tiến sĩ và một vị trí bán thời gian tại Trường kinh tế Na Uy (NHH). Kydland được trao giải Nobel Kinh tế năm 2004 (cùng với Edward C. Prescott) "cho những đóng góp của họ về kinh tế vĩ mô động: thời gian nhất quán của các chính sách kinh tế và động lực thúc đẩy chu trình kinh doanh".
Bạch Châu - Đại Dương
Theo Dân trí
Thành phố tốt nhất đối với sinh viên Các chuyên gia Anh thuộc công ty Quacquarellly Symonds mới đây đã công bố kết quả công trình nghiên cứu OS Best Student Cities Ranking nhằm xếp hạng những thành phố tốt nhất đối với sinh viên. Nằm trong diện nghiên cứu có 489 thành phố trên khắp thế giới. Thành phố London nước Anh. Đứng đầu bảng xếp hạng là London nước...